Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại Lục 

[MINH HUỆ 24-07-2020] Chúng ta thường nghe thấy có người nói những lời cảm ơn như “Cảm ơn, Cảm tạ”… Những lời xin lỗi như “Xin lỗi, Ngại quá” cũng thường được nghe thấy. Ở Trung Quốc Đại Lục, có bao nhiêu người sử dụng những từ này xuất phát từ trái tim, từ bản năng thuần thiện của mình? Đa phần có lẽ là là tâm lý xảo quyệt khi có điều gì đó cần cầu xin người khác, hay thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện, hoặc tránh phiền toái, tất cả đều là vì bản thân, chứ không thực sự vì người khác. Những người ngụy thiện cũng tự cho rằng họ có tố chất cao, thông minh, không đắc tội với người khác. Nhưng thực tế họ lại “gian” hơn bất cứ ai. Những “người ba phải” là sản phẩm biến dị trong một xã hội bình thường với những giá trị phổ quát. Kỳ thực “người ba phải” trong tâm toan tính rất rõ ràng: Ai không tốt với mình, ai có thể kết bạn, ai chỉ là đối tác lợi ích. Liệu bản thân họ có thể phó xuất hết thảy cho ai? Câu trả lời có thể được tóm tắt trong ba chữ: “Không bao giờ”.

Người thường thật khó không có mặt trong danh sách này, những người tu luyện cũng là được Sư tôn xóa tên khỏi danh sách dưới địa ngục. Trước kia bản thân tôi cũng như vậy, chấp vào thể diện mà không biểu hiện gì trên khuôn mặt, bởi chỉ e người khác sẽ nói mình không có giáo dưỡng, không có đạo đức, không có văn hóa, không có tố chất…, đều do một chữ “sợ” đang tác quái. Đều là “sợ” làm tổn thương đến bản thân, là cái tôi giả không muốn người khác động đến, cố gắng duy trì vẻ ngoài đẹp đẽ mà “nhẫn chịu”, nhưng không bao giờ nghĩ rằng bản thân sai sót hay có điều gì không đúng. Chỉ có bản thân mới đúng hoàn toàn, thứ gì của bản thân cũng đều tốt nhất, không ai có thể sánh được, họ không hiểu chính bản thân mình. Đây đều là biểu hiện của những người không thực tu, cuối cùng bành trướng lên thành việc bùng phát cảm xúc và đổ mọi tội lỗi lên đầu người khác.

Điểm này được thể hiện rõ nét trong môi trường của xã hội Đại Lục, văn hóa đảng đã ăn mòn tâm hồn mỗi người, nhưng mọi người đã mụ mẫm tới mức không tự biết. Họ có thể từ bỏ sinh mệnh để bảo vệ “bản thân”, “luôn vĩ đại, quang minh, chính xác”. Những tinh hoa trong nhân tính của văn hóa truyền thống lại bị văn hóa đảng chiếm đoạt, thay đổi, làm biến dị, chà đạp và trở nên hoàn toàn khác.

Trong một xã hội nơi sự thật bị che giấu, chân lý và văn hóa truyền thống đã trở thành nỗi niềm đau đáu kề cận mà không dám truy cầu, khát vọng. Dẫu truy cầu cũng chẳng thể đắc được, ngay cả dùng tay chạm vào trái tim mình, [tự vấn lương tâm] cũng là việc thừa thãi. Người xưa thường hứa với lương tâm để hình dung mức độ đáng tin cậy, nắm tay trên đầu và thề để chỉ sự nghiêm túc. Chúng ta đã rời xa thời đại đó quá lâu, giờ đây nếu ai đó thề một cách nghiêm túc cũng sẽ bị cười nhạo là thật thà tới mức đáng yêu, thô kệch đến mức tức cười. Lúc này tôi im lặng, thực sự chỉ muốn khóc, Thiên thượng đã ban cho tôi trái tim này, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự biết hay trân trọng nó, điều này chẳng phải rất đáng buồn hay sao?

Ảo tưởng “giả dối, vĩ đại, trống rỗng” (văn hóa đảng) đã trở thành một xu hướng thời thượng trên sân khấu. Giả dối và ngụy tạo là xu hướng mới, bất cứ ai không hùa theo sẽ là mục tiêu bị đả kích. Ngay cả những người tốt thực sự cũng phải khoác lên lớp áo giả tạo. Bởi đạo đức giả mới là kẻ thức thời, mới là bậc tuấn kiệt, mới không làm xáo trộn trật tự xã hội của những kẻ tát nước theo mưa. Họ phải biến giả thành thật, mê hoặc chúng sinh. Cuối cùng, ngụy biện trở thành chân lý, trắng đổi thành đen. Chữ tín trong văn hóa chính thống được thay thế bằng “một tay che cả bầu trời”, “thà chết cũng không cúi đầu” lại trở thành “chết cũng không hối cải”. Người tốt và việc tốt “dưới sự lãnh đạo của đảng”, tất nhiên sẽ tách rời bản thân và lương tâm của bạn, khiến bạn có tâm mà như kẻ vô tâm. Có tâm đương nhiên là không thể sống nổi, bản thân nó vốn chỉ muốn bạn phải chết. Kỳ thực, Tỷ Can trong “Bảng Phong Thần” vẫn có thể sống sót. Nếu bạn tin vào lòng thương xót của Thiên thượng, hãy trân quý bản thân mình, đừng tiếp tục mê mờ nữa.

Hôm nay, trong quá trình chép bài kinh văn “Phật tính và ma tính”, tôi ngộ ra trong Pháp rằng, mình thường đổ lỗi cho mọi người. Ngay cả những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng vậy, chỉ là bề ngoài tôi thường tỏ ra điềm tĩnh. Bởi lẽ từ nhỏ tôi có một đặc điểm là mọi thứ cứ để trong tâm thường sẽ khiến mình cảm thấy khó chịu, hà tất phải làm khổ bản thân như vậy. Sau khi tu luyện, nếu cũng đối đãi theo cách tương tự thì cũng không đúng, vẫn là không chịu đào sâu cái tâm cảm thấy khó chịu này và loại bỏ nó, không nên để nó xuất ra dày vò bản thân. Nhưng cái tâm chấp vào thể diện này rất ngoan cố, tâm chấp vào thể diện (cầu danh) có thể nói là lớn hơn tất cả các chấp trước. “Người anh em” của nó vẫn đang lớn dần lên, chấp vào thể diện và lòng thù hận kỳ thực là chung một gốc. Satan và Quỷ đỏ là kiểu tẩy não nhìn không thấy, sờ không được, có thể được tiêm nhiễm vào tinh thần con người để khiến bạn bị hủy hoại một cách âm thầm.

Tôi xưa nay luôn coi trọng việc học Pháp. Tôi nghĩ rằng ngộ tính của tôi cũng khá tuyệt và tôi có thể lĩnh ngộ một số Pháp lý, tất nhiên không phải là toàn bộ. Tôi sẽ không bao giờ hiểu được toàn bộ Pháp lý của Đại Pháp, bởi Đại Pháp quả thực quá rộng lớn, quá hồng đại, quá vĩ đại, quá từ bi. Tôi vẫn yêu thích học Pháp, thích học Pháp, chép Pháp, học thuộc Pháp, nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy có một tầng thứ gì đó ngăn cách chân ngã của tôi với Pháp. Luôn có từng tầng, từng tầng, hết tầng này đến tầng khác cách khai, đó chính là “Văn hóa đảng”, thứ vật chất biến dị bên ngoài và vật chất biến dị bên trong bản thân tôi. Ngay cả cơ điểm của việc tu luyện cũng bị trộn lẫn với những thứ biến dị. “Tôi” có một căn cơ tốt, “Tôi “lương thiện, “Tôi” có trí huệ, “Tôi” có thể học Đại Pháp, và “Tôi” thật giỏi giang.

Những thứ tự ngã hết thảy đều là giả, tất cả đều “giả ngã”. Sau 10 năm, 20 năm tu luyện, ruốt cuộc là đang tu cho ai? Ai đã tu? Thật nực cười. Chỉ đến khi tôi viết bài viết chia sẻ này hôm nay, tôi mới như chợt tỉnh cơn mơ, trong tâm mới bắt đầu sáng tỏ và dễ chịu hơn. Nếu nói rằng bị hồng trần phong bế, chi bằng nói là “giả ngã” được nuông chiều, kìm hãm.

Hữu cầu là một điều cấm kỵ đối với người tu luyện. Thật sai lầm khi truy cầu hết thảy những điều tốt đẹp trên thế gian. Người khác có thứ gì, bạn cũng muốn có thứ đó; người khác không có thứ gì, bạn cũng muốn có thứ đó. Người khác có điều tốt đẹp, bạn cũng muốn có phần, đó chẳng phải chấp trước là gì? Mọi thứ của người thường không thể mang lên thiên thượng. Người tu luyện truy cầu sự viên mãn, vậy viên mãn ấy là gì? Đến thiên quốc hưởng phúc chẳng phải cũng giống như truy cầu lợi ích nơi người thường hay sao? Phó xuất ắt sẽ được hồi báo, nếu không được hồi báo thì phó xuất làm gì? Nếu phó xuất không mong được đền đáp, thì phó xuất vì điều gì? Đó chính là người thường, chính là bản tính của sinh mệnh trong cựu vũ trụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/24/浅谈道谢、道歉-409491.html

Đăng ngày 31-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share