[MINH HUỆ 16-06-2020] ”Một cá nhân hòa vào tập thể, ta cống hiến cả tuổi thanh xuân cho tổ quốc” là câu cửa miệng ĐCSTQ thường dùng để khuyến khích những người trẻ tuổi vô tư cống hiến cho nó. Ngoài ra còn có những khẩu hiệu tương tự như “gia đình nhỏ và đại gia đình lớn”, “sông lớn không cạn nước, sông nhỏ luôn đầy nước” v.v. Nhằm để giáo dục người ta rằng có tổ quốc thì mới có gia đình, lúc xảy ra xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích quốc gia thì cần phải coi trọng lợi ích quốc gia.

Những khẩu hiệu này có tính mê hoặc rất lớn. Chúng ta từ nhỏ đã tiếp thu loại giáo dục kiểu chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa yêu nước này nhưng liệu lòng yêu nước có thật sự bắt nguồn từ giáo dục hay không?

Một tấm vé máy bay đã phá tan huyễn tưởng về ĐCSTQ

Khi nhìn một người, chúng ta không thể nhìn anh ta nói ra sao mà cần phải nhìn xem anh ta làm như thế nào. Sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở hải ngoại, rất nhiều quốc gia như Canada v.v. đều tích cực sắp xếp các chuyến bay riêng để đưa người dân của họ trở về nước. ĐCSTQ ngoài miệng hoan nghênh du học sinh về nước, nhưng trên thực tế số lượng chuyến bay nhập cảnh sụt giảm đáng kể với lý do phòng tránh dịch bệnh du nhập vào Trung Quốc. Ngày 26 tháng 3, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc đề ra chính sách mỗi hãng hàng không chỉ có thể giữ lại một đường bay nước ngoài và một chuyến bay vào mỗi tuần. Chính sách “5 nhất” này (quy định về một hãng hàng không, một quốc gia, một đường bay, một tuần, một chuyến bay) đã nhận phải phản đối kịch liệt từ gia đình của các du học sinh.

Có vài triệu du học sinh Trung Quốc hiện đang sinh sống ở nước ngoài, và hàng chục nghìn du học sinh với thị thực sắp hết hạn vẫn đang lưu trú tại Hoa Kỳ. Số chuyến bay ít như vậy quả là chẳng thấm tháp vào đâu. Dưới áp lực đòi hỏi từ du học sinh và các bậc phụ huynh, ĐCSTQ chỉ cho phép mở vài chuyến bay riêng. Thế mà ĐCSTQ vẫn lớn giọng tuyên truyền hoan nghênh du học sinh về nước trong suốt một thời gian dài, nhưng cho đến bây giờ vẫn còn vài triệu người bị mắc kẹt ở nước ngoài. Họ sẵn sàng chi trả 60 đến 70 nghìn nhân dân tệ để mua vé máy bay về nước nhưng vẫn không thể mua vé hạng thương gia, huống chi là vé máy bay hạng phổ thông lại càng không thể mua được. Trong khi đó, giá vé máy bay từ Mỹ về Hồng Kông chỉ có giá 20 nghìn nhân dân tệ. Ngay cả Ấn Độ là quốc gia hứng chịu thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh nhưng họ cũng không từ chối đón du học sinh về nước. Giá vé máy bay từ Mỹ về Ấn Độ chỉ có giá 2.500 đô la Mỹ.

Chúng ta hãy thử so sánh một chút, thái độ của chính phủ Trung Quốc quả là khiến cho du học sinh khó mà chấp nhận được. Du học sinh để lại nhiều lời bình luận trên trang Weibo của mạng Hàng không dân dụng Trung Quốc như sau: “Thử hỏi có quốc gia nào không để cho người dân nước mình về nước hay không? Không lẽ bây giờ chúng tôi phải trực tiếp nộp đơn xin tị nạn?”, “Tôi cảm thấy đau tim khi xem giá vé từ cùng một nơi bay về Hồng Kông và bay về Đại Lục, rốt cuộc là tiền của ai và xã hội của ai đây???!!!”

Một du học sinh chia sẻ: ”Năm ngoái Hồng Kông biểu tình đòi tự do, du học sinh chúng tôi ở nước ngoài hết mình ủng hộ cho tổ quốc. Chúng tôi không ngại nguy hiểm đối đầu với các phần tử đòi quyền tự do cho Hồng Kông ở hải ngoại. Lúc đó, chúng tôi đã tự hào giương cao cờ đỏ năm sao! Nhưng chúng tôi đâu ngờ hiện nay chính phủ không cho du học sinh về nước. Chúng tôi làm sao có thể gật đầu đồng ý được đây?! Những kẻ hèn nhát ngồi sau bàn phím máy tính kia còn dám phàn nàn rằng du học sinh hoàn tất xong việc học đều ở lại nước ngoài. Trải qua lần này, tôi không biết sẽ có bao nhiêu du học sinh cảm thấy thất vọng cay đắng nữa?!”

Có hơn nghìn lượt bình luận giống như vậy đăng tải trên mạng khiến cho Cục Hàng không dân dụng phải đóng luôn trang góp ý trên Weibo. Có cư dân mạng nói: “Họ nghĩ không ai xem được bình luận thì những lời tố cáo của chúng tôi sẽ không còn tồn tại nữa sao?” Dịch bệnh lần này quả là giống như chiếc kính chiếu yêu, chỉ một tấm vé máy bay cũng đủ phá tan huyễn tưởng về ĐCSTQ của du học sinh. Nó giúp người ta nhìn thấu ĐCSTQ rốt cuộc đối đãi với người dân Trung Quốc như thế nào.

Chủ nghĩa yêu nước không phải là nói ra miệng

Chúng ta thử nhìn xem nước Đức đã làm như thế nào. Lúc dịch bệnh hoành hành ở Đức, dưới tình huống nguồn quỹ y tế eo hẹp, chính phủ Đức đã tận dụng thời gian 5 tuần để huy động sắp xếp hơn 1.000 chuyến bay và hoàn thành sơ tán khoảng 240 nghìn người trở về Đức, trong đó bao gồm công dân Đức sinh sống rải rác khắp nơi trên thế giới và những người mang quốc tịch nước ngoài có tư cách cư trú vĩnh viễn ở Đức.

Chính phủ Đức không có suy xét về áp lực sơ tán sẽ du nhập dịch bệnh về nước. Thời khắc nguy nan khi dịch bệnh bao trùm cũng là lúc người dân cần đến sự quan tâm bảo vệ của đất nước mình nhất. Trách nhiệm của chính phủ bảo vệ công dân nước mình là một nghĩa vụ cơ bản để đảm bảo an toàn và chữa trị y tế cho người dân, chứ không phải giống như kiểu ĐCSTQ đẩy những người dân mang quốc tịch Trung Quốc ra bên lề, không thèm ngó ngàng gì đến họ.

Chúng ta không nhìn thấy bất cứ một biểu ngữ hay khẩu hiệu yêu nước nào trên các con phố ở Đức. Từ nào đến giờ, các trường học ở Đức chưa từng giáo dục về chủ nghĩa yêu nước, bởi lẽ lòng yêu nước không phải được đào tạo ra từ giáo dục. Cách làm của chính phủ chính là giáo dục về lòng yêu nước tốt nhất và là lực ngưng tụ quốc gia tốt nhất. Bởi vì một khi người dân tín nhiệm chính phủ thì lòng yêu nước của họ sẽ phát ra từ nội tâm, tự bản thân họ sẽ cảm thấy tự hào về tổ quốc.

Vô tư cống hiến chính là bảo người ta phục tùng tuyệt đối

Trung Quốc thời xưa có câu: “Dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc thứ chi.” (Tạm dịch là: dân là quý nhất, vua là nhẹ nhất, tiếp đến mới là xã tắc.) Nhưng ĐCSTQ lại lấy nguyên tắc duy hộ chính quyền ĐCSTQ đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu. ĐCSTQ cố ý gây ra sự nhầm lẫn giữa đất nước Trung Quốc và Trung Cộng (ĐCSTQ). Lòng yêu nước mà nó nhắc đến chính là yêu Đảng, chứ không phải là tình yêu dành cho đất nước Trung Hoa. Câu nói “một cá nhân vì tập thể” có mục đích là để người dân vô tư cống hiến cho ĐCSTQ. Khi cá nhân và tập thể phát sinh xung đột lợi ích thì người dân phải vứt bỏ cá nhân mình để phục tùng tập thể một cách vô điều kiện và vâng lời nghe theo Đảng cộng sản.

Chiểu theo lý luận của ĐCSTQ thì du học sinh cần phải hy sinh cá nhân mình để suy xét cho nước nhà, không được “du nhập virus bên ngoài về nước”. Từ đó, chính phủ ĐCSTQ có thể phủi tay thoái thác trách nhiệm bảo vệ công dân Trung Quốc, đồng thời cũng có rất nhiều ví dụ về những du học sinh bất mãn đối với chính sách của ĐCSTQ liền bị xem như phần tử không yêu nước, thậm chí là sẽ bị trừng phạt.

Trong giải thi đấu bóng bàn năm 1987, một tổ chức của ĐCSTQ đã quyết định cho Hà Trí Lệ thua trận trước người bạn cùng đội là Quản Kiến Hoa nhằm để nâng cao xác suất giành lấy giải Vàng. Tuy nhiên, Hà Trí Lệ không biết chuyện này nên cô đã giành chiến thắng 3:0 trước Quản Kiến Hoa. Cuối cùng, cô còn giành luôn vị trí quán quân. Tổ chức tỏ ra rất giận dữ, bèn ra quyết định xử phạt Hà Trí Lệ. Sau đó, nhờ có lãnh đạo cấp trên lên tiếng giúp đỡ nên cô đã được miễn hình phạt. Năm tiếp theo, Hà Trí Lệ bị gạch tên ra khỏi danh sách tham dự Thế Vận hội. Hà Trí Lệ kết hôn với một người Nhật Bản tên là Toei. Ở Á Vận hội năm 1994, cô đại diện cho nước Nhật tham dự giải đấu và giành vị trí quán quân sau khi chiến thắng Đặng Á Bình. Chính vì vậy, cô đã bị người dân Trung Quốc mắng chửi là Hán gian.

Hà Trí Lệ là một vận động viên bóng bàn xuất sắc nhưng cô lại không có quyền quyết định thắng thua. Cá nhân cô ấy phải phục tùng theo quyết định của tổ chức, tổ chức mới là “tập thể lớn”. Thắng thua chỉ là chuyện nhỏ nhưng không phục tùng quyết định của tổ chức mới là chuyện lớn. ĐCSTQ không cho phép việc này xảy ra cho nên nó nhất quyết phải khai trừ Hà Trí Lệ.

“Cá nhân phục tùng tập thể” chính là nghĩ theo lý tưởng của Đảng cộng sản, nói theo những lời của Đảng cộng sản. Nếu Đảng nói “không có ĐCSTQ sẽ không có tiền đồ cho Trung Quốc” thì người dân cần phải hiểu là “nếu rời xa khỏi ĐCSTQ thì ai có thể lãnh đạo đất nước chúng ta”. Nếu Đảng nói “phản Đảng chính là phản Hoa” thì người dân lập tức lẫn lộn ai là Đảng và ai là đất nước Trung Hoa. Nếu Đảng nói “vô Thần luận” thì người dân không được phép tin vào Thần và không biết rằng bản thân mình có quyền tin vào Thần. Thông qua những việc này, thủ đoạn tà ác của Đảng cộng sản đã được thực hiện thành công.

Chúng ta có thể thấy rằng “cá nhân phục tùng tập thể” chỉ là lời lẽ ngụy biện của ĐCSTQ bảo người ta phục tùng nó một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, người viết hy vọng quý độc giả hãy nhớ rằng chúng ta không thể trở thành vật hy sinh cho ĐCSTQ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/6/16/407775.html

Đăng ngày 24-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share