Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 07-09-2020] Vài năm trước, tôi nghe câu chuyện về một nữ đồng tu ở phía Tây thành phố. Nữ đồng tu này có một người bạn khá thân, trước năm 2000, người bạn này đã vay cô 10.000 nhân dân tệ. 10.000 nhân dân tệ lúc đó khá là có giá. Nhưng không lâu sau đó, người bạn của cô đã qua đời, số tiền cũng theo đó mà mất luôn.

Sau đó, nữ đồng tu này đã ở trong tù oan 4-5 năm, trước khi ra tù, cô ấy có một giấc mơ rất rõ ràng: Trong giấc mơ người bạn vay tiền tiến đến trước mặt cô ấy, nữ đồng tu rất ngạc nhiên vì cô ấy đã biết rõ bạn cô đã qua đời, giữa họ còn có một cuộc đối thoại: “Sao chị lại ở đây?” “Tôi đến đây để trả tiền cho chị”. “Người chết nợ cũng hết, tôi không cần tiền nữa”. “Không cần tiền không được, hồi đó tôi mượn chị 10.000 nhân dân tệ. Đến nay vừa đúng mười năm qua, cộng cả vốn lẫn lời là 170.000 nhân dân tệ. Tôi đến đây để trả lại số tiền này.“

Đây là một câu chuyện có thật, có tên có họ, đương sự vẫn còn sống, lời thoại trên có thể hơi khác một chút nhưng về cơ bản vẫn là giữ nguyên lời gốc. Sau khi nghe kể xong, tôi cảm thấy chấn động. Nhưng đây là sự thật.

Cho đến nay, các học viên địa phương chúng tôi, về vấn đề tiền bạc có người làm rất không tốt. Tôi nghĩ: Tất cả chúng ta đều là những người tu luyện và là những đệ tử đã tu luyện nhiều năm rồi, nghĩ đến năm đó chúng ta đã từ bỏ mọi thứ trên thế gian đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, nhưng sao bây giờ chúng ta lại hành xử kém như vậy?

Tôi không biết nói gì mới phải. Tu luyện là nghiêm túc, và không phải vì trước đây ai đã làm tốt rồi bây giờ không cần làm tốt nữa. Sau đây là một đoạn trích từ bài viết “Trong trạng thái tiệm ngộ nhìn thấy nguyên nhân của nghiệp bệnh trường kỳ (Phần 10)” của một đồng tu được đăng trên Minh Huệ Net:

“Đối với những đồng tu đã lấy tiền hoặc vật không nên lấy, nếu không đền bù lại thì thực ra là tự dối mình và dối người, biết thiên Pháp mà vẫn phạm phải thiên Pháp, những người này đều phải dùng nghiệp bệnh hoặc kiếp nạn lớn khác để trả số tiền này, để người này ngộ ra, mà vị đó nợ bao nhiêu tiền hoặc vật thì phải hoàn trả đúng như vậy, kiếp này không trả kiếp sau trả, bạn nói xem kiếp này làm sao tu thành được? Tôi khuyên những đồng tu như vậy mau chóng đền bù lại, nếu không hoàn lại được như cũ thì cũng phải thực tâm sám hối, dùng cả vốn lẫn lãi của số tiền đó vào việc đại thiện cứu người. Đây mới là nợ tiền của người thường, vậy mà có đồng tu còn chiếm dụng cả tài nguyên Đại Pháp, vấn đề sẽ càng nghiêm trọng.

Những người như vậy còn có suy nghĩ thế này: ‘Tương lai mình tu thành rồi, sẽ dùng uy đức của bản thân để trả cho họ’, tương lai khi nghiệp bệnh đổ xuống đầu, người đó khắc biết bản thân có thể qua nổi không, có thể tu thành không? Người này đã làm trái với Đại Pháp của vũ trụ, liệu có tầng trời nào chấp nhận người ấy đây? Nếu đi sang phía phản diện không tu nữa, vậy thì tội nghiệp lại càng nặng, con cháu cũng phải gánh chịu, mãi mãi là bài học giáo huấn cho người đời. Thế nhưng cựu thế lực vẫn luôn muốn lôi kéo người ấy sang phía phản diện.

Trong tình huống này chỉ còn cách thực tâm sám hối, đền bù tổn thất, thì Sư phụ mới có thể giúp vị ấy hoàn lại, có thể hoàn lại được bao nhiêu, cần phải xem tâm tính và hành động của người ấy”.

Sư phụ giảng:

“Dù sao đi nữa, đệ tử Đại Pháp đi từ “20 tháng Bảy” năm 1999 tới nay, Sư phụ đều rất trân quý chư vị, vô lượng chư Thần đều rất trân trọng chư vị, nhưng mà chính bản thân chư vị cũng nên biết trân trọng. Hãy thanh tỉnh! Đã qua đoạn đường khó nhất rồi, đến cuối cùng thì đừng lật thuyền trong rãnh khe nước bẩn” (Lại một gậy cảnh tỉnh)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/7/“借钱还钱”的故事-411424.html

Đăng ngày 15-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share