Bài viết của Thanh Đồng

[MINH HUỆ 21-05-2020] Có câu nói “thấy rồi mới tin”. Một số người cho rằng họ có thể nhìn thấy bất kể thứ gì bằng cặp mặt thịt này của họ, và nghi ngờ mọi thứ không nhìn thấy khác.

Chúng ta đã biết tế bào của con người được cấu thành từ vô số phân tử, những các phân tử này lại được cấu tạo từ những hạt nhỏ bé hơn như nguyên tử. Cấu trúc của nguyên tử bao gồm điện tử và hạt nhân nguyên tử.

Hãy tưởng tượng rằng có một chiếc kính hiển vi có thể giúp chúng ta quan sát được cấu trúc của nguyên tử. Nếu điều này là đúng thì khoảng cách giữa điện tử và hạt nhân sẽ lớn đến mức nào?

Theo một bài báo có tựa đề “99,9999999% cơ thể người là không gian trống rỗng”, đăng ngày 23 tháng 9 năm 2016, trên trang Business Insider, thì khoảng cách giữa các điện tử và hạt nhân nguyên tử lớn hơn 100.000 lần đường kính của hạt nhân. Điều đó nói lên rằng, nếu toàn bộ nguyên tử được phóng đại tới kích thước của một sân bóng chày thì hạt nhân nguyên tử chỉ có kích thước bằng một hạt lạc.

Nói cách khác, dưới kính hiển vi nguyên tử thực sự “trống rỗng”. Chính những nguyên tử “trống rỗng” này đã cấu thành nên các phân tử, tiếp đến là các tế bào, và sau đó là toàn bộ thân thể người.

Vậy nên, từ quan điểm vi quan mà xét thì thân thể chúng ta thật sự có những khoảng trống to lớn bên trong, hoàn toàn trái ngược với thân thể “đặc quánh” được nhìn thấy dưới con mắt trần tục này. Các nhà khoa học đã lý giải sâu hơn rằng tỷ lệ không gian vi quan trống rỗng trong toàn bộ thân thể này là 99.9999999%. Nói cách khác, thân thể chúng ta về cơ bản là một “không gian trống rỗng”.

Cũng theo bài viết này trên trang Business Insider, nếu điện tử và hạt nhân nguyên tử được sắp xếp cạnh nhau thì thân thể chúng ta sẽ trở nên nhỏ bé tới mức nào? Trong trường hợp đó, thân thể chúng ta sẽ chỉ lớn hơn một hạt bụi, và tổng thể tích thân thể của toàn nhân loại cũng chỉ tương đương với kích thước của một viên đường nhỏ!

Hiện tượng đáng kinh ngạc như vậy không chỉ giới hạn đối với thân thể người mà còn là vấn đề của toàn vũ trụ chúng ta.

Trong thế giới vi mô, hoặc ở trong một trạng thái vô hình đối với cặp mắt thịt này của chúng ta, thì nhiều thứ có thể xuất hiện chỉ là “trống rỗng” đối với chúng ta, nhưng chúng có thật sự như thế không?

Tất cả chúng ta đều biết thị giác con người là có giới hạn. Một ngày nào đó, nếu chúng ta có một thiết bị có thể ghi lại được hiện thực bên trong những “không gian trống rỗng” này, thì điều đó sẽ thật sự mở mang tầm mắt chúng ta.

Còn đối với hiện nay, ít nhất chúng ta hãy mở mang tư tưởng của mình, và không bị hạn cuộc vào câu nói “thấy rồi mới tin”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/21/406611.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/12/185490.html

Đăng ngày 16-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share