Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 18-06-2020] (Tiếp theo Phần 1 ) Ông Trương Chấn Vũ đã mua hàng chục cuốn Chuyển Pháp Luân và mang chúng đến các hiệu sách ở khắp huyện Hoa Liên. Ông nói với các chủ hiệu sách: “Xin vui lòng đặt những cuốn sách này ở nơi dễ thấy nhất trong cửa hàng của các vị. Các vị có thể giữ tiền bán được, nhưng vui lòng đặt thêm khi hết.” Thông qua những hiệu sách này, nhiều người đã biết đến Pháp Luân Đại Pháp, và một số chủ hiệu sách đã đọc cuốn sách này và bắt đầu tự tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Giúp người tàn tật học Pháp Luân Đại Pháp

Ông Chấn Vũ nhận được cuộc gọi từ một phụ nữ nói rằng cô muốn học Pháp Luân Đại Pháp. Ông Chấn Vũ liền mời người phụ nữ đến điểm luyện công tập thể, nhưng cô ấy nói điều đó không thuận tiện cho cô. Sau đó, ông Chấn Vũ nói ông và vợ sẽ đến nhà để hướng dẫn cho cô.

Đó là ngày trước khi một cơn bão được dự báo sẽ đổ bộ. Bất chấp cơn mưa lớn, ông Chấn Vũ và vợ vẫn lái xe đến nhà của người phụ nữ. Họ đợi ở cửa vì cô ấy đang kết thúc bài giảng piano cho một đứa trẻ. Ông Chấn Vũ nghĩ thật lạ khi người phụ nữ không cho họ vào mặc dù trời đang mưa. Sau khi đứa trẻ rời đi, người phụ nữ vẫy tay ra hiệu cho Chấn Vũ và vợ ông vào. Ông Chấn Vũ thậm chí còn ngạc nhiên hơn khi người phụ nữ không đứng dậy để thể hiện phép lịch sự với họ.

Ông Chấn Vũ nhớ lại, “Sau khi chúng tôi ngồi xuống, người phụ nữ trèo ra khỏi ghế bằng tay và ngồi xuống sàn nhà. Tôi chợt nhận ra cô ấy bị tàn tật và cảm thấy hổ thẹn vì có những suy nghĩ tiêu cực về cô. Tôi gần như đã khóc. Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi đã không nhìn nhận mọi thứ một cách từ bi như một người tu luyện nên làm.”

Sau khi hướng dẫn cô ấy các bài công pháp, ông Chấn Vũ và vợ nói rằng cô sẽ cải thiện nhanh chóng nếu cô có thể học Pháp và chia sẻ thể ngộ với nhóm học Pháp. Người phụ nữ nói không ai có thể đưa cô đến đó. Hóa ra chồng của cô cũng bị tàn tật.

Ông Chấn Vũ đã liên lạc với một số học viên khác và quyết định họ sẽ chở cô đến điểm luyện công và đưa cô về, mặc dù họ phải dậy vào lúc 3:30 sáng để đón cô, đặt xe lăn của cô vào ô tô, và sau đó vội vàng đi làm sau khi đưa cô về nhà.

Hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp qua truyền hình cáp

Ông Chấn Vũ kể: “Chúng tôi có mong muốn hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp trên khắp Hoa Liên, vì vậy chúng tôi đã tiếp cận ông Tạ, phó tổng giám đốc của Truyền hình cáp Hoa Liên.”

Khi ông Tạ hỏi ông Chấn Vũ về tổ chức của ông và khả năng tài chính, ông Chấn Vũ trả lời rằng họ không có tổ chức hoặc tiền nhưng ông sẽ cố gắng xoay sở tiền sau khi nhận được kinh phí dự trù.

Ông Tạ đưa mắt nhìn ông Chấn Vũ một lúc rồi rời phòng với điếu thuốc mà không nói gì. Khoảng 15 phút sau ông ấy quay lại và nói với ông Chấn Vũ: “Ông có biết phải tốn rất nhiều chi phí để phát sóng một chương trình không?” Ông Chấn Vũ trả lời, “Tôi biết, hãy nói cho tôi biết bao nhiêu, tôi sẽ trả.”

Ông Tạ hỏi: “Ông sẽ trả tiền từ tiền túi của ông à?”. Ông Chấn Vũ xác nhận: “Đúng vậy.”

“Tôi không thể tin được. Việc phát sóng các bộ phim về tôn giáo thường được các quỹ hoặc tổ chức tôn giáo trả tiền. Tôi biết một người trong quá khứ đã làm rất nhiều điều xấu. Sau khi theo tôn giáo và trở thành một người tốt, anh ấy đã kiếm được rất nhiều tiền. Anh ấy muốn làm những việc tốt để bù đắp cho những việc làm sai trái của mình, vậy nên anh ấy đã trả tiền để phát sóng chương trình về Phật A-di-đà của mình, theo đó tôi đã giúp anh ấy phát sóng chương trình đó. Nhưng ông lại hoàn toàn không phải như vậy. Mỗi tập phim có giá 100.000 tệ, và để phát sóng toàn bộ 30 tập sẽ tốn 3 triệu tệ. Tại sao ông muốn phát sóng nó?“

Ông Chấn Vũ bắt đầu giải thích về tu luyện cho ông Tạ, và những tác dụng to lớn đối với sức khỏe và sự cải thiện tâm tính mà Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho ông. Ông Tạ lại đi ra ngoài trong vài phút. Khi quay lại, ông ấy nói với ông Chấn Vũ, “Tôi sẽ giúp ông. Tôi chưa bao giờ gặp ai như ông. Mọi người làm việc trong xã hội vì tiền bạc và danh vọng. Nhiều người trong các tôn giáo muốn nổi tiếng hoặc muốn bù đắp tội lỗi của họ. Tôi thấy những người trong nhóm của ông rất thành thật. Ông sẵn sàng trả tiền để mang lại lợi ích cho người khác. Tôi tin ông. Tôi sẽ phát các chương trình của ông miễn phí.”

Sau khi được Sư phụ cho phép, trong 45 ngày liên tục, ông Chấn Vũ và các học viên địa phương đã phát các bài giảng của Sư phụ trên Truyền hình cáp Hoa Liên. Ông Tạ cũng phụ trách mạng cáp ở huyện Đài Đông. Ông ấy cũng phát các bài giảng và một số chương trình truyền hình về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Đông. Mấy năm sau, ông Chấn Vũ phát hiện rằng ông Tạ đã phải chịu áp lực từ cấp trên của mình trong việc tính phí cho những chương trình phát sóng này, nhưng ông vẫn kiên trì giúp đỡ họ.

Tham dự các buổi giảng Pháp của Sư phụ tại Đài Loan

Ngày 15 tháng 11 năm 1997, ông Chấn Vũ nhận được cuộc gọi từ ông Hồng Cát Hoằng, người điều phối của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan. Ông Hồng nói ông nên đến Đài Bắc để gặp một người quan trọng. Ông Chấn Vũ lên đường với mấy học viên địa phương. Trời đã khuya và họ không quen đường xá, nhưng một người lái xe khác họ gặp bên đường cũng tình cờ đi đến Trường Tiểu học Tam Hưng ở thành phố Đài Bắc và bảo họ đi theo xe của anh ta. Người lái xe đã dẫn họ đến nơi. Khi họ đến, bãi đậu xe đã chật kín ô tô.

Sư phụ đã giảng Pháp tại Trường Tiểu học Tam Hưng, thành phố Đài Bắc. Đó là lần đầu tiên ông Chấn Vũ được tận mắt nhìn thấy Sư phụ. Sư phụ rất tuấn tú và nhân từ. Ông Chấn Vũ đã đặt một câu hỏi về phụ thể là cáo và chồn như đề cập trong cuốn Chuyển Pháp Luân và tại sao lại không có những loài phụ thể khác như voi, rùa, hươu cao cổ hoặc cá vàng. Ông Chấn Vũ nhớ rằng Sư phụ nói là có, nhưng chỉ là không nhiều.

Trong các bài giảng sau này của Sư phụ tại Trường Trung học Nông nghiệp và Công nghiệp Vụ Phong, thành phố Đài Trung, ông Chấn Vũ nhớ rằng Sư phụ cũng đã đề cập rằng có rất nhiều phụ thể trong xã hội hiện đại suy đồi của Đài Loan, và chúng đã can nhiễu các môn tu luyện chân chính.

Hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp tới Đài Trung

Vài năm trước đó, ông Chấn Vũ đã làm việc tại trụ sở công ty của ông ở thành phố Đài Trung, và ông trở thành bạn tốt của ông Lại Sĩ Quân. Ông Sĩ Quân lúc đó không được khỏe và thường phải đến gặp bác sỹ sau giờ làm việc.

Năm 1997, ông Sĩ Quân và vợ ông là bà Gia Lâm đã đến Hoa Liên trong một chuyến công tác và ở nhà của ông Chấn Vũ. Trong lúc rảnh rỗi, bà Gia Lâm đã lấy cuốn Tinh tấn Yếu Chỉ để đọc. Bà ngạc nhiên rằng bà không thể hiểu cuốn sách nói về điều gì mặc dù bà có thể đọc từng ký tự. Bà Gia Lâm là một giáo viên có bằng Ngôn ngữ Trung Quốc. Bà thậm chí có thể đọc văn học Trung Quốc cổ đại. Bà kinh ngạc rằng bà không thể hiểu cuốn sách này.

Bà đã dành gần như cả đêm để hỏi ông Chấn Vũ và vợ ông là bà Lệ Khanh rất nhiều câu hỏi. Họ thậm chí đã thay đổi ngày về để có thể thảo luận xong về Pháp Luân Đại Pháp. Bà Gia Lâm cho biết: “Tôi không thể rời đi khi tôi chưa hiểu nó.”

Sau khi bà Gia Lâm về nhà, bà mở cuốn sách mà bà mang về từ Hoa Liên. Đột nhiên, bà nhận ra mình có thể hiểu được cuốn sách. Ông Sĩ Quân vẫn còn một chút mơ hồ, nhưng ông nghĩ rằng việc tu dưỡng bản thân là một ý kiến hay. Cả hai người họ đều bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi tu luyện một thời gian, ông Sĩ Quân đã rất ngạc nhiên khi thấy các vấn đề sức khỏe của mình đã biến mất. Ông đã mời mọi người đến nhà ông để tham gia các khóa học chín ngày của Pháp Luân Đại Pháp và chia sẻ thể ngộ.

Một nhóm phụ nữ tìm Đạo đắc được Pháp Luân Đại Pháp

Một nhóm bạn bao gồm Lâm Phượng Hoàn, Quách Minh An, Quách Cẩm Trị, Quách Cẩm Nga và Trầm Lệ Hà, lần lượt từng người một bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vào những năm 1970, những người phụ nữ khoảng 18 tuổi đến từ huyện Chương Hóa này đã bắt đầu tìm Đạo, họ quen biết lẫn nhau qua công việc và trở thành bạn thân. Họ coi nhau là chị em và thống nhất rằng bất cứ ai tìm được Đại Đạo sẽ nói cho những người còn lại biết.

Trong nhiều năm, những phụ nữ này đã theo các thầy khác nhau, nhưng sau đó nhận ra những vị thầy đó là vì tiền hoặc phụ nữ. Sau 20 năm tìm Đạo và bị lừa, bà Trầm Lệ Hà trở về quê hương Vân Lâm của bà. Lúc này bà đã ở tuổi trung niên và từ bỏ việc tìm kiếm. Bà chỉ muốn kiếm sống.

Bà Lâm Phượng Hoàn và những phụ nữ khác ở lại Hoa Liên và theo một vị thầy để tu luyện. Trong một lần tụ họp, bà Cẩm Nga nói với những người phụ nữ khác rằng bà Tuyết Hà đã gọi cho bà mấy lần, báo rằng bà ấy đã tìm thấy một môn tu luyện chân chính và mời mọi người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, môn tập cũng có lợi cho sức khỏe của họ.

Một người phụ nữ hỏi: “Chúng ta có nên đi không?”. Một phụ nữ khác trả lời: “Liệu có phải là một môn tu luyện vì tiền khác không? Tôi sẽ không theo nó trừ khi nó miễn phí.”

Bà Cẩm Nga giải thích rằng bà Tuyết Hà đã nói rõ với bà rằng Pháp Luân Đại Pháp là miễn phí. Họ quyết định thử. Bà Lệ Hà lái xe chở cả nhóm, và họ đi đến quận Phong Nguyên của Đài Trung.

Ngay khi họ nhìn thấy bà Tuyết Hà, họ nhận thấy khuôn mặt hốc hác trước đây của bà trông thật hồng hào. Bà Tuyết Hà không thể giấu được sự phấn khởi của mình. Bà nói với họ rằng sức khỏe và trạng thái tinh thần của bà đã được cải thiện như thế nào, và nhiệt tình giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người. Bà hướng dẫn họ cách luyện công và đưa cho họ cuốn Chuyển Pháp Luân duy nhất của bà cùng nhạc luyện công. Vì bà Phượng Hoàn sống xa Hoa Liên nhất nên họ để bà ấy đọc cuốn sách trước.

Trước khi họ rời đi, bà Tuyết Hà dặn họ nhiều lần: “Hãy tiếp tục tu luyện nhé!”. Thế nhưng, chỉ bà Phượng Hoàn là người duy nhất có thể kiên trì.

Bà Phượng Hoàn cho biết, “Sau khi đọc cuốn sách, tôi biết rằng đó chính là những gì tôi hằng tìm kiếm. Cuốn sách đã viết rất rõ về tu luyện.” Sáu tháng sau, bà tham gia một khóa học chín ngày và tham gia nhóm luyện công của ông Chấn Vũ.

Với sự khích lệ liên tục của bà Phượng Hoàn và bà Tuyết Hà, vào mùa hè năm 1998, bà Lệ Hà và những người còn lại đã đến Hoa Liên trong bốn ngày. Ông Chấn Vũ và vợ đã cùng xem các video bài giảng của Sư phụ Lý với những người phụ nữ này, đọc Chuyển Pháp Luân và luyện công cùng họ.

2f52c25b8512d96d6a4f2005e7dac99c.jpg

Bà Lâm Phượng Hoàn (hàng đầu tiên, ở giữa) và các bạn của bà trong một buổi học Pháp ở nhà ông Chấn Vũ​.

Bà Lệ Hà cho biết: “Sau khi xem các bài giảng của Sư phụ, tôi nhận ra đây chính là điều chúng tôi hằng tìm kiếm. Sư phụ đã giải thích cặn kẽ các khái niệm và mối quan hệ giữa tu luyện và tâm tính.”

Ông Chấn Vũ​ khích lệ những người phụ nữ này hồng truyền môn tu luyện tuyệt vời này đến nhiều người hơn.

Các điểm luyện công tập thể ở huyện Vân Lâm và Chương Hóa

Bà Lệ Hà rất hào hứng khi học Pháp Luân Đại Pháp và có nguyện vọng lớn là thành lập một điểm luyện công tập thể ở Vân Lâm. Ông Chấn Vũ​ đã đưa cho bà một biểu ngữ lớn và nhạc luyện công.

Hai ngày sau khi trở về nhà, bà Lệ Hà đã thành lập điểm luyện công tập thể đầu tiên ở huyện Vân Lâm trong khuôn viên Đại học Quốc gia Formosa.

Bà Cẩm Trị đã nói với anh trai Minh An của bà về những gì bà đã học được trong chuyến đi đến Hoa Liên. Ông Minh An từng học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp từ bà Tuyết Hà vào năm 1997, nhưng thời điểm đó ông mắc bệnh nặng và gặp khó khăn khi thực hiện các động tác, vậy nên ông đã không tiếp tục tu luyện. Sau khi nghe về kinh nghiệm của bà Cẩm Trị, ông nhận ra mình có thể đã bỏ lỡ một cơ hội vào năm 1997. Ông đã tiếp tục tu luyện và thành lập một điểm luyện công tập thể mới tại trường tiểu học Lục Đông ở Lộc Cảng, huyện Chương Hóa.

Ông Minh An tập trung tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đã trải qua những thay đổi lớn về sức khỏe. Một ngày nọ, ông cảm nhận rõ ràng một luồng năng lượng ấm áp trào lên từ sống lưng. Nó tiếp tục trong nhiều ngày. Khối u trên cột sống của ông trở nên mềm và màu sắc của nó chuyển từ đen sang đỏ. Cuối cùng, nó đã biến mất. Lưng của ông từng bị gù, nhưng nó đã thẳng trở lại!

Sau khi chứng kiến những thay đổi ở ông Minh An, vợ, con, chú và em họ của ông cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

(Hết)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/18/407772.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/8/185795.html

Đăng ngày 21-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share