Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-07-2020] Ông Trịnh Húc Quân, 43 tuổi là ứng viên tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Điện lực Trung Quốc (CEPRI) ở Bắc Kinh và là người đạt giải ba Giải thưởng Tiến bộ Khoa học và Kỹ thuật của Bộ Điện lực. Tháng 11 năm 2000, ông bị trục xuất khỏi CEPRI vì tu luyện Pháp Luận Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc từ năm 1999.

Nhà chức trách còn đình chỉ sổ hộ khẩu của ông, coi ông như một “cư dân bất hợp pháp” và ông không thể có được cuộc sống bình thường trong 20 năm. Ông Trịnh bị buộc phải sống xa nhà để tránh sự bức hại. Thời điểm hiện tại chưa rõ ông đã quay về nhà hay chưa.

Ông Trịnh không phải là người duy nhất trong gia đình trở thành mục tiêu vì tu luyện Pháp Luân Công. Vợ của ông là bà Tô Nam hai lần bị kết án tù và phải chịu sự tàn bạo cùng cực. Năm 2011, bà nhảy khỏi tòa nhà hai tầng để tránh sự truy bắt của cảnh sát và bà bị gãy chân trái và bàn chân. Bà không thể làm việc và phải phụ thuộc vào cha mẹ chăm sóc. Mẹ của bà Tôn cũng bị bắt giữ rất nhiều lần. Hơn nữa, cha của ông Trịnh đã qua đời vào năm 2015 sau nhiều năm bị chính quyền sách nhiễu và đe dọa.

Không thể có cuộc sống bình thường

Ông Trịnh tốt nghiệp Đại học Phúc Chậu vào năm 1991, hoàn thành bằng thạc sỹ tại CEPRI vào năm 1996 và trở thành nghiên cứu sinh tiến sỹ trong cùng năm. Bởi thành tích học tập xuất sắc của mình, ông đã có cơ hội trở thành một học giả thính giảng tại Đại học Liverpool ở Anh quốc vào tháng 1 năm 1999.

Ngay trước khi chính quyền cộng sản ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông Trịnh đã quay trở lại Trung Quốc. Bởi từ chối từ bỏ đức tin của mình, ông bị trục xuất khỏi CEPRI vào năm 2000.

Trước khi trục xuất ông, các nhân viên an ninh và quan chức Đảng Cộng sản tại CEPRI tới quê gốc của ông và nỗ lực chuyển hộ khẩu Bắc Kinh mà ông có được trong khi đang học ở Bắc Kinh về lại quê gốc. Tuy nhiên, cảnh sát quê ông từ chối hợp tác. Do đó, CEPRI đã thay đổi địa chỉ cư trú trên hộ khẩu của ông thành địa chỉ không tồn tại và giữ lại mọi giấy tờ cần thiết để ông có thể đổi lại địa chỉ. Sau đó, hộ khẩu của ông đã bị vô hiệu hóa và ông trở thành một “công dân bất hợp pháp” và bị tước bỏ những quyền cơ bản nhất của mình.

Ngày 17 tháng 9 năm 2001, ông Trịnh bị bắt giữ trên tàu điện ngầm sau khi an ninh trên tàu tìm thấy tài liệu Pháp Luân Công trong túi của ông. Ông bị đưa tới Trung tâm Huấn luyện Giáo dục Pháp luật Bắc Kinh, một trung tâm tẩy não được thành lập để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Đối với mỗi học viên bị giam giữ tại trung tâm tẩy não, họ bị sáu tới tám cảnh sát vũ trang giám sát cả ngày lẫn đêm. Mỗi ca giám sát là hai giờ và có hai cảnh sát giám sát. Họ ghi lại mọi cử chỉ của các học viên bao gồm có bao nhiêu lần họ quay người trong khi đang ngủ. Có hai nhân viên chịu trách nhiệm tẩy não các học viên. Cảnh sát vũ trang sẽ rời đi trong phiên tẩy não.

Sau phiên tẩy não thứ nhất, nếu học viên vẫn từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, trung tâm tẩy não sẽ sắp xếp một nhóm người khác bức hại họ, sử dụng cấm ngủ, bức thực và đánh đập để bức hại học viên. Mỗi một nhóm chịu trách nhiệm tiến hành một hình thức tra tấn cụ thể và họ thay phiên nhau tra tấn các học viên. Hầu hết các học viên trở nên mê mờ sau vài ngày bị tra tấn.

Cảnh sát vũ trang giám sát học viên thường đi ra ngoài trong suốt đợt tra tấn và được yêu cầu không tham gia tra tấn. Khiến hầu hết cảnh sát trong số đó vẫn không biết sự tàn bạo thực sự chống lại các học viên.

Ông Trịnh nói ông bị giam giữ trong phóng số B2 ở tầng 1. Học viên bị giam giữ ở đó được gọi bằng số thay vì tên của họ.

Trung tâm tẩy não đã tháo tấm đệm trên giường của ông Trịnh, họ chỉ để lại khung giường. Ông bị cưỡng bức ngồi trên giường cả ngày ngoại trừ khi ông ngủ. Khiến nhiều vết chai dày xuất hiện trên mông của ông. Căn phòng được che kín bằng một tấm màn dày. Ánh sáng mặt trời bị chặn hoàn toàn ở phía bên ngoài. Bốn đèn huỳnh quang chiếu sáng căn phòng 24 giờ một ngày. Ông không thể biết đó là ngày hay đêm hay trời đang mùa gì.

Bởi ông Trịnh vẫn từ chối từ bỏ đức tin của mình sau sáu tháng tra tấn liên tiếp nên cảnh sát đưa ông tới Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà khét tiếng, ông tiếp tục bị tra tấn ở đó. Cuối cùng, ông Trịnh được trả tự do vào khoảng cuối năm 2003 hoặc đầu năm 2004. Tuy nhiên, CEPRI đã hủy hộ khẩu của ông, ông không thể có được cuộc sống bình thường hay tìm được việc làm.

Năm 2008, ông Trịnh bị bắt cùng với vợ của mình. Ông vị kết án hai năm rưỡi lao động cưỡng bức tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia. Tại đó, ông phải chịu rất nhiều hình thức tra tấn khác nhau gồm có đánh đập, sốc điện, cấm ngủ và cưỡng bức lao động. Sau khi ông được trả tự do, cuộc sống của ông vẫn vô cùng khó khănvì ông không có hộ khẩu hay chứng minh nhân dân hợp lệ.

Vợ bị tra tấn tàn bạo trong tù

Vợ của ông Trịnh là bà Tô Nam tốt nghiệp tại trường Đại học Kỹ thuật Quân đội Giải phóng Nhân dân. Sau đó, bà làm việc cho Tổng cục Vũ trang Quân đội Giải phóng Nhân dân. Nơi làm việc đã đình chỉ bà sau khi bà tham gia cuộc thỉnh nguyện ôn hòa cho Pháp Luân Công với 10.000 học viên vào ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Bắc Kinh. Bởi bà từ chối từ bỏ tu luyện và tiếp tục thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nên bà bị biệt giam hai lần trong năm 1999.

Năm 2000, bà Tô xuất ngũ và được đưa trở về quê ở tỉnh Tứ Xuyên. Cùng năm, bà bị bắt giữ vì phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công ở Bắc Kinh. Bà bị đưa tới Đồn Công an Thanh Hà và bị đánh đập tàn bạo. Bà tuyệt thực để phản đối. Một cảnh sát nữ đã ra lệnh cho tù nhân lột quần áo của bà và đổ nước lạnh lên người bà trong nỗ lực buộc bà phải ăn. Bà Tô bị kết án ba năm tù giam.

Bà Tô bị bức hại tàn bạo nhất trong khi bà đang bị cầm tù tại Nhà tù Nữ Tứ Xuyên. Tại thời điểm bà được trả tự do, bà đã mất hầu hết trí nhớ, cơ thể biến dạng, ngừng kinh, rụng răng, ngón tay trên bàn tay phải bị cong vĩnh viễn. Bà không thể cầm nắm thứ gì bằng tay hay duỗi thẳng ngón tay ra. Khi trời vào mùa đông, tay và chân của bà trở nên đau đớn vô cùng. Thậm chí, bà không thể nâng cánh tay của mình lên.

0c327d62928b2e29cc697c4fd5b60499.jpg

Bà Tô Nam trước khi bị bức hại

210cd897ef24091be257482854e776eb.jpg

Bà Tô Nam sau khi được trả tự do khỏi Nhà tù Nữ Tứ Xuyên

Nhưng đó chưa phải là kết thúc của sự bức hại đối với bà. Năm 2008, bà Tô bị bắt giữ một lần nữa cùng với chồng của mình trước thềm Olympic Bắc Kinh. Bà bị kết án hai năm rưỡi lao động cưỡng bức tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia. Từ năm 2008 tới năm 2010, bà Tô Nam bị cưỡng bức làm công việc nặng nhọc. Bà bị nôn mỗi ngày. Xương của bà trở nên cong vẹo và đau buốt. Cả bàn tay và bàn chân của bà trắng bợt và sự chịu đựng đó khiến bà cảm thấy cơ thể rất yếu. Trước khi bà được trả tự do cuối cùng, thời hạn giam giữ của bà bị tăng thêm 10 ngày.

Không thể tự chăm sóc cho bản thân, bà Tô đã ở cùng với cha mẹ. Khi cảnh sát đến bắt giữ mẹ của bà vào ngày 24 tháng 4 năm 2011, bà Tô cũng ở nhà. Để tránh bị bắt giữ, bà nhảy ra ngoài từ cửa sổ tầng hai và bị gãy chân trái cùng với xương bàn chân trái. Một tấm kim loại được đưa vào chân của bà. Sau bốn năm, chân của bà vẫn bị vẹo; Bà không thể đứng thẳng lưng. Bởi tình trạng yếu của bà nên bà sỹ chần chừ trong việc lấy tấm kim loại ra.

Mặt khác, cảnh sát tung tin đồn rằng bà Tô cố gắng tự tử.

Mẹ vợ bị giam giữ nhiều lần

Mẹ của bà Tô là bà Lý Thục Cần cũng bị bắt giữ và giam giữ nhiều lần vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Năm 2002, bà Lý cùng nhiều học viên khác bị bắt giữ và bị đưa tới Trại tạm giam Thành phố Miên Dương. Sau đó một tháng, bà bị chuyển tới một trung tâm tẩy não. Ba tháng sau, bà bị cưỡng bức trả 200 nhân dân tệ và được trả tự do.

Tháng 7 năm 2009, bà Lý bị giam giữ tại trại tạm giam Thành phố Miên Dương 5 ngày. Hai tháng sau bà được trả tự do, cảnh sát lục soát nhà bà và tịch thu sách Pháp Luân Công cùng các tài sản cá nhân khác của bà. Bà bị đưa tới trại tạm giam Miên Dương một lần nữa vào ngày 28 tháng 9 năm 2009. Bà tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi và bị bức thực. Tám ngày sau, bà bị chuyển tới Bệnh viên Nhân dân Miên Dương để tiêm. Sau đó ba tuần, bà bắt đầu ho ra máu và được bảo lãnh tại ngoại tạm thời.

Ngày 27 tháng 7 năm 2010, cảnh sát xông vào nhà của bà Lý và bắt giữ bà. Bà bị giam giữ tại một trung tâm tẩy não hai tháng. Cảnh sát và nhân viên Phòng 610 tống tiền 60.000 nhân dân tệ từ người chủ của bà.

Ngày 24 tháng 4 năm 2011, bà Lý bị bắt giữ một lần nữa và bị tịch thu sách Pháp Luân Công, ảnh của Sư phụ Lý Hồng Chí (Nhà sáng lập Pháp Luân Công), một máy tính, một máy in và một số tiền mặt. Trong quá trình bắt giữ này, con gái bà nhảy ra ngoài từ cửa sổ và bị gãy chân và bàn chân.

Năm 2015, bà Lý và bà Tô cùng đệ đơn kiện hình sự cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân, kẻ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Cha bị chính quyền dày vò và qua đời

Cha ông Trịnh là ông Phạm Chân Nguyên đã ngoài 70 tuổi khi cuộc bức hại bắt đầu từ năm 1999. Ông bị đưa tới đồn công an địa phương và bị đánh đập tàn bạo vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Chỉ sau khi cha ông tuyệt thực thì cảnh sát mới trả tự do cho ông. Tuy nhiên, Phòng 610 địa phương và cảnh sát tới nhà ông nhiều lần để sách nhiễu ông, nhiều nhất là hơn 10 lần một năm. Họ đe dọa đưa ông tới một trung tâm tẩy não. Họ còn giám sát chặt chẽ email và các cuộc điện thoại của ông.

Ngoài con trai Trịnh Húc Quân, hai con gái của ông Phạm cũng bị đưa tới trại lao động cưỡng bức vì tu luyện Pháp Luân Công. Dưới áp lực, sức khỏe của ông Phạm ngày càng suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên, nhà chức trách vẫn tiếp tục sách nhiễu ông và nỗ lực buộc ông từ bỏ Pháp Luân Công. Ngay cả những người thân trong gia đình ông không tu luyện Pháp Luân Công cũng trở thành mục tiêu. Ngày 20 tháng 7 năm 2015, ông Phạm qua đời ở tuổi 88.

Bài liên quan:

Bà Tô Nam, cựu sĩ quan Quân đoàn pháo binh số 2, chịu đựng bức hại tàn bạo


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/20/409251.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/19/186414.html

Đăng ngày 28-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share