Bài viết của một học viên hải ngoại

[MINH HUỆ 17-07-2010] Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, truyền thông và ngay cả các cơ quan học thuật bên ngoài Trung Quốc thường sử dụng những từ ngữ: “Chính phủ Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999″. Theo hiểu biết của tôi thì Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ có cơ sở pháp lý cho 11 năm đàn áp Pháp Luân Công của nó, bởi vì Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức cấm Pháp Luân Công. Tôi sẽ không đào sâu nghiên cứu về tính hợp pháp của Chính quyền Trung Quốc hiện tại kể từ khi thành lập vào năm 1949, nhưng ngay cả theo luật pháp của chính chính quyền Trung Quốc, thì cuộc đàn áp bởi ĐCSTQ và bè đảng Giang Trạch Dân vẫn là bất hợp pháp.

Nguyên nhân đầu tiên khiến hầu hết mọi người nhầm lẫn đó là việc cho rằng từ “Đảng Cộng sản Trung Quốc” và “Chính phủ Trung Quốc” có thể thay thế cho nhau, hay thậm chí nhầm lẫn người đứng đầu ĐCSTQ với đất nước Trung Quốc hay Chính phủ Trung Quốc là một thực thể. Nguyên nhân thứ hai là việc ĐCSTQ cố tình sử dụng thuật ngữ này trong tuyên truyền của mình để khiến dư luận bị nhầm lẫn. Nguyên nhân thứ ba là sự thiếu nhận thức của dư luận để hiểu cấm đoán có ý nghĩa gì về mặt pháp lý.

Tiếp theo các phần trước:
Phần 1: https://vn.minghui.org/news/18607-Chinh-phu-Trung-Quoc-chua-bao-gio-chinh-thuc-cam-Phap-Luan-Cong.html
Phần 2: https://vn.minghui.org/news/18723-Chinh-phu-Trung-Quoc-chua-bao-gio-chinh-thuc-cam-Phap-Luan-Cong.html

III. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân đề xướng là bất hợp pháp, là một quyết định mang tính cá nhân, là một động thái chính trị vốn là kết quả của những nỗ lực lợi dụng lẫn nhau giữa Giang Trạch Dân, Đảng Trung Cộng và Chính phủ Trung Quốc. Nó không phải là một sự thi hành Pháp luật

Dưới đây là những trích dẫn từ các tài liệu lưu hành nội bộ của ĐCSTQ, từ các bài phát biểu, thư từ trao đổi, minh họa sự thật về cuộc bức hại vốn là kết quả của sự lợi dụng lẫn nhau vì mục đích riêng giữa Giang Trạch Dân và ĐCSTQ.

A. Ngày 27 Tháng tư 1999, Văn phòng Ban thư ký Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một tài liệu bí mật có tiêu đề “Thông cáo liên quan đến việc in và chuyển phát thư của đồng chí Giang Trạch Dân đến Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị và các lãnh đạo cấp cao” Thông cáo yêu cầu các thành viên ĐCSTQ nghiên cứu bức thư của Giang Trạch Dân vào tối ngày 25 Tháng 4. Đó là một bức thư chứa đầy sự ghen tị, hoang tưởng, với những lời dối trá đầy ác ý. Thông cáo yêu cầu tất cả các thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiên cứu nội dung, thực hiện yêu cầu, và báo cáo lại cho Ủy ban Trung ương. Căn cứ vào thông cáo này thì chính Giang là người đã lật ngược sự thật liên quan đến cuộc thỉnh cầu hòa bình, hợp pháp của các học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng Tư. Bản thân bức thư và thông cáo này cho thấy tham vọng của ông ta áp đặt trên cả các cấp cao hơn trong chính phủ Trung Quốc, như yêu cầu không được bình luận hoặc phản hồi, chỉ được nghiên cứu và thực hiện nội dung.

B. Xem xét nội dung bức thư của Giang, chúng ta thấy nhiều điểm sai sự thật đã được sử dụng đặc biệt để thể hiện những dấu hiệu đáng báo động của một phong trào chính trị sắp xảy ra.

• “Chẳng phải chúng có một số quan hệ với các thế lực bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là phương Tây, và có một kẻ “dấu mặt” đang kiểm soát mọi thứ từ bên ngoài sân khấu hay sao?” Kết tội vô căn cứ này chính là cái cớ cho cuộc bức hại.

• “Phải chăng chủ nghĩa Mácxit của những người Cộng sản chúng ta, chủ nghĩa duy vật và vô thần luận mà chúng ta tin tưởng, lại không thể đánh bại những thứ mà Pháp Luân Công đang truyền bá? Nếu đúng như vậy thì đây chẳng phải là trò cười lớn nhất sao!” – Đây là nền tảng tư tưởng của cuộc bức hại mà Giang chủ định tiến hành.

• “Vụ việc này cho thấy mức độ giảm sút trong công tác tư tưởng chính trị và trong công tác quần chúng ở nhiều nơi, nhiều ban ngành. Chúng ta cần giáo dục rộng rãi cán bộ và quần chứng với một thế giới quan đúng đắn, quan điểm sống, và hệ thống giá trị…Đây là thời điểm quan trọng mà lãnh đạo mỗi cấp, đặc biệt là các lãnh đạo cấp cao, cần phải thức tỉnh!” Đó là dấu hiệu cho thấy cuộc bức hại đã bắt đầu, chẳng cần sự ủng hộ ban đầu của các quan chức cấp cao và quyết định này là của Giang, cho nên mới cần có việc “giáo dục cán bộ rộng rãi” và cần các “lãnh đạo cấp cao “thức tỉnh””.

C. Tài liệu bí mật thứ hai cũng được ban hành bởi Văn phòng Ban thư ký Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ, lần này yêu cầu các Đảng viên ĐCSTQ “Học tập và thực hiện bài phát biểu đồng chí Giang Trạch Dân trong cuộc họp Uỷ ban Trung ương Bộ Chính trị về việc xử lý và ra nghị quyết khẩn cấp về ‘vấn đề ‘Pháp Luân Công “. Tài liệu này được ban hành ngày 07 tháng Sáu 1999, kết quả trực tiếp của bài phát biểu này là việc thành lập “Phòng 610” ba ngày sau đó. Giang nói trong bài phát biểu của mình, “Vấn đề Pháp Luân Công có nền tảng chính trị xã hội sâu sắc, thậm chí nền tảng quốc tế phức tạp. Đây là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng chính trị trong năm 1989. Chúng ta phải nghiêm túc đối mặt với nó, nhìn nhận nó một cách sâu sắc, và thực hiện các biện pháp đối phó mạnh mẽ.” Việc Giang đặt “vấn đề Pháp Luân Công” trong bối cảnh vụ thảm sát Thiên An Môn vào ngày 04 Tháng Sáu năm 1989 là dấu hiệu cho thấy một cuộc đàn áp chính thức, trên phạm vi toàn quốc đã bắt đầu.

D. Bài phát biểu nói thêm rằng, “Trung ương đã đồng ý thành lập một lực lượng đặc nhiệm đặc biệt để đối phó với “vấn đề Pháp Luân Công”, do đồng chí Lý Lam Thanh đứng đầu. Lý Lam Thanh sẽ lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm, đồng chí Đinh Quan Căn và La Cán giữ chức phó tổ trưởng, cùng với các thành viên lực lượng đặc nhiệm là các đồng chí chỉ đạo các phòng ban liên quan, ra quyết định trực thuộc Trung ương, hoạch định cụ thể các bước, phương pháp, và phương tiện để đối phó với các “vấn đề Pháp Luân Công.” Uỷ ban Trung ương, cơ quan chính phủ, các Bộ, và các Ủy ban ở mỗi tỉnh, khu tự trị, và các đô thị trực thuộc phải hợp tác chặt chẽ với lực lượng này.” Lực lượng đặc nhiệm đã đề cập ở đây là tiền thân của “tập đoàn lãnh đạo Uỷ ban Trung ương Cộng sản Trung Quốc trong việc Đối phó với vấn đề Pháp Luân Công”. Văn phòng này cũng được gọi là “Phòng 610″, căn cứ vào ngày đó nó được thành lập. Tổ chức kiểu Gestapo này đã vươn đến khắp các tỉnh và thành phố, lan vào mọi cấp chính phủ, sử dụng đồng tiền khó khăn kiếm được của nhân dân để bức hại người dân lương thiện và gây nên tội ác trong mười một năm vừa qua. Có một vài điểm cần nêu ra ở đây. Một là Phòng 610 được thành lập dựa trên quyết định của cá nhân Giang. Thông thường, “Uỷ ban Trung ương” dùng để chỉ các “Uỷ ban trung ương ĐCSTQ” hay Bộ Chính trị “của ĐCSTQ”, nói cách khác, đó là nói đến ĐCSTQ hơn là chính phủ Trung Quốc. Trong trường hợp này, Giang Trạch Dân phát biểu về sự hình thành của “lực lượng lãnh đạo hành động” được xây dựng nên cho Bộ Chính trị, thông báo cho họ quyết định này thay vì đưa ra một mục chương trình nghị sự. Nếu quyết định này được đưa ra bởi “Trung ương” tại một cuộc họp trước thì chẳng cần Giang phải thông báo cho Ủy ban Trung ương quyết định của chính nó, vì thế chỉ có một giải thích hợp lý cho chuyện này, đó là chính Giang Trạch Dân đã đưa ra quyết định thay mặt Ủy ban và sau đó thông báo với họ về quyết định “của họ”. Nói cách khác, “quyết định của Ủy ban Trung ương” trên thực tế là một quyết định của Giang Trạch Dân với tư cách là một cá nhân. Cho phép thông qua quyết định này để dẫn đến một phong trào chính trị dài hạn là chính sách đàn áp Pháp Luân Công, rõ ràng là lãnh đạo của ĐCSTQ đã có một trách nhiệm không thể phủ nhận.

E. Tuyên bố “Uỷ ban Trung ương, cơ quan chính phủ, các Bộ, và các Ủy ban ở mỗi tỉnh, khu tự trị, và các đô thị trực thuộc phải hợp tác chặt chẽ với lực lượng này.” trên thực tế đã trao cho Phòng 610 quyền lực thay thế cơ sở hạ tầng chính trị hiện nay để hoàn thành mục đích. Dù chính quyền các cấp đã phối hợp với tổ chức này thì trách nhiệm vẫn thuộc về một mình Giang. Trước khi Giang xuống chức thì đó là một công cụ đàn áp dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giang.

F. Bài phát biểu yêu cầu các nhóm lãnh đạo thu thập thông tin về tình hình của các học viên Pháp Luân Công trước kia và hiện nay, dù cái gọi là “tình hình” này đều đã được vạch sẵn. Ngay sau bài phát biểu này, những cáo buộc sai trái về học viên Pháp Luân Công “bị rối loạn tâm thần, tự tử, 1.400 người chết do không dùng thuốc” nhanh chóng nổi bùng lên, đó là kết quả của những buộc tội vô căn cứ của Phòng 610.

G. Một tài liệu khác đã được phát hành giữa hai thông cáo trên, “Thông cáo từ Văn phòng Ban thư ký của Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ Về việc phân phát Thông cáo của đồng chí Giang đến Ủy ban Trung ương Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và Ủy Ban Quân Sự”. Tài liệu này đã được phát hành khoảng ngày 25 tháng 5, ngay trước các cuộc họp Uỷ ban Thường vụ cộng sản cấp tỉnh tổ chức vào ngày 28 tháng 5. Hiện nay, chúng tôi không có bản sao của tài liệu này. Nhìn nhận từ một tài liệu cấp tỉnh “Thông báo việc thực hiện nghiêm túc tinh thần của Tài liệu 19” do Ban Thư ký Tỉnh ủy Hà Bắc, nội dung của thông báo là việc bí mật chuẩn bị cho chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Tài liệu này được phát hiện bởi Phó phòng Từ Tân Mục thuộc Cục Nhân sự của Ban tổng hợp chính phủ tỉnh Hà Bắc. Trợ lý Vinh Hân thuộc Trung tâm Hỗ trợ Pháp Luân Công Thạch Gia Trang và Từ Tân Mục đã bị kết án năm và bốn năm tù, vì việc đã phơi bày tài liệu này.

H. Ngày 14 tháng Sáu 1999, phần lớn phương tiện truyền thông của Trung Quốc đưa báo cáo về “Những điểm quan trọng liên quan đến Phòng thỉnh nguyện tiếp nhận khiếu nại về Pháp Luân Công”. Báo cáo bác bỏ tin đồn về cuộc khủng bố sắp xảy ra, tái khẳng định chủ đề đã thảo luận với các học viên đại diện Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4, “Chính quyền các cấp chưa bao giờ cấm bất kì bài tập khí công bình thường nào giúp tăng cường sức khỏe; người dân có quyền tự do tín ngưỡng và thực hành khí công cũng có quyền không tin vào khí công. Việc có quan điểm hay phê bình khác nhau là điều bình thường, và người ta có thể phản ảnh quan điểm của họ thông qua các kênh và các hình thức thông thường.” Điều này cho thấy, các tài liệu bí mật của Giang cũng không phải là các chính sách tập thể của ĐCSTQ cũng như của chính phủ, hoặc giả những báo cáo này chính là một phần kế hoạch của riêng của ông ta.

I. Tại kỳ họp APEC tổ chức tại New Zealand trong tháng Chín năm 1999, Giang Trạch Dân đã làm một điều rất không bình thường, không phù hợp với vai trò của mình. Ông ta đã đưa tài liệu thóa mạ Pháp Luân Công đến lãnh đạo các quốc gia khác, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Đây là một biểu hiện khác cho thấy tính cách con người của Giang.

J. Ngày 25 tháng 10 năm 1999, ngay trước một chuyến thăm Pháp, Giang Trạch Dân đã có cuộc phỏng vấn bằng văn bản cho tờ báo Pháp Le Figaro. Một lần nữa Giang lăng mạ Pháp Luân Công, trước bất kỳ tài liệu hoặc phương tiện truyền thông nào của ĐCSTQ làm vậy, ông ta đã dán nhãn cho đó là một “giáo phái.” Đây là một biểu hiện nữa cho thấy nỗi ám ảnh cá nhân của ông ta đối với cuộc đàn áp và vai trò điều động mọi lực lượng của ông ta đằng sau cuộc đàn áp.

Hai ngày sau, tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đã chạy một bài xã luận đặc biệt mang tên “Pháp Luân Công là một tà giáo.” Ngày 30 tháng 10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt “Quyết định về ‘Cấm các tổ chức tà giáo, cảnh giác và trừng phạt các hoạt động tà giáo’”. Quyết định đó sau này được gọi là “Luật chống tà giáo.” Mặc dù vậy, bất kể bản chất trái hiến pháp của nó, quyết định này chưa bao giờ đề cập đến Pháp Luân Công.

Nói tóm lại, cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999 đã được khởi đầu bằng những bức thư, những bài phát biểu, chỉ thị, của lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, theo sau đó là một loạt các tài liệu do ĐCSTQ phát hành. Đó là thế lực điều hành đằng sau phong trào đàn áp mang tính chính trị này, cùng với nó là chiến dịch vu khống, bôi nhọ áp đảo của bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ. Cuộc đàn áp này không phải là trường hợp của một chính quyền hợp pháp đang thực thi pháp luật. Tất nhiên, một chính quyền không có quyền đàn áp nhân dân như vậy, hoặc trong trường hợp làm như vậy, chính nó đã tự tước bỏ tính hợp pháp của mình. Trách nhiệm về việc tiếp tục cuộc đàn áp sau khi Giang không còn nắm quyền, tất nhiên, phải thuộc về giới lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/17/226998.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/23/118773.html
Đăng ngày 11-09-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share