Bài viết của Đồng Căn và Vô Huyền

[MINH HUỆ 16-04-2020] Virus corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Trong vòng vài tháng, từ một dịch bệnh ở một địa khu, nó đã phát triển thành một đại dịch toàn cầu.

Khi người dân ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đang phải chống chọi với dịch bệnh và tìm cách chữa trị, chúng tôi muốn trình bày một cái nhìn toàn diện về những bài học có thể rút ra từ đại dịch này: về xã hội, văn hóa và khoa học hiện đại, cũng như lịch sử của chúng ta.

Chúng tôi hy vọng loạt bốn bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu rằng đại dịch toàn cầu đã không xảy ra nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc không liên tục đưa tin sai lệch (Phần 1). Chúng tôi cũng xem xét các giả thuyết về nguồn gốc của virus corona (Phần 2) và đại dịch bắt đầu như thế nào (Phần 3).

Mặt khác, phần tìm hiểu về đại dịch trong bối cảnh văn hóa và lịch sử (Phần 4) sẽ đưa ra các manh mối về cách đánh giá lại các nguyên tắc và nghĩa vụ đạo đức của chúng ta trong khi chuẩn bị bước sang chương tiếp theo của lịch sử.

Sau đây là những nét chính của loạt bài viết này:

Phần 1: Các mốc thời gian và phân tích
Chương 1: Che giấu dịch bệnh ở Trung Quốc
Chương 2: Liệu thảm kịch như thế này có tái diễn?

Phần 2: Một chủng virus bí ẩn — Nó bắt đầu từ đâu?
Chương 3: Thuyết nguồn gốc từ Hoa Kỳ
Chương 4: Thuyết nguồn gốc từ Trung Quốc

Phần 3: Một chủng virus bí ẩn — Nó bắt đầu như thế nào?
Chương 5: Thuyết nguồn gốc nhân tạo
Chương 6: Thuyết nguồn gốc tự nhiên

Phần 4: Nhìn lại khoa học hiện đại và tìm về các giá trị truyền thống
Chương 7: ĐCSTQ đã đặt ra một thách thức chưa từng có cho nhân loại
Chương 8: Suy ngẫm về trí huệ của cổ nhân

* * *

(Tiếp theo Phần 3)

Phần 4: Nhìn lại khoa học hiện đại và tìm về các giá trị truyền thống

Dơi có hơn 1.000 loài, mà Trung Quốc có đến gần 100 loài. Như đã đề cập trong phần 3 của loạt bài này, Thạch Chính Lệ của Viện Virus học Vũ Hán và các thành viên trong nhóm nghiên cứu của bà, trong vòng bảy năm, đã đi tới 28 tỉnh thành để tìm nguồn gốc của chủng virus SARS 2003. Việc này chẳng khác nào mò kim đáy bể, nhưng họ đã may mắn tìm thấy chủng virus dơi gây ra dịch SARS.

Họ không ngờ được rằng chính họ cũng đã mở chiếc hộp Pandora khi mang mẫu virus đó trở lại Vũ Hán. Trong phần 3, chúng tôi đã nêu ra hai khả năng truyền bệnh của virus corona hiện nay: một là thông qua động vật thí nghiệm bị nhiễm virus dơi mang về Vũ Hán, hai là qua các thành viên bị nhiễm virus dơi trong nhóm của Thạch Chính Lệ. Dù là khả năng nào đi nữa, chúng tôi cũng cho rằng virus dơi mà Thạch Chính Lệ và nhóm của bà tìm thấy trong hang dơi ở tỉnh Vân Nam là nguồn gốc của dịch bệnh lần này.

Sự việc không mong muốn này trái ngược với mục tiêu mà Thạch Chính Lệ đặt ra. Nhóm của bà hy vọng có thể hiểu hơn về virus SARS 2003 để phòng ngừa các dịch bệnh khác trong tương lai. Nhưng nỗ lực khoa học với ý định tốt đẹp đó lại dẫn tới đại dịch toàn cầu hiện nay.

Tóm lại, khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải cho nhiều ẩn đố về chủng virus corona bí ẩn đã giết chết hơn 300.000 người trên toàn cầu. Có lẽ đã đến lúc phải nhìn nhận lại về khoa học, mà trước hết cần suy ngẫm xem vì sao lại xảy ra đại dịch này.

Chương 7: ĐCSTQ đặt ra thách thức chưa từng có cho nhân loại

Hành tinh của chúng ta đã nuôi dưỡng rất nhiều nền văn minh trong lịch sử, trong đó có nền văn hoá Trung Hoa 5.000 năm trải dài qua nhiều triều đại. Ví dụ, nếu văn hoá phương Tây có đế chế La Mã thì triều đại nhà Hán cũng nổi tiếng với nền văn học, nghệ thuật, sự thịnh vượng và mở mang bờ cõi.

Sự phồn thịnh của triều đại nhà Hán được duy trì liên tục, từ triều đại nhà Đường (nguyên mẫu tác phẩm Tây Du Ký xuất hiện vào thời kỳ này) cho tới triều đại nhà Minh (thời Trịnh Hòa đặt chân tới Đông Phi). Thậm chí trong suốt triều đại nhà Thanh (triều đại cuối cùng ở Trung Quốc), Hoàng đế Khang Hy và Trung Quốc vẫn nổi tiếng về sự phồn thịnh và giao lưu văn hóa.

Có thể thấy trong các biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun có trụ sở tại Hoa Kỳ, các triều đại Trung Hoa cổ đại qua hàng nghìn năm đều kiên trì bảo trì nền văn hoá thần truyền, chú trọng đến sự hài hòa giữa Thiên-Địa-Nhân.

Trung Hoa cổ đại, từ hoàng đế tới thần dân, đều trọng đức, coi trọng việc giác ngộ tâm linh, dựa vào đó mà sáng tạo ra nền khoa học siêu việt một thời gian dài trước khi khoa học hiện đại xuất hiện. Dưới đây là một câu chuyện như thế.

Nhật thực

Tùy Đường Gia Thoại ghi chép lại câu chuyện về Lý Thuần Phong, một triết gia nổi tiếng thời nhà Đường. Sau khi Lý Thuần Phong hiệu chỉnh lại hệ lịch mới, ông đã bẩm báo với vua Đường Thái Tông rằng nhật thực sắp xảy ra.

Vua Đường không tin ông, bèn hỏi lại: “Khanh chắc chứ? Thế nếu không có nhật thực thì sao?” Lý Thuần Phong đáp: “Nếu không có nhật thực, thì Thần xin được chết.”

Tới ngày hôm đó, cả vua Đường và Lý Thuần Phong đều đứng ở sân đợi một lúc lâu mà nhật thực vẫn chưa xuất hiện. Nhà vua đùa: “Khanh hãy về nhà mà cáo biệt gia quyến đi.”

Lý Thuần Phong chỉ lên kim bóng mặt trời: “Sắp tới rồi, nhật thực sẽ xuất hiện khi cái bóng dịch tới đây.” Khoảng 15 phút sau đó, nhật thực đã đến đúng như ông dự đoán. Đó là vào ngày 3 tháng 9 năm 639, và Lý Thuần Phong được cho là người đầu tiên dự báo nhật thực.

6ece402424aecd7a8b5e77010262886a.jpg

Mô phỏng dự báo nhật thực vào ngày 3 tháng 9 năm 639 của triều đại nhà Đường

Bên cạnh thiên văn, Lý Thuần Phong còn là một nhà toán học vĩ đại (nhà tội phạm học người Anh Joseph Needham đã gọi Lý Thuần Phong là nhà giải toán vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc), một sử gia, nhà thuật số dịch học, và nhà tiên tri. Tác phẩm Thôi Bối Đồ của ông cũng là một trong những tác phẩm tiên tri nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Nền văn hóa thất lạc

Nền văn hóa Trung Hoa truyền thống đã gần như biến mất toàn bộ kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền cách đây vài thập kỷ.

Cũng giống như Liên Xô cũ, học thuyết cốt lõi của ĐCSTQ là đấu tranh giai cấp, bạo lực và lừa dối. Các nhà sử học đã phát hiện ĐCSTQ gây ra khoảng 80 triệu cái chết phi tự nhiên, trong đó chỉ riêng trong cuộc vận động Đại Nhảy vọt vào cuối những năm 1950 đã có ít nhất 45 triệu người chết đói.

Cựu chủ tịch Mao Trạch Đông từng tuyên bố: “Với 800 triệu dân, làm thế nào mà không có đấu tranh cho được?”, và lên kế hoạch để “cứ bẩy, tám năm một lần” sẽ thực hiện một cuộc cách mạng văn hoá.

Sự tàn bạo đó còn lan rộng ra hải ngoại. Theo Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản), “Một ví dụ điển hình về sự tàn bạo của ĐCSTQ là hậu thuẫn cho Khơ-me Đỏ. Dưới thời Khơ-me Đỏ,1/4 dân số Campuchia, trong đó đa số là Hoa Kiều và con cháu của họ, đã bị ám sát.” Cuốn sách còn viết: “Đến tận hôm nay, Trung Quốc vẫn muốn ngăn cản cộng đồng quốc tế đưa Khơ-me Đỏ ra xét xử nhằm che đậy vai trò của ĐCSTQ trong cuộc diệt chủng đó.” Hiển nhiên, đi đôi với sự tàn bạo đó là lừa dối.

“Từ khi còn nhỏ, chúng ta vẫn nghĩ Mỹ là một quốc gia đáng mến. Chúng ta tin vậy bởi Mỹ chưa từng xâm lược Trung Quốc, cũng như chưa từng phát động bất cứ cuộc tấn công nào nhắm vào Trung Quốc. Về cơ bản, người dân Trung Quốc có ấn tượng tốt về tính cách dân chủ và cởi mở của người Mỹ.”

Thật khó để tin rằng những lời trên được đăng trên Tân Hoa Xã, tờ báo chính thống của ĐCSTQ sau một thời gian ĐCSTQ ôm giữ thù địch với Mỹ. Thực ra, những điều này được xuất bản trong một ấn phẩm vào ngày 4 tháng 7 năm 1947, khi ĐCSTQ cần sự trợ giúp của Mỹ. Khi ĐCSTQ cử quân đội đến Hàn Quốc để đánh Mỹ ba năm sau đó, nó lại gọi người Mỹ là bọn đế quốc sài lang độc ác nhất thế giới.

Bằng cách liên tục tẩy não người dân, đặc biệt là trong các cuộc vận động chính trị, ĐCSTQ đã kích động người đấu với người, và thậm chí cả những người trong gia đình cũng buộc phải quay lưng lại với nhau. Điều này đã nhanh chóng hủy hoại các tiêu chuẩn đạo đức ở Trung Quốc, khiến cho nói dối, ngoại tình, làm hàng giả và ăn cắp sở hữu trí tuệ trở thành phổ biến.

Mãi tới vài tháng gần đây, cộng đồng quốc tế mới bắt đầu nhận ra sự độc hại của những lừa dối thường xuyên và các chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ. Thực tế, những thủ đoạn này đã được ĐCSTQ liên tục sử dụng trong hàng thập kỷ, và chúng đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho cả Trung Quốc và thế giới, như đại dịch mà chúng ta đang thấy.

Sự thật bị bịt miệng

Khác với trí thức thời xưa dám nói lên suy nghĩ của mình, người trí thức trong xã hội Trung Quốc hiện đại liên tục là mục tiêu bị nhắm đến vì dám nói lên quan điểm của mình.

Một ví dụ là vụ đàn áp các phần tử trí thức vào năm 1957. Ban đầu, ĐCSTQ tỏ ra cầu thị và kêu gọi tầng lớp trí thức đề xuất kiến nghị cho chính quyền. Sau đó, Đảng lại dùng chính những phát biểu của họ làm bằng chứng “phạm tội” và đàn áp họ vì là “thành phần cực hữu”.

Khi có người lên tiếng chỉ trích rằng cuộc đàn áp này là một âm mưu, Mao Trạch Đông đã công khai tuyên bố: “Đây không phải là âm mưu, mà là dương mưu đấy chứ.” (trích Cửu Bình).

Đáng tiếc là, thủ đoạn này đã trở thành chiến thuật căn bản mà ĐCSTQ sử dụng trong nhiều cuộc vận động chính trị, từ Đại Cách mạng Văn hóa cho tới vụ thảm sát Thiên An Môn, từ cuộc đàn áp Pháp Luân Công cho tới dịch SARS 2003 và virus corona 2019. Hầu như lần nào ĐCSTQ cũng trừng phạt những người dũng cảm nêu lên ý kiến khác biệt như một cách để đe dọa những người còn lại để củng cố quyền thống trị của đảng.

Bác sỹ Lý Văn Lượng công tác tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán. Anh đã đăng thông tin về virus corona lên mạng xã hội vào ngày 30 tháng 12 năm 2019, cùng ngày mà anh biết về virus corona từ các đồng nghiệp. Nhưng chỉ vài tiếng sau đó, vào lúc 1 giờ 30 phút sáng, anh đã bị Ủy ban Y tế Vũ Hán triệu tập và phê bình, sau đó là các hình phạt khác.

Nhưng nguy hiểm thật sự đằng cái chết của anh còn đáng sợ hơn nhiều.

Nếu xảy ra một đợt bùng phát nữa, liệu có còn ai dám đương đầu với sự độc tài của ĐCSTQ để lên tiếng? Điều đó là không thể với đại bộ phận dân chúng, trừ một số ngoài lệ, trong đó có các học viên Pháp Luân Công.

Bị đàn áp vì đức tin

Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, được truyền xuất ra công chúng từ năm 1992. Với năm bài công pháp dễ học, Pháp Luân Công đã thu hút hơn 100 triệu học viên chỉ trong vòng vài năm.

Các học viên Pháp Luân Công xuất thân từ mọi tầng lớp xã hội, thuộc mọi độ tuổi. Họ đã chứng kiến sự cải thiện lớn về sức khỏe nhờ môn tu luyện này. Nhiều người cho biết họ rất mừng khi nhận thấy các nguyên lý của Pháp Luân Công phù hợp với văn hóa truyền thống Trung Hoa, là kim chỉ nam giúp đạo đức thăng hoa, giống như những gì đã diễn ra trong hàng ngàn năm lịch sử Trung Hoa.

Bất chấp những lợi ích to lớn về sức khỏe và tinh thần mà Pháp Luân Công mang lại cho các học viên và gia đình của họ, tháng 7 năm 1999, cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã bắt đầu đàn áp môn tu luyện.

Thông qua Phòng 610, một tổ chức kiểu Gestapo trên toàn quốc, một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, bỏ tù và tra tấn vì đức tin của họ. Một số đã trở thành nạn nhân bị ngược đãi tinh thần và cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Hãy lấy Vũ Hán làm ví dụ: Khi Giang bắt đầu quyết định đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, ông ta đã vấp phải sự phản đối từ các lãnh đạo cấp cao trong Đảng, kể cả các ủy viên Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Triệu Chí Chân, giám đốc Đài Truyền hình Vũ Hán, lại hành động theo mệnh lệnh của Giang. Triệu đã cử một nhóm phóng viên tới thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, quê hương của Đại sư Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Công) và sản xuất một video dài sáu tiếng để phỉ báng Pháp Luân Công và nhà sáng lập.

Video này đã được chiếu cho các lãnh đạo hàng đầu của Đảng, và sau đó là trên khắp Trung Quốc qua các phương tiện truyền thông, trong đó có Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Trong 20 năm sau đó, vô số các video khác đã được sản xuất để bôi nhọ Pháp Luân Công và các học viên.

Ngoài ra, Bệnh viện Đồng Tế ở Vũ Hán còn là một trong những cơ sở đầu tiên tham gia thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công. Tội ác này được báo cáo lần đầu vào năm 2006 và được xác thực bằng nhiều bằng chứng từ các bên thứ ba. Các cuộc điều tra cho thấy Bệnh viện Đồng Tế đã thực hiện cấy ghép ít nhất 14 loại cơ quan nội tạng và mô. Chỉ riêng trong tháng 2 năm 2005, đã có hơn 1.000 ca ghép thận được thực hiện ở bệnh viện này.

Ở phương diện nào đó, cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã thể hiện rõ mâu thuẫn giữa ĐCSTQ và các giá trị truyền thống. Đây là điều đáng tiếc, nhưng nó cũng cho Trung Quốc và thế giới cơ hội để đảo ngược sự trượt dốc về đạo đức do ĐCSTQ gây ra.

Trách nhiệm đạo đức của chúng ta

Trước chuyến công du tới Trung Quốc của Tổng thống Nixon vào năm 1972, cộng động quốc tế có rất ít hợp tác với ĐCSTQ. Tuy nhiên, nhiều hoạt động đã diễn ra kể từ sau chuyến đi của Tổng thống Nixon. Năm 1979, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WHO. Tương tự, đầu tư của Hoa Kỳ và các nước phương Tây vào Trung Quốc cũng tăng lên nhanh chóng.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã tin rằng sự phát triển kinh tế cuối cùng sẽ mang lại dân chủ và sự cởi mở về chính trị. Song như đã phân tích bên trên, điều này chỉ là vọng tưởng. Vào tháng 2 năm 1979, chỉ một tháng sau chuyến thăm Hoa Kỳ, người kế nhiệm của Mao, Đặng Tiểu Bình, đã phát động chiến tranh biên giới với Việt Nam.

10 năm sau đó, vào năm 1989, Đặng Tiểu Bình lại hạ lệnh cho cuộc thảm sát Thiên An Môn. Không chỉ vậy, ông ta còn tiến cử Giang Trạch Dân làm người kế nhiệm vì Giang có lập trường cứng rắn về vấn đề này. 10 năm sau, đó, vào năm 1999, đến lượt Giang Trạch Dân lại phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Theo báo cáo mới có tiêu đề “Tình hình Tự do trên Thế giới năm 2020” (Freedom in the World 2020) của Freedom House công bố vào tháng 3, Trung Quốc bị liệt vào “một trong 15 quốc gia có tình trạng xấu nhất”, chỉ đạt 10/100 điểm về “tự do quốc tế”.

Báo cáo chỉ ra ra rằng, “Trung Quốc đã thúc đẩy một trong những cuộc bức hại tôn giáo và sắc tộc cực đoan nhất thế giới, và những thủ thuật ban đầu chỉ được thử nghiệm với các nhóm thiểu số, giờ đây đang được tăng cường áp dụng với đại chúng, thậm chí cả với nước ngoài. … Diễn biến này cho thấy việc xâm phạm quyền lợi của các nhóm thiểu số có thể làm xói mòn các quy định mang tính thể chế và phổ biến vốn dùng để bảo vệ tự do của mọi cá nhân trong một xã hội như thế nào.”

Nếu không được các nước phương Tây tiếp tục ủng hộ, ĐCSTQ có thể đã không lớn mạnh như hiện nay và ảnh hưởng toàn cầu của họ (như ảnh hưởng đối với WHO) có thể đã được kiềm chế.

Khi xem xét cụ thể những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi virus corona, có thể thấy nhiều nước trong đó có quan hệ tài chính mật thiết với ĐCSTQ. Ví dụ, một số nước ủng hộ ĐCSTQ gia nhập WTO, một số ủng hộ kế hoạch mở rộng dự án “Một vành đai, một con đường”, và một số còn phá vỡ các nguyên tắc của họ để đổi lấy sự hợp tác của các công ty Trung Quốc như Huawei.

Chúng ta giờ đã thấy rõ cái giá phải trả khi hợp tác với ĐCSTQ. Tránh xa khỏi chế độ này, chúng ta sẽ được an toàn về lâu dài.

Chương 8: Suy ngẫm về trí huệ cổ nhân

Theo y học cổ truyền Trung Hoa, những bệnh dịch như virus corona được coi là “tà khí”. Hoàng Đế Nội Kinh, một trong những cuốn sách Trung Y nổi tiếng nhất, có dẫn câu chuyện trao đổi giữa Hoàng đế và danh y Kỳ Bá:

Hoàng đế: Ta nghe nói, khi có dịch bệnh, người ta sẽ lây cho nhau bất kể tuổi tác. Biểu hiện của họ đều giống nhau và khó mà điều trị. Khanh có biết cách nào ngăn được việc lây nhiễm không?

Kỳ Bá: Khi một người có chính khí bên trong, không bệnh dịch nào có thể xâm phạm.

Trong xã hội hiện đại, sự tương quan giữa thân và tâm cũng được thừa nhận rộng rãi. Ông Vyacheslav Gubanov, một khoa học gia người Nga, đồng thời là Chủ tịch Viện Sinh thái Xã hội Quốc tế, tin rằng mọi bệnh tật của một người có liên hệ mật thiết với trạng thái tinh thần của họ. Do đó, ông tin rằng khi chữa bệnh thì cũng cần cứu tâm hồn.

Hướng nội

Xuyên suốt lịch sử Trung Hoa, từ hoàng đế tới dân thường, mỗi khi xảy ra thảm họa, người ta đều hướng vào nội tâm, tìm xem mình đã làm sai những gì mà dẫn tới dịch bệnh, tai ương. Họ sẽ tu sửa lỗi lầm và quy chính bản thân. Ví như Hán Vũ Đế đã ban chiếu chỉ sám hối về những sai lầm của ông trong việc triều chính, còn được gọi là “Chiếu Sám hối Luân Đài”:

“Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất giờ đây là ngăn quan lại các cấp hà khắc hay tàn nhẫn với dân chúng, và ngăn họ tự ý tăng thuế. Nếu làm vậy, thì có thể tăng mạnh sản lượng nông nghiệp.”

Một số hoàng đế trong các triều đại sau này cũng ra chiếu chỉ sám hối, bao gồm Hoàng đế Minh nhà Hán, Hoàng đế Đường Thái Tông, Hoàng đế Tống Lý Tông, Hoàng đế Minh Hy Tông và Hoàng đế Ung Chính nhà Thanh.

Quy chính bản thân

Trong dân chúng cũng tồn tại tâm lý như vậy. Trương Đạo Lăng, một đạo sỹ nổi danh thời Đông Hán (25 TCN – 220 SCN) có hàng vạn đệ tử. Cũng như các đạo sỹ khác, ông chú trọng vào việc đề cao phẩm chất và giác ngộ tâm linh. Bên cạnh việc giáo hóa các đệ tử, Trương Đạo Lăng còn dạy dân chúng hướng tới tiêu chuẩn đạo đức cao thượng hơn và hành xử tốt hơn. Dưới đây là một ví dụ độc đáo về cách đối phó với dịch bệnh của ông.

Trương Đạo Lăng yêu cầu những người nhiễm bệnh hãy viết ra những việc sai trái mà họ đã làm trong đời. Sau đó, ông bảo họ bỏ tờ giấy vào nước và thề trước thần linh sẽ không làm những điều xấu đó nữa. Họ cũng phải hứa nếu còn tái phạm thì chẳng thà chết còn hơn.

Nhiều người đã làm theo lời khuyên của ông và khỏi bệnh. Ngày càng có nhiều người nghe chuyện này đã làm theo hướng dẫn và khỏi bệnh. Nhờ đó mà Trương Đạo Lăng và các đệ tử của ông đã cứu được hàng chục vạn người.

Bài học từ Đế chế La Mã cổ đại

La Mã là một trong những đế chế hùng mạnh và lâu dài nhất trong lịch sử nhân loại. Với dân số khoảng 65 triệu người, La Mã cũng hùng mạnh không kém gì triều Đại nhà Hán cùng thời ở phương Đông với 60 triệu dân. Vào thời kỳ đỉnh cao, lãnh thổ của đế chế La Mã còn mở rộng tới 5 triệu km2, gần bằng diện tích nhà Hán.

Tuy nhiên, sau khi La Mã đàn áp Cơ Đốc giáo, đế chế này đã bắt đầu xuống dốc. Đế chế Tây La Mã bị ba đợt dịch tấn công và sụp đổ vào năm 476. Thảm hoạ thứ tư là trận dịch hạch (năm 541-542) đã giết chết 25-50 triệu người, khiến đế chế này càng suy yếu.

Vụ bức hại khét tiếng nhất nhắm vào các tín đồ Cơ Đốc giáo là do Hoàng đế Nero từ năm 64 đến năm 65 sau công nguyên. Nero, sau khi lên ngôi hoàng đế La Mã vào năm 54 SCN, đã giết hại mẹ, anh trai và hai người vợ của mình. Sau khi dán nhãn cho Cơ Đốc giáo là tà giáo và là mối nguy của xã hội, Nero đã xúi giục quần chúng bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo. Vì thế mà nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo đã bị sát hại, bị động vật xé xác và bị thiêu sống.

Nhiều người theo Nero đàn áp các tín đồ Cơ Đốc cũng sớm bị quả báo. Một trận dịch đã bùng phát vào mùa thu sau đó ở La Mã, giết chết hơn 30.000 người. Ba năm sau cũng diễn ra một cuộc nổi dậy chống lại Nero. Nero đã phải chạy trốn khỏi La Mã vào năm 68 SCN rồi chết, có thể là tự tử.

Cho tới năm 680, con người đã thức tỉnh và bắt đầu nhận ra sự dã man đối với các tín đồ Cơ Đốc cũng như toàn bộ sự trượt dốc của đạo đức xã hội. Năm 680, người dân La Mã đã đem xương của thánh Sebastian (năm 256-288, bị giết trong cuộc bức hại Giáo phận) diễu hành qua các tuyến phố. Khi mọi người sám hối về những hành động sai trái của họ, dịch bệnh ở La Mã đã biến mất một cách kỳ diệu.

Lịch sử đang lặp lại

Việc Giang Trạch Dân và thuộc hạ của ông ta đàn áp Pháp Luân Công cũng có nhiều điểm giống với cuộc đàn áp tôn giáo của Nero, như phỉ báng, giam giữ, tra tấn, và giết hại.

Tuy nhiên, so với Nero, những hành động của ĐCSTQ còn toàn diện hơn. ĐCSTQ đã huy động gần như toàn bộ xã hội vu khống và ngược đãi học viên Pháp Luân Công, từ Bộ Chính trị trung ương cho tới đơn vị cơ sở như làng xã và tổ dân phố, từ trường học cho tới các cơ quan chính quyền và các doanh nghiệp tư nhân.

ĐCSTQ đã dùng cả cảnh sát, công tố viên, tòa án, các trại tạm giam và nhà tù để giam giữ, tra tấn tàn bạo các học viên. Bên trong các trung tâm tẩy não và bệnh viện tâm thần, các học viên còn bị tước đoạt nhân phẩm và những quyền cơ bản như ngủ và đi vệ sinh.

Không chỉ vậy, bằng sự kiểm duyệt chặt chẽ (với sự hợp tác của các công ty công nghệ phương Tây) và bộ máy tuyên truyền khổng lồ, ĐCSTQ đã bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 21 năm qua. Nó cũng xuất khẩu cả những tuyên truyền này ra hải ngoại thông qua các viện Khổng Tử và các tổ chức thân ĐCSTQ (trong đó, có những tổ chức còn ngụy trang dưới danh nghĩa tổ chức phi chính phủ).

Như chúng ta đã thấy, trong mấy thập kỷ qua, với sự trợ giúp của các quốc gia, công ty và công nghệ phương Tây, ĐCSTQ đã xây dựng được một hệ thống khổng lồ tinh vi để giám sát chính công dân nước mình, thao túng dư luận, cũng như biên tạo dối trá để lừa mị người trong và ngoài nước.

Bất kỳ hy vọng nào về việc ĐCSTQ sẽ thay đổi tốt hơn đều là phù phiếm, bởi ĐCSTQ tồn tại và phát triển nhờ vào bạo lực, đấu tranh giai cấp và lừa dối, và nó cần phải liên tục lừa người để duy trì quyền lực của nó.

Phần kết

Lưu Bá Ôn, một nhà hiền triết, nhà tiên tri nổi tiếng triều Minh, từng viết trong Bia ký trên núi Thái Bạch như sau:

“Thiên có nhãn, Địa có nhãn, Người người cũng có một đôi nhãn.
Thiên cũng lật, Địa cũng lật, Tiêu dao tự lại lạc vô biên.”

Ông đã cảnh báo con người rằng trời đất đều có mắt và biết rõ mỗi việc thiện và ác mà con người làm.

Trong tiên tri của mình, ông cũng dự báo về một đại dịch sẽ gây thiệt hại nặng nề cho những kẻ hành ác, nhưng sẽ bỏ qua những người bảo trì tâm thiện. Ông còn dự ngôn rằng Pháp Luân Công sẽ dẫn lối cho con người tới nơi bình an:

“Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an.
Người người đều khả quan, Ai ai cũng khả truyền.
Có người đem tặng ấn, Chớ có lấy kim tiền.
Người hành thiện được bảo, Kẻ hành ác khó đào.

(Hết)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/16/403645.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/29/185263.html

Đăng ngày 12-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share