Bài viết của Yến Tử, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-09-2020] Vào một ngày mấy tháng trước, khi cha tôi đi ngang qua một làng nọ, bỗng có một người đang đứng bên đường gọi ông lại, người ấy hỏi: “Anh là AA phải không? Cha ngạc nhiên nhìn bà ấy, căn bản ông không nhận ra bà. Bà ấy nói hơn 20 năm trước, bà gặp ông khi ông đang hồng dương Pháp Luân Đại Pháp ở làng của họ, bà còn nói đã trải qua hơn 20 năm rồi mà trông cha tôi chẳng thay đổi gì?

Cha tôi là một nông dân bình thường, năm nay 69 tuổi. Trong hơn 20 năm qua, cha luôn kiên định tu luyện Đại Pháp, và có rất nhiều câu chuyện xoay quanh hành trình tu luyện của ông. Hôm nay, tôi chỉ viết ra một vài chuyện về quá trình tu luyện trong một năm qua để chia sẻ với các đồng tu.

Từ trong Đại Pháp, cha tôi tu xuất được tinh thần lạc quan và thiện, khiến cho bất cứ ai gặp ông cũng cảm nhận được sự thân thiết và đáng kính.

Cha học Pháp rất nghiêm túc và chuyên chú, thỉnh thoảng cha dừng lại suy nghĩ một chút, để ông có thể khắc ghi Pháp trong tâm một cách vững chắc, và đối chiếu bản thân. Cha không bao giờ coi chuyện học Pháp là nhiệm vụ phải hoàn thành, đối với cha mà nói, tu luyện căn bản là vui vẻ và hạnh phúc.

Nhắc đến cha, đầu tiên tôi nhớ đến hai chữ “thực tu”. Cha tu luyện rất thiết thực, cha thường nói một câu cửa miệng như thế này: “Tu luyện, nhất định phải thực tu.” Cha nghiêm khắc chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” để yêu cầu bản thân, ông nói: Không thể học Pháp chỉ là học Pháp (suông), cuộc sống vẫn là cuộc sống, nên tất cả mọi chuyện trong cuộc sống đều phải dùng Pháp để đối chiếu, đều phải dùng Pháp để đo lường. Cha thường dùng hai câu Pháp của Sư phụ để cân nhắc và suy xét bản thân, một câu là: “tùy kỳ tự nhiên”, và một câu nữa là: “nghĩ cho người khác”. Mỗi khi xảy ra chuyện gì khiến mình không vui, ông đều dùng hai câu Pháp này đối chiếu bản thân.

Cha là một thợ tiện, nên trong nhà có máy tiện, hàn điện và nhiều công cụ làm việc khác. Dẫu là ai trong làng nhờ cha làm gì đó, cha luôn góp công rồi lại góp vật liệu và không bao giờ lấy tiền. Vào một buổi trưa mùa đông năm ngoái, khi cha đang nấu cơm, có một người trong làng mang một linh kiện đến hỏi cha liệu có thể giúp ông ấy gia công linh kiện ấy không? Vì ống nước trong nhà ông ấy bị hỏng. Cha vội tắt bếp lửa để kiểm tra linh kiện, vừa nhìn qua thì thấy máy tiện trong nhà không thể gia công linh kiện đó được, bèn nói rõ cho ông ấy biết nguyên nhân, nên ông ấy rời đi và nói sẽ tìm người khác xem thử.

Sau khi ông ấy đi rồi, cha nghĩ: “Trong cuộc sống này, mỗi chuyện mình gặp đều không phải là ngẫu nhiên, vì sao ông ấy đến tìm mình nhỉ? Mình đã nghĩ cho ông ấy chưa? Mặc dù máy tiện của mình không thể giúp ông ấy gia công, nhưng nói không chừng mình có thể dùng biện pháp khác để giúp ông ấy sửa nó, suy cho cùng thì mình có nhiều kinh nghiệm và đầy đủ thiết bị hơn những người khác.”

Ăn trưa xong, cha liền đi đến nhà ông ấy và nói rõ lý do mình đến. Ông ấy nói, vừa nãy đến tìm một thợ tiện khác trong làng, nhưng người ta không có nhà nên cũng đang lo lắng không biết làm sao. Cha nói: “Để tôi xem thử dùng biện pháp khác có thể sửa được không?” Cha đã sử dụng máy hàn và cắt bằng điện để giúp ông sửa chữa, cuối cùng còn thiếu một linh kiện. Ông ấy nói để mình đi mua, rồi đẩy xe đạp đi ra ngoài. Cha liền nói: “Trời lạnh như vậy, để tôi về nhà lái xe chở anh đi mua nhé.” Nhưng ông ấy liên tục nói không cần đâu, không cần đâu, để con dâu nhà ông đi mua là được rồi. Sau khi cô con dâu mua đem về, cha thoáng nhìn thì thấy linh kiện to quá, không phù hợp. Cô con dâu nói: “Người ta chỉ bán một loại này thôi ạ.” Cha lại dùng máy mài linh kiện đó từng chút một cho đến khi kích thước thu nhỏ lại phù hợp với thiết bị.

Cha ở trong sân nhà ấy sửa mất nửa ngày mới xong. Cả nhà họ đều rất cảm kích và nói: “Anh thật tốt quá, mùa đông lạnh cóng như vậy mà anh đã ở bên ngoài hết nửa ngày để giúp chúng tôi sửa chữa.”

Cha mỉm cười nói: “Vì tôi là người có tín ngưỡng! Sư phụ Đại Pháp muốn chúng tôi là người luôn nghĩ cho người khác dù ở bất cứ nơi đâu. Nếu không có Đại Pháp, tôi cũng không thể làm được như vậy, ai mà không biết trong nhà ấm áp dễ chịu, phải không? Gia đình anh nói xem, Pháp Luân Công có tốt hay không chứ?” Họ đều mỉm cười nói: “Tốt!”

Rồi cha lại giảng tỉ mỉ chân tướng Đại Pháp cho họ nghe, họ vui vẻ nói: “Hóa ra Pháp Luân Công tốt đến thế! Trước đây chỉ nghe trên tivi nói, bây giờ chúng tôi đã hiểu rồi.” Họ nhất mực muốn giữ cha lại dùng bữa tối nhưng cha đã lịch sự từ chối.

Trong sân nhà cha có ba giàn nho, thỉnh thoảng cha không biết phải cắt tỉa như thế nào, bèn đi đến nhà của một người chuyên trồng nho (gọi tắc là bác A) ở làng khác nhờ hướng dẫn, vậy là hai người họ trở thành bạn bè với nhau. Vào một ngày hai năm trước, bỗng nhiên có một trận gió lớn thổi bay cái lều to che chắn giàn nho của bác A. Nên bác A quyết định làm lại lều mới có kích thước nhỏ hơn một chút, vậy là bác ấy dư ra nhiều cây nho không có chỗ trồng. Bác gọi cha đến và nói: “Tôi trồng mấy cây nho này cũng có cảm tình với nó, đem tặng ai cũng thấy tiếc và không nỡ, nên nghĩ chi bằng tặng anh vậy, sân nhà anh rộng rãi như thế, anh trồng nhé, nếu không biết cách thì tôi chỉ anh.” Cha nghe xong cảm thấy khó lòng từ chối, ông nghĩ mấy cây nho này cũng là sinh mệnh, nên tùy kỳ tự nhiên thôi.

Người bạn A này thường đi ra huyện ngoài để học kỹ thuật trồng nho, nhưng bác ấy lại không có xe hơi, cũng không biết lái xe, nên hay nhờ cha lái xe chở đi. Vậy là cha cũng kết giao được với bạn bè của bác A ở huyện ngoài. Mùa đông năm ngoái, họ lại đi đến huyện đó, đến nhà B là bạn của bác A. Trời lạnh nên chân của vợ bác B đau nhức dữ dội. Cha nhìn thấy bác gái ấy khổ sở chịu đựng như vậy, nên nói với bác gái rằng có một bệnh viện ở huyện khác chuyên trị bệnh này (vì khi mẹ tôi còn sống đã từng đến khám ở bệnh viện đó). Nhưng nhà họ rất nghèo, lại không có xe hơi, tuổi tác cũng hơn 70 rồi, làm sao đi được đây? Họ chỉ lặng lẽ “ừ” một tiếng. Cha nói: “Sư phụ muốn tôi luôn nghĩ cho người khác dù ở bất cứ nơi đâu, nên tôi giúp người sẽ giúp đến cùng. Tôi lái xe chở anh chị đi nhé.” Họ đều cảm thấy rất bất ngờ và ngại ngùng không dám nhận lời. Ông nói tiếp: “Đi nhé, tôi dẫn anh chị đi cho biết đường.”

Cha liền lái xe chở bác A và hai vợ chồng bác B cùng đi đến bệnh viện đó. Chặng đường lái xe đi về cũng mất bốn giờ đồng hồ. Lúc trên đường, cha giảng cho họ chân tướng Đại Pháp: Rằng Đại Pháp mang lại hiệu quả chữa bệnh khỏe người rất kỳ diệu, Đại Pháp dạy người ta làm người tốt, đồng thời giảng rõ chân tướng một cách thấu đáo, toàn diện về việc Trung Cộng đã bức hại Pháp Luân Công và đệ tử Đại Pháp như thế nào. Vợ bác B là một tín đồ Phật giáo, bà nói: “Khi tôi về nhà sẽ thu dọn mấy món đồ đó vứt hết, tôi muốn học Pháp Luân Công.”

Hôm ấy, cha đưa họ về nhà xong thì trời cũng rất muộn. Sau đó, cha lại một mình đến nhà bác B mấy lần nữa để hướng dẫn vợ bác B động tác luyện công, đưa sách Đại Pháp, và dặn dò bác gái học Pháp là quan trọng hơn hết.

Bác sĩ ở bệnh viện yêu cầu vợ bác B cách năm ngày đến tái khám một lần. Cứ đến ngày tái khám thì cha lại lái xe đưa hai vợ chồng họ đi đến bệnh viện kiểm tra. Sau đó thì những bạn bè của bác B biết được việc này. Khi cha đi lần nữa, có khoảng 10 người bạn đến, và mọi người ăn trưa cùng nhau, cha đã giảng cho họ chân tướng Đại Pháp và lý do vì sao cần làm “tam thoái”. Giảng suốt đến buổi chiều, có người nghe minh bạch nói: “Anh mau thoái cho tôi nhé!” sợ rằng nếu muộn một giây thì không còn kịp nữa!

Khả năng biểu đạt của cha rất mạnh mẽ, lại thêm tu xuất được từ bi từ trong Đại Pháp, nên mọi người đều thích nghe cha nói.

Mỗi lần cha đưa bác B đến bệnh viện, đều có người lạ đến nghe cha giảng chân tướng, bác A bạn cha thường âm thầm phối hợp cùng ông. Buổi trưa ăn cơm xong, mọi người ngồi uống trà, bác A liền nói: “Anh này, bắt đầu giảng đi.” Vậy là mọi người đều yên tĩnh lại, nghe cha giảng chân tướng Đại Pháp.

Bác A minh chân tướng từ trước nên cũng đắc được phúc báo. Vào một đêm trong vài tháng trước, ở chỗ chúng tôi có một trận gió lớn cấp bảy thổi tung mọi thứ, phần lớn gian lều trồng nho của bác A cũng bị thổi bay đi. Sáng sớm hôm sau, cha điện thoại hỏi bác A: “Lều của anh tối qua có bị sao không?” Bác vui vẻ nói: “Tôi có Sư phụ bảo hộ, nên tất cả hoàn hảo không tổn thất gì cả!” Lúc này, bác A càng thêm tin tưởng Pháp Luân Đại Pháp hảo.

Mùa thu năm ngoái, cha trải qua một chuyện kinh tâm động phách, nhờ sự bảo hộ từ bi của Sư phụ mà cha đã giữ được mạng sống của mình.

Đúng vào mùa thu hoạch bận rộn, cha đi ra đồng gieo hạt cho nông dân. Cha làm việc rất thật tình, làm tốt lắm, nhưng lại thu phí ít nhất có thể, sau khi làm xong còn tặng cho mỗi người một tập san chân tướng. Vậy nên hàng năm có một số người chỉ đợi cha đến tư gia của họ gieo hạt, không muốn tìm người khác làm.

Một buổi sáng, khi cha đi gieo hạt cho người khác, khi sang đường và đi đến giữa đường thì xe máy kéo của cha bất ngờ rung lắc dữ dội, không điều khiển được tay lái và lao về phía mương bên đường với tốc độ cao nhất, con đường rộng sáu hoặc bảy mét, cũng là trục đường chính. Bình thường ở đây có đông đúc người đi bộ và xe cộ qua lại. Nhưng ngay giây phút đó thì trên đường chẳng có một ai. Ngay khi chiếc xe kéo lao xuống mương, niệm đầu của cha là: “Mau nhảy khỏi xe!” vậy là cha đã nhảy từ trên xe xuống, vừa khéo nhảy trúng ngay gò đất bên ngoài bồn hoa ven đường quốc lộ, nên không xảy ra thương tích nào cả.

Trong tâm cha cảm tạ sự bảo hộ của Sư phụ! Sau đó ông gọi điện thoại cho tôi, đầu tiên cha cười thật to: “Ha ha, cha gặp chuyện rồi.” Ngay cả giọng cười ha ha của cha cũng khá đặc biệt xưa giờ, bởi lẽ khi ông gặp bất cứ chuyện gì, dẫu lớn đến mấy cũng đều lạc quan vậy đó.

Tôi vội hỏi: “Chuyện gì vậy cha?”

Ông nói: “Cha lái xe máy kéo bị rơi xuống mương sâu hai mét.”

Nghe vậy tôi nóng ruột hỏi: “Cha có bị sao không?”

Ông nói: “Cha nhảy khỏi xe rồi!” Nghe đến đây tôi mới yên tâm.

Cha hỏi liệu chồng tôi có thời gian đến giúp ông kéo xe lên được không? Tôi điện thoại cho chồng mấy lần, nhưng lúc đó không thấy anh bắt máy, vậy nên cha gọi bác đến giúp. Bác thuê một chiếc xe cẩu để nâng máy kéo lên. Điều kỳ diệu là chỉ có đèn pha của máy kéo bị hỏng, còn mọi thứ khác vẫn ổn. Những người ở hiện trường và người ở trong làng biết chuyện này đều cảm thấy kinh ngạc và không tưởng tượng nổi. Bởi vì có một chú hàng xóm và hai người khác trong làng chúng tôi, tất cả đều bị tai nạn xe cộ ở nơi đó và chết liền tại chỗ. Chưa kể còn có người làng khác cũng gặp sự cố dẫn đến tử vong ở ngay khu vực đó, cho nên ai cũng gọi đoạn đường này là “tử lộ”.

Có người nói với cha rằng: “Trong mấy giây ngắn ngủi ấy, mười người là hết chín người không nghĩ ra được sẽ nhảy khỏi xe, bởi vì lúc đó đều sợ đến mụ mẫm, đầu óc trống rỗng! Chỉ có anh là nghĩ được như thế. Lại nói xe (mất điều khiển) chạy tốc độ rất nhanh như vậy, trong vài giây đó, mặc dù muốn nhảy khỏi xe nhưng cũng khó mà nhảy cho kịp, sao anh có thể nhảy xuống được vậy? Hơn nữa anh cũng lớn tuổi rồi, quả thật là không tưởng tượng nổi!”

Cha nói: “Nếu tôi nhảy xuống sớm nửa giây, có thể sẽ ngã xuống đường, biết đâu gân đứt xương gãy rồi, hoặc giả đối diện có một chiếc ô tô chạy qua cán chết rồi. Còn nếu tôi nhảy chậm nửa giây, có lẽ sẽ rơi xuống mương theo chiếc xe rồi, sống chết khó nói. Tai nạn này là đến để lấy mạng tôi, có thể đời trước, kiếp trước tôi đã nợ mạng người ta. Tất cả là nhờ Sư phụ Đại Pháp bảo hộ và ban cho tôi một sinh mạng mới!”

Kỳ thực điều đáng sợ hơn là: Nếu thời điểm đó có rất nhiều xe cộ qua lại trên đường, nếu cha tông vào một chiếc ô tô hoặc một người đi xe đạp điện, hoặc hàng loạt các vụ va chạm, thì hậu quả không thể tưởng tượng được. Một lần nữa, cha lại đích thân trải nghiệm sự siêu thường và thần kỳ của Đại Pháp, càng tín tâm kiên định hơn vào Đại Pháp, từ đó càng yêu cầu bản thân nghiêm khắc hơn nữa trong tu luyện.

Cha nói mình có nghiệp lực rất lớn ở chân, khi song bàn đả tọa được nửa giờ, thì từng thớ thịt trên chân như bị kéo căng cứng ra, đau thấu tim. Tuy nhiên ông cố gắng nhẫn hết mức và không bỏ chân xuống, đặc biệt đến 10 phút cuối cùng, mỗi một giây, một phút trôi qua thật sự là khó chịu đựng và khó nhẫn vô cùng! Lúc này cha nghĩ, nếu hôm xảy ra tai nạn máy kéo mà mất đi sinh mạng thì đâu còn cơ hội ngồi song bàn thế này? Cho nên mình phải “vui vẻ” chấp nhận 10 phút cuối cùng này. Do đó ông luôn có thể kiên trì đả tọa hết một giờ đồng hồ.

Cha có một câu nói mà tôi ấn tượng sâu sắc nhất là: “Nếu ai làm tôi không vui, tôi phải gặp mặt cảm ơn họ; nếu ai đặc biệt làm tôi không vui, tôi sẽ mời người ấy đi ăn cơm.”

Cha nói: “Tu luyện thật sự rất vui! Làm được thực tu thì bất cứ việc gì cũng hết sức thuận lợi.”

Kỳ thực, bình thường tôi và cha hiếm khi gặp nhau, bởi vì tôi còn có công việc, rồi hai con nhỏ, và một số hạng mục Đại Pháp, nếu không có chuyện gì đặc thù thì cũng không về nhà cha. Cho nên, tôi cũng không thể biết hết được những chuyện của cha. Tôi hỏi ông: “Trong năm qua, cha còn chuyện gì nữa không? Để con giúp cha viết ra nhé.”

Ông nói: “Cha không có gì để viết, mỗi ngày cha đều chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để làm ba việc một cách thiết thực nhất. Trong ngày, gặp phải chuyện gì cũng đối chiếu với Pháp, dùng Chân-Thiện-Nhẫn để đo lường, đề cao tâm tính bản thân, dẫu ở đâu hay làm gì đều nghĩ cho người khác trước. Tâm của bản thân mà không đề cao, không cải biến thì gọi đó là người tu luyện à? Đó mới là ngốc nhất.”

Cha lại nói: “Khi cha giảng chân tướng, cha luôn muốn giảng đến nơi đến chốn, để người ta thật sự hiểu được Đại Pháp là gì, để họ trở thành một kênh truyền thông sống.” Thật sự đúng như vậy, những người nghe ông giảng chân tướng, có người giơ tay tuyên thệ thoái đảng cộng sản trước Pháp tượng Sư phụ, thời gian lâu sau còn tìm ông trò chuyện, muốn hiểu về tình hình Chính Pháp mới nhất của Sư phụ; cũng có người minh bạch chân tướng rồi thì bước vào tu luyện Đại Pháp. Cha thích giảng chân tướng trực diện và đó cũng là sở trường của ông, cho dù ở trường hợp nào, có bao nhiêu người, thì ông đều mạnh dạn giảng. Tuy nhiên cha thường nói rằng: “Càng phải chú trọng thực tu, nếu bản thân tu luyện không tốt, thì mọi chuyện thực thi cũng không còn ý nghĩa lớn lao nữa.”

Từ tận sâu trong đáy lòng, con và cha xin cảm tạ ân cứu độ của Sư phụ từ bi vĩ đại! Trên con đường tu luyện, vô luận gặp phải bao nhiêu khảo nghiệm, thì chúng con vẫn kiên tu Đại Pháp đến cùng!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/2/父亲的修炼故事-409921.html

Đăng ngày 19-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share