Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-06-2020] Một người đàn ông ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm qua đời trong tù 16 năm trước, 80 ngày sau khi ông bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị bức hại 21 năm ở Trung Quốc. Thi thể của ông vẫn nằm trong văn phòng điều tra và nhà chức trách từ chối cho gia đình được xem xét hay chụp hình thi thể của ông.

Ông Khương Dũng không phải là thành viên duy nhất trong gia đình bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Chị gái ông, bà Khương Thục Phương cũng là một học viên, đã qua đời vào ngày 2 tháng 3 năm 2005 bởi những chấn thương từ việc sốc điện của cảnh sát.

Vợ ông Khương không phải là học viên cũng bị liên lụy trong cuộc bức hại. Bà bị bắt vào năm 2000 và bị giam trong trại lao động cưỡng bức một năm.

2005-9-26-jiangyong--ss.jpg

Ông Khương Dũng

Những thay đổi kỳ diệu sau khi tu luyện Pháp Luân Công

Năm 1996, ông Khương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và không lâu sau đó, chân của ông vốn bị thương trong một vụ tai nạn xe hơi đã phục hồi. Ông trở nên vô cùng khỏe mạnh và vô bệnh. Gia đình và hàng xóm của ông cũng rất kinh ngạc bởi tính tình của ông đã tốt lên rất nhiều.

Thường xuyên bị bắt giữ và sách nhiễu

Sau khi cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, cuộc sống của ông Khương bị hủy hoại vì ông từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Năm 1999, ông Khương bị bắt giữ và giam giữ hai lần vì tới Bắc Kinh để phản đối cuộc bức hại. Tháng 7 năm 2000, cảnh sát bắt giữ ông vì ông giương một biểu ngữ Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và giam ông trong Trại Lao động Cưỡng bức Triêu Dương Câu hơn một năm. Ông thường xuyên bị tra tấn ở trong trại lao động.

Từ năm 2000 tới năm 2001, trong khi ông Khương bị giam trong trại lao động cưỡng bức, cảnh sát cũng bắt giữ vợ ông và giam bà một năm trong cùng trại lao động với ông, để lại đứa con của họ bơ vơ ở nhà.

Chưa đầy một năm sau khi được trả tự do, ông Khương tới Bắc Kinh một lần nữa để phản bức hại, và ông đã bị bắt tới Trại tạm giam Bắc Kinh vào tháng 3 năm 2002.

Tháng 11 năm 2002, ông bị bắt một lần nữa. Trong khi thẩm vấn, cảnh sát đã treo ông lên bằng còng tay.

Cảnh sát ở Trường Xuân cũng sách nhiễu và đe dọa gia đình ông. Vợ ông bị bệnh tim nặng vì liên tục sống trong sợ hãi. Mỗi khi về nhà, đứa con nhỏ của họ vô cùng khiếp sợ khi nhìn thấy cảnh sát đang ở bên ngoài giám sát gia đình họ.

Qua đời sau 80 ngày bị giam giữ

Vụ việc bắt giữ mới nhất của ông Khương diễn ra vào ngày 13 tháng 4 năm 2004. Hai tuần sau, Công an hàn phố Trường Xuân mới thông báo cho gia đình về vụ bắt giữ. Cảnh sát tịch thu 30.000 nhân dân tệ tiền mặt, một chiếc xe máy và điện thoại di động của ông Khương.

Cảnh sát bí mật chuyển ông Khương tới một nơi mà ông bị ngược đãi tàn bạo không thể tả. Cảnh sát tra tấn ông bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có treo người bằng cổ tay, trói chặt ông trên một ghế băng, sốc điện bằng dùi cui, dùng que xiên đâm vào móng tay, bức thực bằng nước ớt và trùm đầu bằng túi nhựa. Ông Khương đã ngất xỉu rất nhiều lần vì đau đớn và thiếu oxy.

Tám ngày sau, cảnh sát chuyển ông Khương tới trại tạm giam Thiết Bắc. Ngay ngày hôm sau, nhà chức trách đưa ông tới một bệnh viện vì những thương tích của ông. Sau khi nhập viện một tháng, ông bị đưa trở lại trại tạm giam vào ngày 26 tháng 5 năm 2004 và tiếp tục bị tra tấn. Gia đình ông nhiều lần nỗ lực yêu cầu gặp mặt ông, nhưng họ liên tục bị từ chối.

Ngày 4 tháng 7 năm 2004, nhà chức trách thông báo cho gia đình ông Khương rằng ông đã qua đời vì “đổ bệnh đột ngột sau khi hồi sức không thành công.”

Gia đình ông Khương nhìn thấy một vết xiết rất sâu ở cổ, máu rỉ ra từ miệng, hai mắt mở to, những vết bầm tím ở ngực và giấy vải lụa nhét vào hậu môn của ông, trông ông hốc hác. Khi gia đình cố gắng chụp hình thi thể ông, hàng chục cảnh sát vội vàng ngăn cản và hành hung gia đình.

Khi gia đình yêu cầu trả lại quần áo của ông Khương, trại tạm giam nói rằng chúng đã bị tiêu hủy. Gia đình nghi ngờ rằng cảnh sát tiêu hủy bằng chứng tra tấn.

Hôm sau gia đình quay lại để xem xét thi thể ông lần nữa, thì thấy máu ở miệng ông đã được lau, vết bầm tím trên ngực được tẩy trắng và xuất hiện màu xanh nhạt, mắt ông khép lại, khóe mắt bị thâm tím. Cồn lau và bông vẫn đang còn ở trên sàn nhà.

Bởi gia đình ông Khương không đồng ý hỏa táng, nên thi thể của ông vẫn được bảo quản trong văn phòng điều tra tại thời điểm viết bài. Hiện gia đình chưa biết rõ nguyên nhân cái chết của ông. Khi họ yêu cầu xem thi thể của ông, cảnh sát đã từ chối.

Bài liên quan:

Cảnh sát thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, tra tấn học viên Đại Pháp là ông Khương Dũng đến chết


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/11/407554.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/28/185675.html

Đăng ngày 18-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share