Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 16-07-2019] Nhóm năm học viên chúng tôi thường cùng nhau học Pháp. Cả năm người đều đắc Pháp trước tháng 7 năm 1999 (thời điểm cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu) và đều làm lãnh đạo trong 4 ngành nghề khác nhau. Mặc dù thỉnh thoảng có xảy ra mâu thuẫn, nhưng chúng tôi đã tận dụng những lúc đó để tu luyện bản thân.

Ví dụ, tôi bị ảnh hưởng bởi văn hóa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thường nhìn vào điểm yếu của đồng tu thay vì khi đối diện với những thiếu sót của đồng tu mà tìm ra chấp trước, nhân tâm của bản thân và tu bỏ chúng. Tôi đã ngộ nhận rằng mình đang giúp đồng tu bằng cách thiện ý chỉ ra thiếu sót của họ, mà quên mất Pháp lý rằng cho dù là người thứ ba chứng kiến mâu thuẫn thì cũng phải hướng nội.

Đồng tu Hải (hóa danh) đảm nhận trọng trách mua nguyên liệu và sản xuất lịch giảng chân tướng. Tôi nghe nói rằng anh ấy đã nhận tiền từ một học viên khác và chất vấn anh ấy về điều này trước buổi học Pháp nhóm. Anh ấy nói với tôi rằng một học viên muốn phó xuất tiền để sản xuất lịch, nhưng anh ấy đã từ chối. Người học viên kia đặt tiền lên bàn và ngay lập tức rời đi. Khi gặp lại người học viên kia, anh ấy đã nghiêm túc yêu cầu học viên đó nhận lại tiền. Lời nói nghiêm túc này đã khiến học viên đó cảm thấy bị tổn thương. Khi những người khác biết chuyện, học viên này đã gây náo động trong nhóm học Pháp và cố gắng tìm ra người đã làm rò rỉ câu chuyện.

Tôi nghe nói nhiều người đã đến nhà đồng tu Hải để lấy lịch. Tôi lo lắng về sự an toàn của điểm sản xuất tài liệu và lo ngại rằng chúng tôi không nên để quá nhiều học viên biết nơi sản xuất tài liệu, đặc biệt là những người không tu khẩu tốt. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi văn hóa ĐCSTQ, tôi đã chất vấn anh ấy sau buổi học Pháp. Với giọng điệu ngang tàng, tôi chất vấn về số người đã đến chỗ anh ấy lấy tài liệu và họ là những ai. Đồng tu Hải không trả lời.

Đồng tu Minh (hóa danh) cũng có cá tính mạnh. Một lần anh ấy nói với chúng tôi rằng anh ấy nhận thấy một người khả nghi xung quanh khu chung cư của anh ấy và anh ấy đã theo dõi người đó. Khi nghe đến đây, tôi ngắt lời anh ấy và hỏi: “Tại sao anh lại theo dõi người ta? Có thể người ấy là một học viên đang chia sẻ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp thì sao. Việc của anh không phải là theo dõi người khác”. Minh đã bỏ đi trước khi tôi nói xong.

Minh đã không xuất hiện trong hai buổi học Pháp sau đó. Tôi đến thăm anh và anh ấy nói thẳng rằng tôi đã làm anh ấy bị tổn thương. Tôi vẫn không hiểu tại sao anh lại cảm thấy vậy. Anh ấy nói rằng những lời chỉ trích của tôi khiến anh ấy không nói nên lời. Tôi nhận ra rằng mình đã vô tình làm tổn thương anh ấy và ngay lập tức xin lỗi. Chúng tôi bắt đầu chia sẻ nhiều kinh nghiệm tu luyện. Anh ấy chỉ ra rằng tôi cũng làm tổn thương cảm xúc của đồng tu Hải. Tôi đã thành thật xin lỗi một lần nữa.

Sau đó tôi đã suy ngẫm về lý do tại sao những điều này lại xảy ra với tôi. Chia sẻ kinh nghiệm tu luyện là cách để các học viên đề cao. Tại sao tôi cứ tạo ra xung đột giữa các học viên và làm tổn thương cảm xúc của họ?

Tôi hiểu rằng bản thân không nên tập trung vào những việc cụ thể mà cần đề cao tâm tính khi những người khác chia sẻ trải nghiệm của họ. Trước khi đưa ra ý kiến, tôi nên nghĩ xem điều tôi muốn nói có ở trong Pháp hay không. Khi tôi nghe những chia sẻ của học viên khác, tôi nên suy xét xem liệu phản ứng của tôi có chiểu theo Pháp hay không.

Tôi cảm thấy rằng đồng tu Minh đã phản ứng thái quá nhưng tôi chưa bao giờ đặt mình vào vị trí của anh ấy. Việc tôi hỏi đồng tu Hải có vẻ có ý tốt, nhưng thực ra ngữ khí bất thiện, không có chút thiện tâm nào, giống như muốn vạch trần khuyết điểm của đồng tu Hải. Về vấn đề tiền bạc và quá nhiều người đến chỗ của đồng tu Hải, lẽ ra tôi nên nói chuyện riêng với anh ấy thay vì gây mâu thuẫn và ảnh hưởng đến các học viên khác một cách không cần thiết.

Khi tôi hướng nội, tôi ngộ ra được sự từ bi của Sư phụ. Ngài đã dùng mâu thuẫn này để giúp tôi nhận ra điểm thiếu sót và tâm hiển thị của bản thân. Trong tu luyện Đại Pháp không có chức vụ nào. Ai cũng đều là học viên. Tôi không nên hướng ngoại khi mâu thuẫn xảy ra và không nên dùng những ngôn từ mạnh mẽ hay giọng điệu lên lớp người khác.

Sư phụ giảng rằng:

“Tu luyện là tu tự mình. Có người chính là cứ mãi hướng ngoại nhìn, [nói] người này thế này không phù hợp Pháp, người kia thế kia không phù hợp Pháp. Khi thấy người ta không đúng, thì nói một chút một cách Thiện ý cho họ: Việc này phải chăng nên làm thế này nhé, chúng ta là người tu luyện, tôi nghĩ là họ có thể tiếp thụ”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

“Tu luyện bản thân là vị trí số 1. Người khác đều tu tốt cả rồi, chư vị giúp người khác tu tốt cả rồi, [còn] bản thân chư vị vẫn chưa tu tốt, thì có tác dụng gì chứ?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Đối chiếu bản thân với Pháp của Sư phụ, tôi cảm thấy xấu hổ vì bản thân đã không tu tốt, đã không nghe lời Sư phụ và hướng nội. Tôi nghiêm túc rút ra bài học sâu sắc này và luôn ghi nhớ bản thân là một đệ tử Đại Pháp trong quá trình tu luyện trong tương lai. Tôi phải trở về với bản ngã và loại bỏ mọi nhân tâm.

Như Sư phụ Lý giảng:

“Bản tính đã giác ngộ sẽ tự biết làm thế nào, ưu ái bảo hộ phía con người này của chư vị ấy là để chư vị có thể ngộ lên trong Pháp”. (Nói về Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi phải trân quý môi trường tu luyện này, làm tốt ba việc và chân chính thực tu trong giai đoạn chính Pháp cuối cùng này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/2/在学法小组中向内找-修炼自己-408087.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/31/186574.html

Đăng ngày 20-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share