Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-05-2020] Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng kết cục tôi lại có thể là một người mẹ đơn thân.

Khi con gái chúng tôi lên hai tuổi, chồng tôi đã ly dị tôi sau khi bố tôi bị bắt vì nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp tuyệt vời như thế nào, anh ấy sợ bị liên lụy kể từ khi tôi cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Một trong những người bạn của tôi đã lo lắng về con gái tôi và đã đưa ra nhận xét rằng những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình bố mẹ ly hôn có thể rất có vấn đề. Tôi đã không đồng ý điều đó.

Khi con gái tôi lên ba, tôi thường hỏi cháu, con có muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp với mẹ không? Cháu luôn trả lời: “Không phải bây giờ, ngay sau khi con lớn lên thì con sẽ tu”. Tôi không thúc giục cháu vì tôi nghĩ có lẽ cháu vẫn còn quá nhỏ.

Giống như các bà mẹ khác, tôi đã cho cháu đi học mầm non. Con gái tôi cũng giống như những đứa trẻ bình thường khác, cháu thường khóc vào ban đêm, bị ốm, làm ướt giường và không chịu đi nhà trẻ. Bố mẹ tôi và tôi thường xuyên kiệt sức với cháu.

Bố tôi lo lắng rằng tôi có thể dẫn con gái đi sai đường: “Con luôn nói về các lý thuyết giáo dục khác nhau, nhưng con có biết rằng con đường đúng đắn là hướng dẫn con gái con học Pháp Luân Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp là nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới này”.

Lúc đó tôi đã không nghe lời bố. Nhưng một điều tuyệt vời đã xảy ra một năm sau đó đã thay đổi hoàn toàn chúng tôi.

Nó xảy ra khi con gái tôi bốn tuổi. Cháu bị giun kim khi đi học. Tôi nghĩ rằng cháu sẽ ổn sau khi uống thuốc trong một vài ngày.

Tuy nhiên, nửa tháng trôi qua và cháu vẫn bị giun kim. Một ngày nọ, mẹ tôi nói với tôi một điều kỳ lạ: Sau khi bà đặt thuốc cho con gái tôi, bà đã kiểm tra lại vài phút sau đó, thuốc đã biến mất. Tôi chợt nhận ra rằng có thể Sư phụ đã điểm hóa cho tôi rằng đã đến lúc hướng dẫn con gái tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi chia sẻ với mẹ những gì tôi đang nghĩ, nhưng con gái tôi tình cờ nghe thấy tôi nói. Cháu đã rất phấn khích, nhảy lên giường và nói: Mẹ ơi, con muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ngay bây giờ! Chúng tôi đã không thể hạnh phúc hơn.

Sau đó, cháu nghe các bài giảng Pháp của Sư phụ mỗi tối trước khi đi ngủ. Nhiều vấn đề của cháu sớm đã biến mất. Cháu không còn làm ướt giường nữa, cháu cũng không bị cảm lạnh thường xuyên và không khóc khi đến nhà trẻ nữa.

Thỉnh thoảng cháu bị sốt nhưng cháu vẫn nghe các bài giảng của Sư phụ và cơn sốt của cháu thường hết vào sáng hôm sau. Tôi biết rằng chính Sư phụ đã thanh lọc cơ thể cho con gái tôi. Cháu đã là một tiểu đệ tử của Ngài.

Nhận dạng chữ Hán mà không cần dạy dỗ

Lúc đầu, cháu rất nghịch ngợm và thường chạy quanh phòng trong khi đọc lặp lại những gì tôi đã đọc. Tôi đã phải thử tất cả mọi cách để khiến cháu ngồi yên. Chúng tôi thường mất rất nhiều thời gian để hoàn thành xong một đoạn.

Mẹ tôi thấy tôi đã kiệt sức như thế nào và nói với tôi rằng: “Có lẽ con bé còn quá nhỏ. Chúng ta có thể thử một cách khác? Nhưng phải hai năm nữa con gái tôi mới đi học chữ Hán. Tôi đã không muốn chờ đợi đến thời gian đó.

Dù khó khăn đến đâu, tôi vẫn nhất quyết đọc sách cùng cháu. Dần dần, cháu đã có thể ngồi cạnh tôi trong thời gian lâu hơn. Chúng tôi mất một năm để đọc xong Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên.

Đến lúc con gái tôi lên năm. Tôi vẫn nhớ ngày tôi phát hiện ra cháu có thể đọc. Đó là một ngày nắng rực rỡ và chúng tôi đang ngồi trên xe buýt. Cháu rất vui và bắt đầu đọc những bảng quảng cáo trên xe buýt. Tôi rất ngạc nhiên khi cháu biết rất nhiều mặt chữ. Tôi chưa hề dạy cháu ấy bất kỳ chữ nào. Khi chúng tôi đọc Chuyển Pháp Luân, cháu chỉ đơn giản là lắng nghe tôi và sau đó lặp lại những gì tôi đã đọc.

Tôi hỏi cháu, làm sao con biết tất cả những chữ này? Cháu nói: “Con không biết. Các chữ có vẻ rất quen thuộc và con chỉ biết đọc”.

Sau đó chúng tôi bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân lần thứ hai. Lần này cháu có thể tự đọc sách. Cháu biết từng chữ trong cuốn sách! Cháu đã hoàn thành cuốn sách trong một vài tháng và ngay lập tức bắt đầu đọc lại

Một ngày nọ, cháu nói với tôi rằng khi cháu đọc, có một màn hình lớn trước mặt cháu. Màn hình hiển thị các cảnh khác nhau để giúp cháu hiểu những gì cháu đọc.

Ví dụ, khi cháu đọc lời giảng Pháp này của Sư phụ: “Có câu rằng: ‘Thất phu bị nhục, tuốt kiếm tương đấu’ (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân), thì cháu nhìn thấy hai người đàn ông từ thời cổ đại đang tuốt kiếm đánh nhau.

Khi cháu bắt đầu học tiểu học, cháu có ít thời gian để học Pháp. Tôi nói với cháu: “Nếu con sẵn sàng dậy sớm vào buổi sáng, chúng ta có thể học như bình thường”. Mẹ tôi cười nói: “Con cho rằng một đứa trẻ lớp một có thể làm được vậy chăng?” Nhưng con gái tôi trả lời, con có thể làm được!

Thật vậy, cháu dậy sớm vào sáng hôm sau, lần đầu tiên cháu dậy sớm để học Pháp cùng tôi từ khi cháu đi học.

Cháu phải thức dậy sớm hơn sau khi được chọn là người dẫn các bạn cùng lớp đọc sách vào buổi sáng. Nhưng cháu đã có thể xử lý việc đó. Mặc dù đôi khi cháu không thể thức dậy đúng giờ, cháu vẫn giữ thói quen học Pháp mỗi ngày. Mẹ tôi nói: “Những đứa trẻ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thực sự khác với những đứa trẻ khác”.

Từ bỏ việc học thêm

Ngày nay ở Trung Quốc, mọi trẻ em phải vật lộn để học thêm, để đảm bảo chúng sẽ không bị bỏ lại phía sau.

Ban đầu, tôi đã không đăng ký cho con gái mình tham gia bất kỳ lớp học dạy kèm nào, vì điều quan trọng nhất với cháu là học Pháp mỗi ngày. Trên thực tế, kết quả học tập của cháu luôn luôn tốt.

Nhưng vào năm lớp 5, cháu đã phải chịu rất nhiều căng thẳng vì tất cả những đứa trẻ khác đến trường học đều học trước. Không có sự giúp đỡ bên ngoài, thật khó để cháu có thể theo kịp các bạn cùng lớp. Chưa kể sự cạnh tranh trong việc nộp đơn vào các trường trung học hàng đầu.

Sau đó tôi đã đăng ký cho cháu tham gia nhiều lớp học dạy kèm, bao gồm lớp văn, toán và tiếng Anh. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra rằng cháu không còn thời gian sau giờ học để học Pháp. Cháu thực sự rất mệt mỏi và thay vì được cải thiện thì điểm số của cháu lại kém hơn.

Sư phụ giảng:

“Thực ra phấn đấu cá nhân có thể thay đổi được những thứ nhỏ trong đời người, một số thứ nhỏ thôi; bằng phấn đấu cá nhân có thể có được những thay đổi ấy. Nhưng chính vì nỗ lực cải biến của chư vị mà có thể chịu nhận nghiệp lực; nếu không thế thì không tồn tại vấn đề tạo nghiệp, cũng không tồn tại vấn đề làm việc tốt [và] làm việc xấu”. (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng con gái tôi và tôi đang đi sai đường. Chúng tôi đã vô tình cổ súy cho việc cạnh tranh trong học tập, vốn là mặt trái của hệ thống giáo dục hiện nay ở Trung Quốc. Chúng tôi bắt đầu hướng nội, và nhận ra cần phải buông bỏ một số chấp trước, đặc biệt là tâm danh và mong muốn giữ thể diện.

Không dễ để loại bỏ những chấp trước này. Chúng tôi đã có một khoảng thời gian rất khó khăn. Khi mọi người đua nhau đăng ký các lớp dạy kèm khác nhau, thật khó để không làm điều tương tự. Con gái tôi nói rằng khi cháu càng truy cầu điểm cao thì điểm của cháu lại càng thấp. Nhưng chúng tôi vẫn không bỏ cuộc. Chúng tôi đã học Pháp chăm chỉ hơn với tư cách là những học viên chân chính và mặc dù phải mất một thời gian dài, chúng tôi mới dần dần loại bỏ được các chấp trước của mình.

Cuối cùng, con gái tôi chỉ đến lớp dạy kèm môn toán. Tôi nói với cháu rằng cháu không cần ép mình phải học trước, chỉ cần cố gắng hết sức là đủ. Điều quan trọng nhất là học Pháp mỗi ngày và chia sẻ về thể ngộ của chúng tôi.

Dần dần, điểm số của con gái tôi được cải thiện. Ngay cả khi không tham gia các lớp học dạy kèm bên ngoài, cháu vẫn đạt điểm xuất sắc trong bài kiểm tra bài ngoại ngữ. Ngoài ra, cháu không nghĩ rằng việc vào được một trường trung học hàng đầu là tối quan trọng. Cháu nói với tôi rằng cháu nghĩ tốt hơn là nên vào một trường cấp hai gần nhà để cháu có đủ thời gian học Pháp và luyện công.

Chống lại sự cám dỗ của trò chơi điện tử

Ngày nay, hầu hết trẻ em dành nhiều thời gian để xem video hoặc chơi game trên máy tính, xem phim hoạt hình hoặc video phát trực tuyến. Con gái tôi là một trong số đó.

Có một thời gian, con gái tôi nghiện điện thoại thông minh và xem phim hoạt hình. Kết quả là, con bé đã buông lơi tu luyện và lạc lối trong cuộc sống người thường. Trong thời gian đó, cháu không chỉ không thể tập trung vào việc học mà còn trở nên cáu kỉnh. Chỉ nghe bài giảng của Sư phụ mới có thể làm cháu bình tĩnh lại. Nhưng khi cháu quay lại chơi game, cháu lại trở nên cáu kỉnh. Việc này khiến cháu rơi vào tình trạng kiệt sức.

Sư phụ giảng:

“Chơi máy tính, đánh game ấy, cũng khởi tác dụng đồng dạng, cùng một đạo lý. ‘Ngươi cai bỏ đi, ngươi cai bỏ đi để ta chết à? Không được, ta nhất định cứ khiến ngươi xem. Không xem? [Thì] không cho ngươi làm việc, không để ngươi học tập, chính là khiến tư tưởng của ngươi muốn chơi nó; [ngươi] không xem thì ta khiến ngươi chơi cả trong mơ’.”(Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Về lý thuyết, con gái tôi hiểu rằng cháu nên tránh xa những thiết bị điện tử đó. Tuy nhiên, cháu bị bao vây bởi chúng và cháu rất khó cưỡng lại sự cám dỗ đó. Để tạo môi trường tốt hơn cho cháu, chúng tôi chỉ dùng một chiếc điện thoại thông minh cho cả gia đình và chỉ bật nó khi cần thiết. Chúng tôi chỉ truy cập vào các trang web truyền thông của các học viên Pháp Luân Đại Pháp và xem các chương trình về văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Chúng tôi cũng dành thời gian cùng nhau làm nghệ thuật thủ công. Một lần, cháu mang tác phẩm nghệ thuật của mình đến một hội chợ ở trường và tất cả đều được bán hết! Một lần nữa cháu thấy rằng cuộc sống sẽ tuyệt vời hơn nếu không có thiết bị điện tử.

Trên thực tế, mặc dù cháu không thể hoàn toàn không có các thiết bị điện tử nhưng giờ đây, cháu có khả năng tự kiểm soát tốt hơn. Cháu là người duy nhất trong lớp không chơi game trên máy tính. Cháu thường nói với tôi rằng: “Sư phụ luôn giúp đỡ con. Bất cứ khi nào con dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi trên máy tính, con rất khó chịu và ngứa ngáy. Nếu con dừng lại ngay lập tức và dành nhiều thời gian hơn để học Pháp và luyện công, tất cả những triệu chứng đó sẽ biến mất trong một vài ngày”.

Sức mạnh của Thiện và Nhẫn

Con gái tôi thường gặp khó khăn ở trường nếu bị đối xử tệ hoặc không công bằng. Có hai sự cố tôi vẫn nhớ rất rõ cho đến hôm nay.

Năm lớp hai, cháu là người dẫn các bạn cùng lớp đọc sách vào sáng sớm. Một bạn khác là người giữ trật tự trong lớp, thường đến trễ và thường tìm lý do để không làm việc của mình. Điều đó có nghĩa là con gái tôi phải tự làm mọi thứ. Điều này đã diễn ra trong vài tháng.

Một ngày nọ, cháu không thể chịu đựng được nữa và bắt đầu phàn nàn. Tôi nói với cháu: “Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, chịu đựng khó khăn không phải là điều xấu. Có lẽ chúng ta cần phải cố gắng Nhẫn hơn?” Cháu không nhận được sự hỗ trợ mà cháu đang tìm kiếm từ tôi và bắt đầu khóc.

Khi cháu bình tĩnh lại, tôi hỏi cháu: “Con hãy nghĩ về những gì chúng ta nên làm. Con có thể nói việc này với cha mẹ bạn ấy hoặc với giáo viên? Sau đó, con đi học muộn và để cho người bạn ấy của con làm việc của con?” Cháu lắc đầu. Cháu lau nước mắt, và nói điều đó sẽ chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn.

Ngày hôm sau, cháu rời khỏi nhà như thường lệ. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng tình hình đã không khá hơn cho đến cuối học kỳ. Nhưng con gái tôi không còn phàn nàn gì nữa. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi một cách kỳ diệu trong học kỳ thứ hai. Bạn học của cháu đến trường đúng giờ mỗi ngày và thực hiện nhiệm vụ của mình một cách nghiêm túc. Khi con gái tôi hỏi tại sao, bạn của cháu trả lời: “Thật kỳ lạ. Mình không biết tại sao nhưng mình chỉ muốn dậy sớm và đi học sớm”.

Một sự cố khác mà tôi nhớ là có liên quan đến một cậu bé trong lớp học của con gái tôi. Cậu bé là một người hay gây rối và không ai thích cậu ta. Thông thường nếu một học sinh học không giỏi ở trường, giáo viên sẽ chỉ định một bạn cùng lớp giúp đỡ học sinh đó. Cậu bé có nhiều người giúp đỡ, nhưng không ai trong số họ có thể giúp được cậu. Thực tế là không ai muốn giúp cậu ta.

Một ngày nọ, giáo viên hỏi cả lớp rằng có ai tình nguyện giúp đỡ cậu bé không? Lúc đó không ai giơ tay. Khi cô giáo hỏi lần thứ hai, con gái tôi giơ tay lên. Bạn cùng lớp của cháu sững sờ. Điều này đã khiến tôi rất tự hào về cháu.

Sau đó, con gái tôi không có thời gian rảnh giữa các giờ nghỉ khi ở trên lớp. Trong khi những bạn khác đang chơi, cháu phải giúp cậu bé làm bài tập về nhà và trả lời các câu hỏi. Lúc đầu, cậu bé không chịu phối hợp với con gái tôi.

Chúng tôi đã bàn luận về cách tốt nhất để giúp cậu ta. Con gái tôi nói rằng cháu không nên la mắng cậu ta như những người bạn trước đã làm. Điều đó sẽ làm tổn thương cậu bé và cũng khiến cháu mất đức. Dù thế nào đi nữa, cháu cũng chỉ nên từ bi với cậu ta. Vì vậy, bất cứ khi nào cậu bé không làm việc của mình, con gái tôi chỉ nhắc nhở cậu ấy: “Nếu bạn tiếp tục như thế này, tôi sẽ không thể giúp bạn”.

Kết quả ngoài sự mong đợi, lòng tốt của con gái tôi đã khiến cho cậu bé thay đổi. Cậu bé bắt đầu học tập nghiêm túc hơn và biết hợp tác với con gái tôi. Vào cuối học kỳ, cậu bé đã được trao giải học sinh tiến bộ nhất và con gái tôi được công nhận là người trợ giúp tốt nhất.

Con gái tôi thực sự đã được trải nghiệm sức mạnh của Thiện, không chỉ để quy chính bản thân mà còn cải biến những người khác.

Khi con gái tôi trưởng thành cùng với Pháp Luân Đại Pháp, cháu đã xem những rắc rối của mình như những khảo nghiệm và cơ hội để đề cao bản thân. Cháu làm theo Chân-Thiện-Nhẫn để vượt qua từng khảo nghiệm.

Mỗi học kỳ cháu đều chuẩn bị những món quà nhỏ để thể hiện sự cảm kích của mình đối với giáo viên. Đôi khi cháu rất bận rộn vì cháu cần hoàn thành bài tập về nhà, và còn phải tổ chức các hoạt động trong lớp, dẫn các bạn cùng lớp đọc bài vào sáng sớm, tập hợp bài tập về nhà cho giáo viên và giúp đỡ các bạn cùng lớp sau giờ học. Tôi không thể không tự hỏi làm thế nào một học sinh tiểu học có thể xử lý nhiều việc cùng một lúc mà với một tinh thần trách nhiệm cao như vậy!

Người bạn của tôi từng lo lắng rằng con gái tôi có thể có vấn đề khi lớn lên trong một gia đình có mẹ đơn thân đã đến thăm chúng tôi vào năm ngoái. Cô ấy đã nhận ra con gái tôi là một cô bé tự tin, lạc quan và thông minh. Cô ấy thừa nhận mình đã sai lầm. Xuất thân trong một gia đình thế nào không phải là điều quan trọng, mấu chốt của việc nuôi dưỡng một đứa trẻ thành người tốt là ở phương cách giáo dục. Một nền tảng giáo dục tốt sẽ giúp con gái tôi có một tâm hồn đẹp. Tôi mỉm cười và nói, lý do duy nhất là con gái tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp là nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới. Cô ấy đã không thể không đồng ý với điều đó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/15/406308.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/20/185108.html

Đăng ngày 06-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share