Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc 

[MINH HUỆ 27-08-2020] Tôi mắc bệnh vẩy nến từ lúc năm sáu tuổi, ở hai đầu gối mọc lên những mảng sần lớn, thuận theo tuổi ngày càng lớn thì vẩy nến lan ra khắp toàn thân, rất ngứa ngáy. Đồng thời nó cũng khiến tôi cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng đến hình tượng của một cô gái tuổi còn đôi mươi. Tôi rất ngại bị người khác nhìn thấy. Mãi cho đến năm 23 tuổi, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ đã giúp tôi thanh lý thân thể nên căn bệnh vẩy nến không cần chữa trị cũng tự khỏi.

Không lâu sau đó, Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, tôi chưa tu tuyện tốt nên đã trầm mê trong người thường, căn bệnh vẩy nến cũng quay trở lại. Tôi lo sợ chồng và mẹ chồng biết chuyện nên đã lén lút luyện công. Bởi vì tôi không biết học Pháp cho tốt, hơn nữa cũng không hiểu thế nào là tu luyện chân chính nên chỉ lo luyện công thật nhiều, rất ít khi học Pháp. Ngay cả khi tôi rơi vào trạng thái như vậy thì Sư phụ vẫn không bỏ rơi tôi. Sư phụ lại thanh lý thân thể cho tôi lần nữa và bệnh vẩy nến khỏi hẳn! Từ đó về sau, thỉnh thoảng tôi cũng đi phát tài liệu chân tướng, nhưng trạng thái lúc tu lúc không như thế này chớp mắt đã mười mấy năm trôi qua. Sư phụ từ bi nhìn thấy tôi không ngộ nên Ngài đã an bài một dì đồng tu đến rủ tôi tham gia lớp học Pháp nhóm nhỏ. Sau khi học Pháp được nhiều, tôi chợt tỉnh ngộ, trong tâm minh bạch ra ý nghĩa của tu luyện. Tôi cần phải phản bổn quy chân!

Trong quá trình tu luyện, tâm tính có lúc giữ không vững vàng, chưa ngộ ra mình nên làm như thế nào, tôi cảm thấy hết sức khổ não trong những mâu thuẫn. Chính Pháp đã gần đến vĩ thanh cuối cùng, tôi đột nhiên minh bạch và phát hiện ra việc mình không vượt qua quan nạn kỳ thực là do “tự ngã” quá lớn tạo thành trong khi trầm mê quá sâu ở nơi người thường. Bởi vì “tự ngã” được che đậy quá kỹ nên tôi không để ý và cũng không phát hiện ra nó. Tôi xin nêu ra vài ví dụ thực tế trong cuộc sống hàng ngày.

Mới đây, mỗi lần tôi đến học Pháp nhóm thì thấy dì đồng tu kia với vẻ mặt buồn bã, dì ấy cũng không thèm nói chuyện với mọi người. Một lần nọ, một chị đồng tu hỏi tôi là không biết vì sao không mở được bài chia sẻ của đồng tu tải xuống từ Minh Huệ Net. Tôi bảo chị ấy bật bằng máy tính của dì đồng tu kia thử xem. Chị đồng tu nói là máy tính khác nhau, dì đồng tu kia cũng nói là không giống nhau. Tôi nói máy tính không giống nhau nhưng cách làm và trình tự tải xuống giống nhau, cho nên sẽ không ảnh hưởng đến các thao tác. Chị ấy không đồng ý với tôi và bảo tôi đến nhà chị xem thử. Sau đó, tôi lại hỏi thăm chị ấy một chút về tình trạng. Tôi không biết vấn đề nằm ở thái độ nói chuyện của mình, hay là dì đồng tu kia không muốn bật máy tính của dì ấy. Dì ấy phớt lờ hai chúng tôi, rồi tự mình cầm sách lên đọc và không tham gia thảo luận cùng chúng tôi nữa. Tôi nói chuyện với chị đồng tu một lúc, cuối cùng dì ấy cũng chịu lên tiếng: “Các bạn nói chuyện xong chưa? Nếu nói xong rồi thì chúng ta bắt đầu học Pháp nhé. Lúc đó, “tự ngã” trong tôi cảm thấy dì đồng tu hết sức tự tư và lạnh nhạt. Đồng tu có vấn đề gì chẳng phải chúng ta nên cùng nhau thảo luận sao? Dì ấy không tham dự vào cuộc nói chuyện của hai chúng tôi. Chờ đến khi học Pháp xong, dì ấy bèn nói với chị đồng tu kia: “Dì đến nhà cháu xem máy nhé.” Rồi dì ấy lại nói với tôi: “Nếu chúng tôi vẫn chưa giải quyết được thì lần sau lại hỏi cháu nhé.”

Lúc đó tôi cũng không biết làm sao, nhưng trên đường về nhà tôi cảm thấy mình có tâm phàn nàn người khác nên tôi đã tiêu trừ cái tâm đó. Về đến nhà, tôi vẫn cảm thấy mình không đúng, cũng không rõ vấn đề nằm ở chỗ nào? Tôi tự hỏi mình: Lúc mình nói chuyện có tâm hiển thị hay không? Câu trả lời là không có. Vậy mình nói chuyện có làm tổn thương dì đồng tu hay không? Câu trả lời là mình chỉ phủ định cách nói của dì ấy, chứ không nói là dì ấy đừng làm. Vậy cách mình phủ định dì ấy đã khiến cho dì đồng tu bị mất mặt phải không? Câu trả lời là có thể. Tôi nghĩ tới nghĩ lui cũng không nghĩ ra bản thân mình có vấn đề chỗ nào, không những vậy còn cho rằng dì ấy tự tư, lạnh nhạt và bất thiện.

Kỳ thực trông như tôi đã hướng nội tìm rồi nhưng trên thực chất, những điều tìm thấy dưới sự kiểm soát của “tự ngã” đều là người khác như thế này thế kia. Tôi không ý thức đến được cái vị tư gốc rễ của “tự ngã” đã hình thành tự nhiên giống như việc hít thở không khí vậy. Vậy thì rốt cuộc nó là việc gì? Về sau, thông qua sự tình của mẹ tôi (cũng là đồng tu), Sư phụ nhìn thấy tôi có cách nghĩ mong muốn hướng nội tìm nên Ngài đã giúp tôi đột nhiên minh bạch ra dì đồng tu kia chính là tấm gương phản chiếu bản thân tôi. Cách dì ấy phản ánh ra, cách dì ấy làm là để giúp tôi nhìn thấy bản thân mình tự tư và lạnh nhạt như thế nào.

Mẹ tôi xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh, bà ấy bảo cần tôi ở bên cạnh nhưng tôi vẫn luôn phàn nàn rằng bà ấy không thể tự mình vượt quan, chuyện gì cũng dựa dẫm vào tôi, hơn nữa tôi còn cãi nhau với mẹ, không thích nhìn thấy mẹ chẳng có chút nỗ lực tiến lên v.v. Tôi không có thiện niệm, cũng không đặt mình vào vị trí của mẹ để suy nghĩ. Mẹ đang trong quan nghiệp bệnh vô vọng biết bao, phận mình làm con gái của bà, cũng là đồng tu với nhau nhưng tôi lại không nghĩ đến giúp mẹ thế nào, mà còn oán giận mẹ, quả thật là tôi đã quá tự tư và lạnh nhạt. Bởi vì “tự ngã” này nhìn nhận rằng mỗi người tu luyện phải tự mình ngộ tự mình tu, tự mình phải vượt qua quan nạn, người khác bảo làm thế này thế kia rồi cứ thế làm theo thì có còn được tính hay không? Khẳng định là không thể được tính rồi. Khi tôi xem cách nghĩ này của “tự ngã” thành chính bản thân mình thì nó lại phái sinh ra rất nhiều tư tưởng xấu xa cũng như vật chất bại hoại, ví như là xem thường đồng tu, tự cho rằng bản thân mình đúng. Những thứ này đều đối lập với Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi đã lầm lẫn coi những thứ này như chính bản thân mình. Cho nên không tránh được việc tôi cho rằng “tự ngã” là đúng, còn người khác không đúng.

Khi tôi ý thức được cái “tự ngã” này, tôi lại đào sâu hơn nữa liền thấy nó chính là căn nguyên sinh ra hết thảy các chấp trước: Vì để duy hộ “tự ngã” mà không muốn nghe những điều khó nghe, không muốn bị người khác nói, chỉ trích người khác, phàn nàn người khác, cầu danh và truy cầu sự công nhận cũng như khen ngợi từ người khác, cầu an dật và không muốn dậy sớm luyện công, chỉ nghĩ cho bản thân mình, không biết khoan dung, từ bi dung nhẫn v.v. Tôi hết sức hối hận, tự trách bản thân mình ngộ tính quá sai kém. Tôi cần phải triệt để tu bỏ “tự ngã”.

Con cảm ơn Sư phụ từ bi đã an bài dì đồng tu kia giúp con tìm ra “tự ngã” không dễ mà nhìn thấy. Đồng thời con cũng muốn nói lời xin lỗi với mẹ. Từ đây về sau, con nhất định phải kiên định bản thân mình trở thành một người tu luyện chân chính, tu luyện thật tốt, không cô phụ từ bi cứu độ của Sư phụ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/8/27/看清「自我」-修去「自我」-411007.html

Đăng ngày 29-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share