Bài của đệ tử Đại Pháp tại Đại Liên (một thành phố thuộc tỉnh Liêu Ninh)

[MINH HUỆ 09-09-2010] Cầm bút viết ra, cảm thấy xấu hổ bội phần, bởi vì tôi hiểu rằng những việc mình làm được còn kém rất xa so với các bạn đồng tu. Khi mới bắt đầu, bởi vì tôi làm chưa tốt, không muốn viết bài chia sẻ, nhưng mẹ tôi (cũng là đệ tử Đại Pháp) nhắc nhở, bất kể là hiểu được sâu hay là nông, đều nên viết ra cùng chia sẻ với mọi người, việc này cũng là một khâu quan trọng trợ Sư Chính Pháp, cũng là việc đệ tử Đại Pháp nên làm; vì vậy, tôi nghĩ mấy năm gần đây tiếp xúc xã hội, sau đó gặp phải ma nạn và nói một chút nhận thức của bản thân đã trải qua.

Bởi vì được ảnh hưởng của cha mẹ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, từ nhỏ cho đến lúc bắt đầu tu luyện Đại Pháp, là “tiểu đệ tử” Đại Pháp. Thời gian đó, tiếp xúc với hoàn cảnh còn tương đối đơn giản: Trong trường học đều là những cô cậu nhỏ giống như tôi, quan niệm hậu thiên không phức tạp lắm; trở về nhà, toàn bộ gia đình đều là đệ tử Đại Pháp, chúng tôi thường xuyên học Pháp và luyện công chung. Cũng thời điểm đó, cảm thấy mình rất dạt dào và rất vui vẻ.

Theo tuổi tăng lên, tôi đã lên Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, áp lực học hành cũng tương đối nặng, độ khó cũng thay đổi cao lên rất nhiều, tôi cố hết sức học rất nhiều. Nhưng lúc ấy tôi không ý thức được trước kia thành tích học tập tốt là bởi vì học Pháp nhiều, là Đại Pháp mở trí tuệ cho tôi; mà tôi cố chấp cho rằng nhờ tốn sức học, giống như thầy chủ nhiệm lớp nói “nỗ lực là chưa đủ”. Cho nên khi đó, tôi đã dùng nhiều thời gian để làm bài tập trong sách giáo khoa, làm mọt sách, mẹ nhắc nhở “học Pháp nhiều” nhưng tôi bỏ ngoài tai, liên tiếp buông lỏng cho đến khi học xong Phổ thông Trung học. Với lại thời gian này, bởi vì học Pháp ít, bản thân cũng dễ bị ảnh hưởng của những người thường xung quanh, đã tăng thêm không ít quan niệm và tâm chấp trước bất hảo: Tâm nghi ngờ, tâm tranh giành hiếu thắng, tâm so đo, tâm được – mất, tâm tự tư (ích kỉ), tâm hoan hỉ v.v.. Tâm tôi theo điểm số và bảng xếp hạng mà lúc lên lúc xuống, hoặc là buồn hoặc là vui, không giữ gìn sự an bình và tâm thái an hoà vào bất cứ lúc nào của người tu luyện. Cuối cùng trong kì thi Đại học, bởi vì được Sư Phụ từ bi an bài, điểm của tôi không cao hơn điểm chuẩn bao nhiêu, miễn cưỡng vào một trường Đại học hạng hai.

Có thể nói, bước vào Đại học là bắt đầu tiến vào một thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội người thường. Nhưng mẹ liên tục dặn dò, tôi bắt đầu coi trọng học Pháp, thời gian học Pháp so với trước kia có tăng thêm, nhưng so với thời gian làm việc người thường thì học Pháp vẫn còn ít lại thiếu. Sinh viên Đại học đều là thanh niên, đã hoàn toàn hình thành quan niệm nhân sinh, quan niệm giá trị cá nhân; hơn nữa đến từ trời Nam bể Bắc, hoàn cảnh rất phức tạp, thì dễ tạo thành ảnh hưởng cho con người. Tại Đại học, khắp nơi đều đòi hỏi thể hiện bản thân, “chào hàng” bản thân, có cá tính, ý nghĩ không chính thì dễ bị dính vào tâm hiển thị, tâm tranh đấu. Trong các loại hoạt động, tôi bắt đầu không tự giác và làm một số những việc khác người, để có thể khiến cho bản thân trổ hết tài năng trong đám người; tôi thích vẽ tranh, giúp đỡ bạn học vẽ pa -nô tuyên truyền, giúp đỡ phác họa cấu trúc bức tranh, không phải là nghiêm túc giúp đỡ, mà là để hiển thị bản thân mình có “năng lực”. Thường thường khi bạn bè hỏi ý kiến tôi về việc nào đó, tôi cũng hay bày tỏ ý kiến trung lập, chỉ sợ là sau đó xảy ra vấn đề gì, liên lụy thăng tiến của bản thân, sợ ảnh hưởng hình ảnh về tôi, đã biến thành khôn khéo rất nhiều. Mấy ngày trước có vinh dự đọc kinh văn mới «Giảng Pháp tại Pháp hội New York, năm 2010» của Sư Tôn, khi đọc có một câu giảng thế này:

“Cũng mong mọi người rằng đã qua nhiều năm tu luyện như vậy, là tăng cường trí huệ từ phương diện ‘chính’, chứ không phải thu hoạch quá nhiều về xử thế và vì con người.” «Giảng Pháp tại Pháp hội New York, năm 2010»

Lúc này tôi đột nhiên kinh sợ, những năm gần đây tôi hoàn toàn bị nhiễm những thứ bất hảo này trong xã hội người thường– nào là “tư”, nào là “cái tôi”, nào là “danh”, truy cầu không đúng là những thứ cặn bã mà người tu luyện cần vứt bỏ không? Tôi không vứt đi lại còn quấn vào thân!

Sau khi tốt nghiệp Đại học, những vấn đề mới theo nhau mà tới. Lúc tốt nghiệp, kinh tế thế giới đều sa sút, bạn học xung quanh hoặc là trốn tránh đi làm bằng cách học Thạc sĩ, hoặc là dựa vào mối quan hệ gia đình mà tìm được việc làm, tôi chính là tự thân bắt đầu tìm việc làm. Quá trình tìm việc làm cũng là lúc phát hiện và vứt bỏ các loại tâm chấp trước. Tóm tắt sơ qua lý lịch của tôi: Tôi thường thích tìm kiếm thanh danh tốt, công ty quy mô lớn hoặc là trường học thì gửi hồ sơ trước, một phương diện chẳng ngờ là tìm được đơn vị đãi ngộ quá kém và một chức vị quá vất vả, xa chỗ ở là không thể được, ngày nghỉ không cố định là không thể được, khác quá xa với chuyên ngành học của tôi là không được, không ở nội thành là không được…. Tóm lại là đủ loại kén chọn, hàng ngày gửi mấy bộ hồ sơ cũng tựa hồ như đá chìm đáy biển. Rất khó khăn để có cơ hội thử năng lực, thậm chí sau 1-2 tháng thì phát hiện chỗ ấy không như ý mình, lại bắt đầu bỏ và tìm chỗ khác. Tôi rất sốt ruột, cha mẹ cũng rất lo lắng: Tôi sốt ruột là bạn học đều có công việc rồi, tôi còn chưa, còn đòi hỏi gia đình tiền chi tiêu, làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình, vạn nhất bạn học biết được sẽ bị người ta cười nhạo; cha mẹ lo lắng là tôi quá sốc nổi, không biết từ trên Pháp lý và từ bản thân mình mà tìm nguyên nhân. Sau này cha mẹ nhắc nhở thường xuyên, tôi mới nghĩ đến nên tĩnh tâm xuống học Pháp, hướng nội để tìm. Sau nhiều lần hướng nội tâm tìm và lại tìm, tôi mới bừng tỉnh ngộ ra: Mặc dù tìm việc làm là một công việc của người thường, nhưng với tư cách một người tu luyện, mọi thời khắc bản thân đều xứng là đệ tử Đại Pháp, mỗi suy nghĩ đều cần dùng Pháp lý để suy xét. Trước khi tìm công việc yêu cầu trăm thứ, không phải là cầu an nhàn sao? Nào mệt, nào xa, không có nghỉ phép đều không được?! Khi gửi hồ sơ luôn gửi công ty lớn, công ty đãi ngộ tốt, tìm không được việc lại sợ người ta khinh thường, những điều này không phải cầu danh sao? Công việc hơi có khó khăn thì bỏ dở nửa chừng, này nào là “ngật khổ đương thành lạc” (“Coi khổ như hỷ lạc”- trích: «Khổ kỳ tâm chí», Hồng Ngâm I) nhỉ? Về sau tôi nghĩ thông suốt, khi tìm việc không cần pha lẫn tâm thái và cách nghĩ giống như người thường, cần dùng chính niệm mà làm, con đường Sư Phụ đều an bài tốt rồi, thuận theo tự nhiên, chỗ nào cần tôi nhất định là cần đệ tử Đại Pháp, chỗ nào cần giảng chân tướng, cho dù là hoàn cảnh nào, chỉ cần làm tốt “ba việc” đệ tử Đại Pháp cần làm, thì nhất định là chỗ ấy.

Bây giờ ngẫm lại những việc trên, bất kể là chấp trước điểm số, bảng xếp hạng, chấp trước người khác có “ấn tượng” về mình, hay là chấp trước vào công việc tốt, nguồn gốc của nó đều là đến từ cái “danh” đó, bởi vậy sinh ra rất nhiều tâm chấp trước: Vì danh, tôi cố chấp vào ý kiến của mình, bất luận là đúng hay sai, đều khăng khăng giữ suy nghĩ của mình, sản sinh ra tâm không nghe người khác nói; vì danh, tôi gặp phải người nào đó xuất sắc hơn so với tôi về một phương diện, thì âm thầm quyết tâm phải xuất sắc hơn so với họ, sinh ra tâm so đo, tâm tật đố; vì danh, trong khảo nghiệm tâm tính, vì một việc nhỏ mà tôi tính toán chi li, canh cánh trong lòng, không làm được từ bi và nhẫn. Trước đây tôi cho rằng đối với danh, lợi, tình đều coi rất nhạt nhẽo, đặc biệt là danh, tôi cảm thấy tôi chẳng hề muốn làm quan, không có một hứng thú với việc vượt hơn hẳn mọi người trong người thường, thế nhưng mãi đến bây giờ tôi mới phát hiện, “danh” không hề đơn giản giống như trong tưởng tượng của tôi, hình thức thể hiện của nó rất nhiều, cũng ẩn núp rất sâu, nếu như không học Pháp liên tục, hướng nội để tìm liên tục, tổng kết liên tục, cũng thật không dễ phát hiện. Cho nên, thật sự phải học Pháp nhiều, nghiêm túc học Pháp, thì mới có thể tìm được thiếu sót của mình, mới có thể thật sự dùng thân phận đệ tử Đại Pháp cứu độ thế nhân, trợ Sư chính Pháp, đi chân chính trên con đường trở về nhà của chúng ta.

Bởi vì tầng thứ có hạn, nếu có chỗ nào không thích đáng, kính mời các đồng tu từ bi góp ý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/9/230768.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/19/120891.html
Đăng ngày 31-10-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share