Bài viết của Đồng Căn và Vô Huyền

[MINH HUỆ 13-04-2020] Virus corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Trong vòng vài tháng, từ một dịch bệnh ở một địa khu, nó đã phát triển thành một đại dịch toàn cầu.

Khi người dân ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đang phải chống chọi với dịch bệnh và tìm cách chữa trị, chúng tôi muốn trình bày một cái nhìn toàn diện về những bài học có thể rút ra từ đại dịch này: về xã hội, văn hóa và khoa học hiện đại, cũng như lịch sử của chúng ta.

Chúng tôi hy vọng loạt bốn bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu rằng đại dịch toàn cầu đã không xảy ra nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc không liên tục đưa tin sai lệch (Phần 1). Chúng tôi cũng xem xét các giả thuyết về nguồn gốc của virus corona (Phần 2) và đại dịch bắt đầu như thế nào (Phần 3).

Mặt khác, phần tìm hiểu về đại dịch trong bối cảnh văn hóa và lịch sử (Phần 4) sẽ đưa ra các manh mối về cách đánh giá lại các nguyên tắc và nghĩa vụ đạo đức của chúng ta trong khi chuẩn bị bước sang chương tiếp theo của lịch sử.

Sau đây là những nét chính của loạt bài viết này:

Phần 1: Các mốc thời gian và phân tích
Chương 1: Che giấu dịch bệnh ở Trung Quốc
Chương 2: Liệu thảm kịch như thế này có tái diễn?

Phần 2: Một chủng virus bí ẩn — Nó bắt đầu từ đâu?
Chương 3: Thuyết nguồn gốc từ Hoa Kỳ
Chương 4: Thuyết nguồn gốc từ Trung Quốc

Phần 3: Một chủng virus bí ẩn — Nó bắt đầu như thế nào?
Chương 5: Thuyết nguồn gốc nhân tạo
Chương 6: Thuyết nguồn gốc tự nhiên

Phần 4: Nhìn lại khoa học hiện đại và tìm về các giá trị truyền thống
Chương 7: ĐCSTQ đã đặt ra một thách thức chưa từng có đối với nhân loại
Chương 8: Suy ngẫm về trí huệ của cổ nhân

* * *

(Tiếp theo Phần 1)

Phần 2:Một chủng virus bí ẩn — Nó bắt đầu từ đâu?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng virus, một thực thể sống cấp thấp hơn, lại phức tạp hơn người ta vẫn nghĩ. Ví dụ, các tế bào bị nhiễm HIV có thể lưu thông trong máu hoặc dịch mô kẽ, giống như vũ khí hạng nặng, chúng chủ động bắn vào các tế bào đi ngang qua. Dưới đây là một hình ảnh mô tả các tế bào bị nhiễm HIV tấn công các tế bào khác.

01cb312dc2a6f742ed544399f0eea042.jpg

Sau khi một tế bào bị nhiễm HIV (xanh lá cây), nó tấn công các tế bào của người (đỏ) một cách chủ động và chính xác như bắn súng

Virus corona mới thậm chí còn phức tạp hơn một loại virus thông thường hoặc chủng virus cùng họ với nó như SARS 2003. Chẳng hạn, virus corona này được xem là “thông minh” hơn nhiều so với SARS vì: 1) Nó có khả năng lây nhiễm cho người cao gấp hàng chục lần so với SARS. 2) Nó có thời gian ủ bệnh dài hơn SARS. 3) Nó tồn tại ở dạng ẩn tàng khi gặp thuốc, nhưng sẽ hoạt động trở lại sau đó, giống như HIV. 4) Không chỉ tấn công phổi và các nội tạng khác như SARS, virus corona còn phá hoại hệ thống miễn dịch theo hình thức tương tự như HIV.

Còn nhiều bí ẩn nữa về virus corona mà các nhà khoa học đang mong muốn tìm ra. Với mục đích này, nhiều người đã cố gắng xác định nguồn gốc của virus corona để hiểu rõ hơn về nó, và cuối cùng tìm ra cách chữa trị.

Hiện nay, có một số thuyết được lưu truyền. Một loại thuyết tập trung vào nguồn gốc của virus, loại thuyết khác lại xem xét chủng virus này xuất sinh như thế nào. Trong sơ đồ dưới đây, chúng tôi trình bày khái quát nguồn gốc của virus trong Phần 2 này, và xem xét các lập luận ủng hộ các thuyết về nguồn gốc từ Hoa Kỳ (Chương 3) và nguồn gốc từ Trung Quốc (Chương 4). Phần 3 sẽ xem xét quá trình xuất hiện chủng virus này và trình bày các lập luận ủng hộ thuyết nhân tạo (Chương 5) và thuyết nguồn gốc tự nhiên (Chương 6).

Chương 3:Thuyết nguồn gốc từ Hoa Kỳ​

Như đã bàn trong Phần 1, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chặn mọi kênh để có thể truyền thông tin cho dân chúng trong giai đoạn đầu của dịch bệnh. Đến khi ĐCSTQ không che giấu dịch bệnh được nữa, nó lại lái câu chuyện sang hướng khác và tìm cách đổ lỗi cho Hoa Kỳ tạo ra chủng virus này. Những chiêu bài được dùng đến gồm một chiến dịch bóp méo thông tin trên mạng truyền thông xã hội và các bài báo tuyên truyền đăng trên các kênh truyền thông nhà nước. Dưới đây là một vài ví dụ.

1. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán trong Thế vận hội Quân sự.

Ngày 12 tháng 3 năm 2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố trên Twitter: “Bệnh nhân số 0 xuất hiện ở Mỹ từ khi nào? Có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh? Tên của các bệnh viện là gì? Có thể là quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán. Hãy minh bạch! Hãy công khai dữ liệu của các ông! Hoa Kỳ nợ chúng tôi một lời giải thích!

Triệu đã đưa vào bài tweet của mình một đoạn video của Tiến sỹ Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, phát biểu rằng một số trường hợp tử vong do cúm ở Hoa Kỳ sau đó đã được xác nhận là do virus corona.

Ngày 13 tháng 3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã triệu tập ông Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, để phản đối ông Triệu âm mưu đổ lỗi cho quân đội Hoa Kỳ đã đưa virus corona đến Vũ Hán.

Ông David Stilwell, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Cục các Vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đã ban hành một “tuyên bố cứng rắn” thể hiện lập trường của chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề này với ông Thôi. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết: “Trung Quốc đang tìm cách làm chệch hướng sự chỉ trích về trách nhiệm của quốc gia này khi làm bùng phát đại dịch toàn cầu và che giấu thế giới.”

Ông Julian Gewirtz, một học giả Harvard, nhận định về Triệu như sau: “Viên cán bộ nhỏ của giới chức Trung Quốc to còi này xem ra không nhận ra rao giảng thuyết âm mưu thì chỉ có khiến Trung Quốc tự bại, mà hiện lại là lúc quốc gia này muốn được nhìn nhận là quốc gia có đóng góp tích cực trên thế giới”, theo một bài báo của New York Times ngày 13 tháng 3 có tựa đề “Trung Quốc dựng chuyện rằng quân đội Hoa Kỳ làm bùng phát dịch virus corona” (China Spins Tale That the U.S. Army Started the Coronavirus Epidemic).

2. Tác giả Larry Romanoff tuyên bố virus này do phòng thí nghiệm quân sự Hoa Kỳ tại Fort Detrick, Maryland tạo ra

Ông Larry Romanoff, một người tự xưng là “thương nhân và nhà tư vấn quản lý về hưu”, đã đăng một bài báo trên trang web xác minh dữ kiện “Nghiên cứu Toàn cầu” (Global Research) ngày 4 tháng 3 năm 2020, tuyên bố phòng thí nghiệm quân sự Hoa Kỳ tại Fort Detrick, Maryland, có thể là nơi chế tạo ra virus này.

Ông Romanoff đã không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào trong bài viết của mình, nhưng đã rút ra kết luận dựa trên thực tế rằng phòng thí nghiệm Fort Detrick đã ngừng hoạt động vào năm ngoái do “không có biện pháp bảo vệ để phòng ngừa rò rỉ mầm bệnh”.

Theo một báo cáo trước đó của New York Times với tiêu đề “Nghiên cứu mầm bệnh chết người tại Phòng Thí nghiệm Quân đội bị dừng vì lo ngại về tính an toàn” (Deadly Germ Research Is Shut Down at Army Lab Over Safety Concerns), sau hàng chục năm hoạt động, hệ thống khử trùng hơi nước của phòng thí nghiệm này, chuyên để xử lý nước thải, đã bị phá hủy trong một cơn bão lớn vào tháng 5 năm 2018. Mặc dù phòng thí nghiệm này đã triển khai một hệ thống mới sử dụng hóa chất để xử lý chất thải của nó, nhưng một cuộc kiểm tra của CDC hồi tháng 6 năm 2019 đã phát hiện ra một số vấn đề khiến họ phải đăng ký để tiếp tục hoạt động. Nhưng người phát ngôn của phòng thí nghiệm đã xác nhận rằng “không có vật liệu nguy hiểm nào bị rò rỉ khỏi phòng thí nghiệm”.

Bài báo của Romanoff sau đó đã bị xóa khỏi trang “Nghiên cứu Toàn cầu”.

3. ChinaXiv đăng một nghiên cứu sơ bộ, tuyên bố chủng virus nguyên thủy nhất đã được tìm thấy ở Mỹ

Ngày 19 tháng 2 năm 2020, ChinaXiv đã đăng một nghiên cứu sơ bộ của Úc Văn Bân (Yu Wenbin) và cộng sự (sau đó lại được cập nhật vào ngày 21 tháng 2), có tên là “Giải mã sự tiến hóa và lây truyền virus corona gây viêm phổi mới (SARS-CoV-2) bằng toàn bộ dữ liệu gen.”

Ông Úc và nhóm của ông đã nghiên cứu 93 chuỗi gen của virus corona thu thập được từ Vũ Hán và các quốc gia khác từ ngày 24 tháng 12 năm 2019 đến ngày 5 tháng 1 năm 2020. Họ phát hiện ra một mẫu chuỗi gen thu thập được từ một bệnh nhân ở Tiểu bang Washington biểu hiện dạng thức đầu tiên của virus corona. Ngược lại, các mẫu từ Vũ Hán là những đột biến về sau của virus.

Dựa trên phát hiện này, nhiều cư dân mạng tuyên bố virus này không phải từ Trung Quốc, mà có lẽ là từ Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra chi tiết hơn đã chỉ ra bệnh nhân bang Washington này trong nghiên cứu của ông Úc đã quay trở lại Seattle vào ngày 15 tháng 1 từ Vũ Hán, điều đó hóa ra lại chứng minh thực tế rằng dịch bệnh bắt đầu ở Vũ Hán.

Nhưng tại sao Úc Văn Bân và nhóm của ông ta không tìm thấy các loại virus nguyên thủy trong các mẫu ở Vũ Hán? Một lý do là hầu hết các mẫu bệnh phẩm không được gửi đi để giải trình tự bộ gen. Một điều nữa là, các quan chức Trung Quốc đã bí mật ra lệnh tiêu hủy các mẫu bệnh phẩm ban đầu vào đầu tháng 1 năm 2020, như đã đề cập trong Phần 1.

4. Bài viết trên trang web Tây Lục ngày 26 tháng 1 năm 2020 có tiêu đề “Bốn loại Axit Amin chính của virus Vũ Hán bị thay thế, có thể tấn công chính xác người Trung Quốc”

Tây Lục (Xilu), một trong những trang web quân sự lớn ở Trung Quốc, đã đăng một bài báo vào ngày 26 tháng 1 năm 2020, tuyên bố bốn loại axit amin chính của virus corona đã bị thay thế để nó tấn công nhắm vào người Trung Quốc. Do đó, nó tuyên bố virus corona là vũ khí gen của Hoa Kỳ.

Bài báo của Tây Lục đã trích dẫn một bài viết vào tháng 1 năm 2020 trên trang Science China của Hao Pei và cộng sự tại Trung tâm An toàn Sinh học Mega-Science, nhưng đã bóp méo những phát hiện của bài viết này.

Trong bài viết có tựa đề “Sự tiến hóa của chủng virus corona mới từ dịch bệnh đang diễn ra tại Vũ Hán và mô hình hóa protein thể gai (spike protein) của chủng virus này để tìm hiểu nguy cơ lây truyền sang người”, Hao đã trình bày về biến thể của protein gai của virus corona, nhưng không đề cập gì đến việc virus tấn công người Trung Quốc. Đến nay, chủng virus này đã lan đến gần 200 quốc gia trên thế giới, như vậy rõ ràng là nó có tác động với mọi dân tộc, chứ không chỉ người Trung Quốc.

5. Hoa Kỳ tài trợ một dự án chế tạo một loại virus truyền nhiễm và gây bệnh vào năm 2015

Từ ngày 1 tháng 2 năm 2020, trên phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện một bài viết có tiêu đề “Hoa Kỳ tạo ra một chủng virus corona mới từ 5 năm trước, có thể gây ra bệnh viêm phổi truyền nhiễm ở người” (The US Made a Novel Coronavirus Five Years Ago, Can Cause Contagious Pneumonia in Human).

Bài viết này tuyên bố một chủng virus corona mới được sản xuất ở Hoa Kỳ từ 5 năm trước có thể gây bệnh viêm phổi truyền nhiễm ở người. Nó tham chiếu đến một bài báo trên Natural Medicine do Ralph Baric và các cộng sự của ông tại Đại học Bắc Carolina công bố vào tháng 1 năm 2015. Bài báo có tiêu đề “Một đám virus corona ở dơi giống như SARS cho thấy nguy cơ xuất hiện ở người” (A SARS-like cluster of circulating bat coronaviruses shows potential for human emergence.).

Baric cùng nhóm cộng sự đã chế tạo ra một loại virus có tên SHC014-MA15, là thực thể tái tổ hợp của virus SHC014-CoV của dơi không độc và có thể lây sang người, và virus SARS-MA15 có độc trên chuột. Họ phát hiện ra loại virus nhân tạo này có tiềm năng dùng làm cơ sở để tạo ra một phiên bản tiên tiến hơn, vừa có thể gây bệnh nguy hiểm vừa lây lan giữa người với người.

Bài báo trên mạng truyền thông xã hội Trung Quốc đề cập trên đây đã trích dẫn rằng bài báo của Baric làm bằng chứng để chứng minh chủng virus corona này được tạo ra tại Hoa Kỳ, song kiểm tra chi tiết phát hiện Thạch Chính Lệ, một nhà khoa học chủ chốt của Viện Virus học Vũ Hán, cũng là một trong những tác giả của bài báo của Baric. Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ dừng tài trợ cho nghiên cứu của Baric do những lo ngại về đạo đức, Thạch và nhóm của bà vẫn tiếp tục nghiên cứu ở Vũ Hán.

febb6070164867c15c872c8225a70f86.jpg

Chương 4: Thuyết nguồn gốc từ Trung Quốc

Để trốn tránh trách nhiệm, ĐCSTQ đã phá vỡ quy ước đặt tên cho các đại dịch trước đây và làm việc với WHO để đặt tên virus corona mới là COVID-19, thay vì Virus Vũ Hán.

Theo lẽ thường, chúng ta biết rằng dịch bùng phát ở đâu thì nơi đó là nguồn sinh ra virus và xuất hiện bệnh nhân số 0. Bệnh nhân số 0 đi đến đâu thì sẽ truyền bệnh ở đó. Nếu bệnh nhân số 0 ở lại thành phố nào thì nơi đó sẽ bùng phát dịch bệnh.

Sau khi dịch virus corona mới bùng phát, một số người nghi ngờ chủng virus này có thể bắt nguồn từ Vũ Hán dựa trên những lập luận sau đây.

1. Vũ Hán có phòng thí nghiệm P4 duy nhất ở Trung Quốc để xử lý những mầm bệnh nguy hiểm nhất

Cho dù có trùng hợp hay không thì phòng Thí nghiệm An toàn Sinh học cấp 4 (BSL-4), phòng thí nghiệm đạt độ an toàn cao nhất ở Trung Quốc để xử lý những mầm bệnh có khả năng truyền nhiễm cao như SARS và các loại virus corona khác, nằm ở tâm dịch, thành phố Vũ Hán.

Phòng thí nghiệm BSL-4 tại Viện Virus học Vũ Hán được thành lập vào năm 2015 và được phê duyệt vào tháng 8 năm 2017, trở thành Phòng thí nghiệm Vi sinh Gây bệnh cao. Giấy chứng nhận của phòng thí nghiệm được cấp ngày 27 tháng 11 năm 2018.

2. Đại sứ quán Hoa Kỳ cảnh báo về vấn đề an toàn của phòng thí nghiệm Vũ Hán vào năm 2018

Điều thậm chí đáng lo ngại hơn nữa là khi hai nhà ngoại giao khoa học của Đại sứ quán Hoa Kỳ đến thăm phòng thí nghiệm này vào năm 2018, họ thấy “thiếu biện pháp an toàn ở phòng thí nghiệm này, nơi đang tiến hành các nghiên cứu nguy hiểm về virus corona từ dơi”. Phát hiện của họ càng khiến người ta đặt câu hỏi liệu virus có thể bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay không.

3. Sự kiện rò rỉ phòng thí nghiệm quy mô nhỏ ở Bắc Kinh năm 2004

Trên thực tế, ngay sau dịch SARS năm 2003, đã có một vụ rò rỉ ở phòng thí nghiệm an toàn sinh học BSL-3 của CDC Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2004. Sau khi virus SARS bị vô hiệu hóa, một nhân viên phòng thí nghiệm đã đưa virus này vào phòng thí nghiệm thông thường để nghiên cứu. Do quá trình bất hoạt chưa hoàn tất, virus đã lây sang hai nhân viên khác của phòng thí nghiệm này.

4. Diễn tập ứng phó với dịch hô hấp tại Vũ Hán vào tháng 9 năm 2019

Ngày 18 tháng 9 năm 2019, chính quyền Vũ Hán đã tổ chức một cuộc diễn tập khẩn cấp tại Sân bay Thiên Hà ở Vũ Hán để thực hành cách ứng phó với dịch bệnh đường hô hấp có khả năng truyền nhiễm.

Sự kiện này diễn ra chỉ vài tháng trước khi dịch virus corona bùng phát, làm dấy lên những nghi ngờ rằng chính quyền Vũ Hán có thể đã biết trước về dịch bệnh sắp xảy ra.

5. Bà Thạch Chính Lệ của Viện Virus học Vũ Hán tham gia vào một nghiên cứu năm 2015 để tạo ra một loại virus có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người

Bài báo của tạp chí y khoa Nature Medicine năm 2015 đề cập bên trên có một trong những đồng tác giả là bà Thạch Chính Lệ, và bà tiếp tục nghiên cứu ngay cả sau khi các đồng tác giả của bà ở Hoa Kỳ đã ngừng nghiên cứu do bị cắt tài trợ. Một số người nghi ngờ liệu chủng virus corona mới này có phải là sản phẩm của nghiên cứu của bà Thạch.

Khi so sánh chủng virus SHC014-MA15 được báo cáo trong bài báo trên Nature Medicine của bà Thạch với chủng virus corona mới, người ta phát hiện một số điểm tương đồng, bao gồm 1) cả hai loại virus này đều xuất phát từ dơi; 2) cả hai đều là virus corona giống SARS với protein gai dạng nấm trên bề mặt; 3) protein đột biến của cả hai loại virus đều tương tác với thụ thể ACE2 trên tế bào người để hỗ trợ cho sự xâm nhập của chúng; 4) một điểm quan trọng nữa là cả hai loại virus này đều nhắm vào phổi và hệ hô hấp của vật chủ, mặc dù sau đó loại virus mới này được phát hiện là nhắm vào hầu hết mọi cơ quan của cơ thể người.

Điều đáng chú ý là, sự tương tác giữa protein gai của virus corona mới với các thụ thể trên tế bào người giống như dùng chìa mà mở khóa. Cấu hình 3-D cụ thể của protein gai này, thường được gọi là protein S, phải vừa khớp với protein thụ thể trên bề mặt tế bào người để có thể mở khóa và chui vào tế bào.

Nói cách khác, trình tự và cấu hình của protein S của loại virus mới này là một trong những yếu yếu quan trọng để xác định nguồn gốc của nó.

Nếu như loại virus corona mới này quả thật là một biến thể của virus SHC014-MA15, thì thành phần chính của nó, protein S, đáng lẽ phải như nhau. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có phòng thí nghiệm nào báo cáo bằng chứng nào.

6. Một nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán

Một lập luận khác về thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm dựa trên một nghiên cứu của Tiêu Ba Đào (Xiao Botao) thuộc Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc của Quảng Châu công bố trên một trang web không bình duyệt tên là ResearchGate vào tháng 2 năm 2020.

Xiao nghi ngờ virus đã bị rò rỉ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán (CDC Vũ Hán). Ông giải giải rằng CDC Vũ Hán chỉ cách chợ hải sản 280 mét. CDC nghiên cứu hàng trăm loại virus corona ở dơi, nhưng các biện pháp bảo hộ lại rất hạn chế, mà trước đó đã có báo cáo cho biết nhiều nhân viên của họ bị dơi tấn công hoặc tiếp xúc với nước tiểu dơi.

Nhưng khi nhiều nhà khoa học bắt đầu xem xét vụ rò rỉ mà ông thuật lại, ông Tiêu đã rút bài viết vì nó “không có bằng chứng trực tiếp để chứng minh”, theo cuộc phỏng vấn của ông với tạp chí Wall Street Journal.

(Còn nữa)

Bài viết liên quan bằng tiếng Hán:

新冠瘟疫:回溯误区 惊见根源 根本治愈(3)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/13/新冠瘟疫-回溯误区-惊见根源-根本治愈(4)-403648.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/27/185233.html

Đăng ngày 05-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share