Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Argentina

[MINH HUỆ 15-10-2019] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!

Tôi đắc Pháp năm 2003. Quá trình tôi đắc Pháp rất nhanh chóng. Lúc đó, tôi chỉ có một cuốn sách Chuyển Pháp Luân dịch sang tiếng Anh và video Chín bài giảng Pháp của Sư phụ.

Tới ngày thứ ba khi xem video bài giảng Pháp, cơ thể tôi đã được tịnh hóa và tôi lập tức bỏ rượu và thuốc lá. Ngoại hình của tôi thay đổi từ khuôn mặt đen đúa với đầy tư tưởng tiêu cực u ám đã trở nên chính diện và tràn đầy năng lượng tích cực. Khi đó, tất cả mọi người bất hảo xung quanh tôi dường như đều biến mất.

Mỗi ngày trong tâm tôi luôn có khát khao mạnh mẽ có thể làm mọi việc thật tốt. Đại Pháp đã ban cho tôi một cuộc đời mới và đã cứu vớt tôi khỏi vực thẳm mơ hồ của xã hội người thường. Tôi thực sự không biết mình sẽ ở đâu nếu không được Đại Pháp cứu độ.

Năm 2004, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức Pháp hội Quốc tế và tôi có cơ hội được gặp rất nhiều các đồng tu đến từ khắp nơi trên thế giới.

Để giảng chân tướng, chúng tôi đã mua một tấm bảng đen, in một số bức ảnh về môn tu luyện và cuộc bức hại. Tôi đã bắt đầu đề cao trên con đường tu luyện của mình.

Từ những ngày đầu, trang web Minh Huệ đã luôn là chỗ dựa tinh thần cho tôi. Hầu như ngày nào tôi cũng đọc đọc các bài chia sẻ trên trang web và học hỏi xem các đồng tu trên thế giới giảng chân tướng như thế nào. Tôi đã học hỏi được cách mà các học viên ở Trung Quốc vượt qua những khổ nạn và thử thách khó khăn hơn nhiều so với chúng ta. Những hiểu biết của họ về chân tướng Đại Pháp thực sự rất sâu sắc – điều này giúp tôi có nhận thức chuyên chú và rõ ràng hơn.

Năm đó, cựu Bí thư của ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào tới Argentina. Chúng tôi đã biểu tình ôn hòa với các biểu ngữ trước khách sạn Hilton. Một đám đông côn đồ Trung Quốc tấn công chúng tôi. Tôi được giao cầm một biểu ngữ Đại Pháp và bị bốn người Trung Quốc bao vây, họ đấm đá tôi hòng cố giật lấy tấm biểu ngữ. Tôi giữ chặt tấm biểu ngữ và bị đánh ngã xuống đất. Khi ngã xuống tôi chỉ cảm thấy âm thanh ồn ào của cú đánh nhưng không thấy đau – tôi ngộ rằng Sư phụ đang bảo hộ tôi. Họ không thể lấy được tấm biểu ngữ và bỏ chạy.

Suốt những năm đầu tu luyện, tôi đã không làm tốt việc hướng nội. Tôi thực sự không lý giải được nội hàm thâm sâu của điều đó.

Năm 2005 sau khi tốt nghiệp, tôi chuyển tới thành phố Buenos Aires và tham gia công tác ở mảng tiếng Tây Ban Nha của tờ báo Epoch Times. Giảng chân tướng là việc trọng yếu nhất vào thời điểm đó. Chúng tôi học Pháp, giảng chân tướng với mọi người chúng tôi gặp. Tuy nhiên, để giảng chân tướng tốt rất khó bởi vì chúng tôi chưa có lý giải sâu sắc về những sự việc xảy ra.

Tà ác ở các không gian khác ngăn trở con người nghe chân tướng hoặc khiến cho họ khó chấp nhận được những gì chúng ta nói. Nhiều người đã phản ứng như “Trung Quốc ở quá xa, không có quan hệ gì với chúng ta…” Nhưng nhờ có chính niệm và sự phối hợp tốt của các đồng tu, chúng tôi đã kiên định trước mọi khó khăn. Chúng tôi tiếp tục giảng chân tướng. Dần dần theo thời gian, chúng tôi hiểu rõ hơn sứ mệnh của mình. Nhờ có sự hướng dẫn của Sư phụ qua các bài kinh văn, đến nay tình thế đã hoàn toàn khác.

Nhận biết và tu bỏ chấp trước khi tham gia quảng bá Shen Yun

Shen Yun tới Argentina lần đầu tiên năm 2009. Quá trình quảng bá Shen Yun đã phơi bày tất cả các tâm chấp trước của tôi. Trong suốt quá trình chuẩn bị quảng bá Shen Yun, tôi cảm thấy bị phân biệt đối xử vì có quá ít đồng tu phát tờ giới thiệu. Hầu hết mọi người tham gia các buổi họp và dự thông cáo báo chí. Do tôi luôn nhìn xem người khác làm gì, tôi đã có rất nhiều mâu thuẫn với các đồng tu khác. Tôi đã cứng đầu và kiêu ngạo, không lắng nghe các ý kiến và hướng dẫn của người khác.

Vì một số đồng tu trẻ hơn tôi, nên tôi không tôn trọng họ. Điều này trái với những gì Sư phụ dạy chúng ta – bảo trì tâm khiêm tốn và khoan dung.

Tôi nhớ có một năm quảng bá Shen Yun, do có một đồng tu cứ liên tục phê bình tôi, tôi đã từng có ý nghĩ muốn đánh nhau với anh ấy. Lần khác, một đồng tu đã gọi điện cho tôi và đề xuất việc mang đồ ăn trưa tới sớm hơn chút, nhưng tôi quá tự phụ và cho rằng ý kiến của mình tốt hơn, rồi tôi tắt máy điện thoại. Cuối cùng, kết quả ý kiến của tôi hóa ra lại quá tệ bởi vì ùn tắc giao thông, chúng tôi phải để xe ở trên phố và đi bộ mang đồ ăn. Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ. Mỗi khi nhớ lại sự việc này, tôi đều muốn nói lời xin lỗi Sư phụ.

Tôi nhớ lần quảng bá Shen Yun một năm khác, khi chúng tôi ở một quầy phát tờ giới thiệu chương trình thì có một đồng tu nói: “Trông bạn không được ổn lắm, nét mặt bạn thể hiện rõ điều đó.” Tôi vô cùng tức giận, nhưng may là tôi đã không mất bình tĩnh. Giờ tôi nhận ra mình đã không gắn việc chứng thực Pháp với đề cao tâm tính bản thân. Nếu tôi không có quan niệm người thường, tôi sẽ không tức giận người khác. Tại sao tôi giận với lời nhận xét đó? Chẳng phải chính sự giận dữ đã nói lên rằng tôi sai?

Tôi ngộ ra rằng mình đã lặp lại sai lầm tương tự thế khi người khác chỉ ra điều gì đó về bản thân tôi. Tôi cảm thấy như họ tấn công, phán xét hay bất công với tôi. Đó đều là những cảm xúc và chấp trước người thường.

Là một người tu luyện, tôi nhận thức một cách lý tính rằng những chấp trước đó mình cần phải loại bỏ đi hết. Không có ai tấn công tôi; cũng không có ai muốn làm tôi cảm thấy tồi tệ. Họ đều là đồng tu của tôi, họ nhìn thấy thiếu sót ở tôi và đang cố gắng giúp tôi đề cao tâm tính. Muốn là người tu luyện hay là người thường, việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào lựa chọn của tôi.

Giờ đây tôi đã thay đổi. Sư phụ đã dạy chúng ta cần lắng nghe được cả những lời chỉ trích, hướng nội và phối hợp vô điều kiện. Nếu chúng ta không đề cao tâm tính, tống khứ các tâm chấp trước và tất cả các chủng loại tư tưởng tiêu cực khác, chúng ta không thể làm tốt được ba việc. Nhưng tôi đã mất rất nhiều năm mới hiểu được Pháp lý này, và cũng mất rất nhiều năm mới hành xử đúng theo Pháp lý được.

Sư phụ giảng:

“Con người phải qua thực tế mà thật sự ‘ma luyện’ bản thân mới có thể đề cao lên.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Shen Yun tiếp tục tới Argentina nhiều năm sau và trải qua những năm ma luyện đó, tâm tính tôi đã được đề cao. Tất cả những gì tôi làm thuận theo chấp trước, không lý giải được tu luyện trong giai đoạn Chính Pháp, nhất mực bảo vệ ý kiến mình là đúng, cố gắng chứng thực bản thân thay vì chứng thực Pháp – cuối cùng tôi đã nhận được ra và tu bỏ chúng đi.

Những tháng quảng bá Shen Yun quả không dễ dàng. Tôi thường đi ngủ lúc gần sáng bởi vì có quá nhiều việc phải làm. Chúng tôi cần chuẩn bị bữa tối cho các diễn viên và dọn dẹp sau đó. Nhưng sáng tôi vẫn thức dậy sớm vì tôi cần học Pháp, tiếp tục quảng bá Shen Yun rồi làm các công việc hàng ngày. Cho dù mệt thế nào, tôi luôn hạnh phúc được làm người tu luyện.

Trân quý môi trường tu luyện

Sau khi làm việc chín năm trong công ty người thường, một đồng tu đã mời tôi tham gia một hạng mục công tác cùng các đồng tu, nếu tham gia tôi sẽ có một môi trường tu luyện tốt hơn, cũng như có nhiều thời gian hồng truyền Đại Pháp và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Đây là một quyết định khó khăn bởi công việc người thường của tôi khá nhàn. Mỗi năm tôi có gần một tháng nghỉ phép và tôi đã làm ở đó nhiều năm nên tôi cũng có những quyền lợi nhất định. Nhưng điều đó không khiến tôi nghĩ nhiều, và tôi đã quyết định tham gia hạng mục.

Và cũng rất nhanh chóng tôi bắt đầu bị chỉ trích, bị mất mặt trước mọi người. Hầu như mỗi cuộc họp tôi đều bị chỉ ra vấn đề. Đương nhiên, những việc đó đều có lý do, vì tôi làm không tốt ở rất nhiều phương diện, tôi lười nhác, giảo hoạt, càu nhàu, nói dối. Hầu hết ở mỗi buổi họp khi mọi người nêu ra những vấn đề này, tôi đều chối bỏ tất cả. Thay vì hướng nội, tôi lại một lần nữa nhìn vào người khác, tôi cho rằng tất cả họ đều làm sai nên không có quyền chỉ trích mình.

Ngoài ra, khi làm việc với các đồng tu, tôi còn ghi hình những gì họ làm. Tâm thái giảo hoạt này là vỏ bọc cho bảo vệ bản thân, đề phòng khi ai đó nói gì về tôi, tôi có thể bảo vệ phía con người mình khỏi bị tổn thương.

Sư phụ giảng:

“Một cá nhân trong [quá trình] tu luyện sẽ có rất nhiều quan cần phải vượt qua; nguyên nhân tạo ra [như vậy] là vì từ khi sinh ra làm người trở đi chính là đã liên tục sản sinh các loại các dạng quan niệm đối với nhận thức xã hội nhân loại, từ đó sản sinh những chấp trước. Bởi vì xã hội nhân loại là một thế giới mà khổ nạn và hưởng thụ lợi ích cùng có, [nên] cuộc đời con người ta có rất nhiều khổ nạn, bất kể chư vị có nhiều tiền đến mấy, [thuộc về] giai tầng xã hội nào đi nữa. Vì thống khổ làm con người khó chịu, từ đó con người, dù tự nhận ra hay không tự nhận ra, đều sẽ đối kháng với khổ nạn; mục đích là mong muốn được sống hạnh phúc hơn một chút; vậy nên khi truy cầu hạnh phúc, con người sẽ hình thành [ý tưởng] làm sao cho bản thân không phải chịu thiệt thòi, sống tốt ra sao, thế nào mới có thể vươn lên hàng đầu ‘công thành danh toại’ trong xã hội này, làm sao để hưởng thụ được nhiều, làm sao để trở thành kẻ mạnh hơn, v.v. Vì thế, cùng với lúc có được một số kinh nghiệm, thì cũng hình thành những quan niệm nhân sinh; kinh nghiệm qua thực tế lại còn khiến quan niệm trở nên ngoan cố hơn.” (Càng về cuối càng tinh tấn)

“Quá khứ khi giảng Pháp tôi từng giảng một Đạo Lý, ví như trong văn hoá của tà đảng Trung Cộng có nói rằng: khi bảo người khác làm tốt thì trước tiên mình phải làm tốt; như thế khi có người làm điều xấu, bị người ta chỉ ra bèn nói: ông làm còn chưa tốt thì ông đừng có quản tôi, ông muốn quản tôi thì trước hết ông làm tốt đi đã.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc 2005)

Có một thời điểm, tôi không thể nghe nổi chỉ trích. Tất cả dường như đã vượt quá giới hạn của tôi. Tình huống dường như vô dùng bất lợi với tôi và những lời nhận xét lại quá sắc bén, nặng nề. Tôi tức giận và bỏ việc. Khi về nhà, tôi cảm thấy có điều gì đó không đúng. Trong tâm tôi cho rằng mình đã phải chịu đựng quá nhiều. Khi học Pháp, một đoạn Pháp của Sư phụ đã chỉ ra cho tôi vấn đề để giúp tôi đề cao tâm tính.

Sư phụ giảng:

“Thế nên tôi từng giảng rằng, các đệ tử Đại Pháp đã là một người tu luyện, nhìn vấn đề nên là phản đảo [so với] người thường. Có người cảm thấy gặp phải việc không vui bèn không vui, thế chư vị chẳng phải là con người rồi? Có gì khác đâu? Khi gặp việc không vui, chính là lúc chư vị tu luyện bản thân mình, lúc tu tâm. Trong tôn giáo quá khứ chẳng phải giảng ‘hướng nội tu tâm’ hay sao? Chư vị đừng nghe những người ngày nay giảng, họ không nhất định biết được ý nghĩa chân chính là gì. Hãy tu bản thân chư vị một cách chân chính, gặp mâu thuẫn, gặp vấn đề thì xem bản thân mình sai ở đâu, mình nên đối đãi thế nào, hãy dùng Pháp để đo lường. Mọi người thử nghĩ xem, đó chẳng phải chính là tu luyện sao? Dù chư vị xuất gia cũng vậy, mà tại gia tu cũng vậy, người thường có thể làm như thế chăng? Không thể, chư vị chẳng phải đang tu chính mình? Gặp việc không vui, gặp việc khiến chư vị tức giận, gặp lúc lợi ích cá nhân hoặc ‘cái tôi’ bị va chạm, chư vị có thể nhìn vào trong, tu bản thân mình, tìm chỗ sơ sót của mình, trong mâu thuẫn chư vị không lầm lỗi thì cũng có thể thế này: ‘A, mình minh bạch rồi, mình nhất định chỗ nào đó chưa tốt, mà thật sự không sai, thì có thể là nợ nghiệp trước đây, mình sẽ làm nó cho tốt, cái gì cần hoàn trả thì trả’. Liên tục gặp vấn đề như thế, liên tục gặp những việc như thế, liên tục tu bản thân chư vị. Vậy thì nếu xét vấn đề như người tu luyện, lấy chính Lý tu bản thân, chư vị gặp phải việc không vui nơi người thường thì chẳng phải đó là chuyện tốt? Chư vị nếu muốn tu luyện, chư vị nếu muốn thoát khỏi tam giới, chư vị nếu muốn trở về chỗ nguyên lai ban đầu của chư vị, chư vị nếu muốn cứu độ chúng sinh ở thế giới chư vị, chư vị nếu quả thực là trợ Sư Chính Pháp, thì đó chẳng phải cung cấp thuận tiện cho chư vị, đó chẳng phải là để chư vị tu luyện bản thân một cách chân chính ư? Những việc bất hảo chư vị gặp phải ấy chẳng phải là để trải đường cho chư vị? Vì sao chư vị không vui?” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại Pháp Hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Sau khi đọc đoạn Pháp này, tôi biết rằng mình đã sai. Tôi bắt đầu học thuộc đoạn Pháp này với hy vọng giúp bình tâm lại. Các đồng đã cho tôi một cơ hội khác và tôi trở lại làm việc với nhóm. Tôi cảm thấy đó là một bước ngoặt bởi tôi đã trở nên bình tĩnh hơn khi bị chỉ trích và cuối cùng đã có thể buông tâm khi đối mặt chỉ trích. Giờ tôi nhận ra mình có thể học Pháp, giảng chân tướng và phát chính niệm, nhưng tâm tôi vẫn không có chuyển biến cơ bản khi người khác chỉ ra vấn đề của mình, đó không phải là thực tu.

Sư phụ giảng:

“Mỗi một quan, mỗi một nạn đều có tồn tại vấn đề tu lên trên hoặc rớt lại xuống.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thấy rằng mình có chấp trước vào tự ngã. Đó là một nhân tố cản trở tu luyện của tôi. Cái tự phụ này khiến chúng ta bảo vệ các quan niệm người thường về giá trị quan và thành công. Một số người tu luyện không thể quên được những gì họ làm trước đây và cho rằng bản thân rất có năng lực. Khi ai đó chỉ ra lỗi của họ, họ không thể chấp nhận nó bởi vì họ không vứt bỏ được những thành công của mình trong quá khứ. Nhưng thành tựu thực sự chỉ có được sau khi vứt bỏ các chấp trước trong tu luyện, sinh tâm từ bi với chúng sinh, và chúng ta toàn tâm toàn ý trợ Sư chính Pháp.

Được ở trong môi trường các đồng tu, đo lường bản thân theo tiêu chuẩn của Pháp, tôi đã đề cao tâm tính và khác với tôi trước đây.

Dĩ nhiên, tôi còn gặp phải đủ loại khảo nghiệm và dường như tôi vẫn còn xa mới đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn. Ba năm ở trong môi trường tu luyện giúp tôi đề cao hơn rất nhiều so với chín năm làm ở công ty người thường. Tôi không còn ôm giữ các chấp trước nữa mà đã biết cách buông bỏ chúng.

Kết luận

Dù đã tu luyện 16 năm, nhưng chỉ từ 3-4 năm lại đây tôi mới lý giải được một phần nhỏ về cơ điểm của tu luyện. Pháp cao tầng thực sự cao hơn nhiều so với pháp lý của người thường và ‘hướng nội’ chính là một Pháp bảo. Tôi nghĩ rằng trước đây tôi chưa làm được, ít nhất là chưa thường hằng, vì thế đã gây ra những tổn thất cho môi trường địa phương và cá nhân.

Hơn nữa, nhiều năm qua, tôi chứng kiến một số học viên ly khai tập thể các đồng tu khác do các chủng tâm chấp trước người thường. Nếu họ dùng các quan niệm người thường thì không dễ nhận ra nó được. Họ đang dùng quan niệm nào đây? Do đó mới nói rằng, chúng ta nhất định phải chiều theo lời dạy của Sư phụ.

Các chấp trước người thường không phải là pháp lý. Chúng ta không thể chiểu theo cách mình nghĩ mà cần phải chiểu theo Pháp vô điều kiện khi phối hợp với nhau. Điều này khó nhưng minh xác là phải làm được như thế, bởi vì khi phối hợp, chúng ta sẽ tìm ra thiếu sót của mình nếu có người khác giúp chúng ta chỉ ra. Đó chính là an bài của Sư phụ để chúng ta loại bỏ các chấp trước.

Tôi phải thừa nhận mình vẫn còn những biểu hiện của các chấp trước mà tôi phơi bày trong bài viết. Nhưng tôi vô cùng cảm tạ sự từ bi vô bờ của Sư phụ. Ngài đã cho tôi cơ hội hết lần này tới lần khác để đề cao, điểm hóa khi tôi cần đề cao và khích lệ tôi. Tôi cũng đã thấy được các đồng tu chiểu theo Pháp, đề cao tâm tính hơn nữa và họ chính là những người tốt nhất trên thế giới. Hôm nay, tôi ở đây bởi vì tôi muốn nỗ lực đồng hóa với Đại Pháp hơn nữa.

Tôi mong rằng những chia sẻ kinh nghiệm của mình có thể giúp các đồng tu đề cao. Tôi cũng hy vọng những ai rời xa chỉnh thể đừng nên chạy trốn mâu thuẫn, khó khăn và đừng nên bám cứng vào các quan niệm người thường. Một khi buông bỏ chúng đi, bạn sẽ có thể bắt đầu nhìn nhận khác đi về các sự việc diễn ra. Đó là thời khắc bạn đồng hóa với Pháp và thấy được sự cải biến của bản thân.

(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp Hội tại Argentina 2019)


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/15/180330.html

Bản tiếng Hán :https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/10/8/394285.html

Đăng ngày 17-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share