Bài viết của Lý Minh

[MINH HUỆ 23-05-2020] Gần đây, Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã thông qua nghị quyết kêu gọi đánh giá khách quan các phản ứng đối với đại dịch virus corona. Sáng kiến này do Úc và các quốc gia khác đề xuất, và đã được 122 quốc gia ủng hộ, theo The Guardian đưa tin ngày 18 tháng 5 trong bài báo có tựa đề “Úc kêu gọi sự ủng hộ toàn cầu cho cuộc điều tra độc lập virus corona” (Australia hails global support for independent coronavirus investigation).

Đây là một trong những nỗ lực ngày càng nhiều của cộng đồng quốc tế nhằm truy cứu trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì xử lý sai sự bùng phát dịch virus corona. Hậu quả của việc họ liên tục bưng bít và tung tin sai lệch đã khiến 5,4 triệu người bị nhiễm và 342.000 người bị thiệt mạng tính đến ngày 23 tháng 5.

Hoa Kỳ, nơi có số ca nhiễm và tử vong cao nhất được báo cáo, đang đánh giá mối quan hệ của họ với ĐCSTQ. Báo cáo do Nhà Trắng công bố ngày 20 tháng 5 đã phân tích ĐCSTQ lợi dụng xã hội tự do như thế nào để tái lập lại trật tự thế giới theo chiều hướng có lợi cho nó, đồng thời đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Toàn thế giới ủng hộ cuộc điều tra virus corona

Nghị quyết của WHA kêu gọi Tổng Giám đốc WHO khởi xướng một “quy trình đánh giá từng bước không thiên vị, độc lập và toàn diện, bao gồm sử dụng các cơ chế hiện hành, nếu phù hợp, để rút ra kinh nghiệm và bài học học được từ phản ứng về y tế quốc tế do WHO điều phối đối với Covid-19, kể cả hiệu quả của cơ chế toàn quyền xử lý của WHO.”

Nghị quyết yêu cầu đánh giá một cách hệ thống về phản ứng của thế giới đối với Covid-19. Theo bài báo của The Guardian, nghị quyết được 122 quốc gia ủng hộ, trong đó có các nước thành viên của Liên minh Châu Âu và khối Châu Phi, Vương quốc Anh, Nga, Canada, Úc và New Zealand.

Úc là một trong những nhà đồng bảo trợ sớm nhất và Ngoại trưởng Marise Payne cho biết nghị quyết có ba yếu tố chính mà chính phủ của ông muốn đạt được. Đó là, cuộc đánh giá cần phải “công bằng, độc lập và toàn diện”.

Bà Jacinda Ardern, Thủ tướng New Zealand, cho biết đất nước của bà cũng ủng hộ nghị quyết này. Bà phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Sky News: “Chúng tôi không thích đổ lỗi; chúng tôi không thích kiểu điều tra mang tính uy hiếp nào; chúng tôi chỉ muốn tìm hiểu sự việc.”

Đáp lại nghị quyết này, Trung Quốc đã tuyên bố mức thuế 80% đối với lúa mạch Úc. Bộ trưởng Nông nghiệp Liên bang Úc David Littleproud cho biết Úc không chiến tranh thương mại với Trung Quốc và sẽ không trả đũa.

Ở Trung Quốc, đội quân internet của ĐCSTQ đăng nhiều thông điệp về chủ đề này. Một bài đăng mang tinh thần chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ: “Họ [Úc và Hoa Kỳ] cắt đứt quan hệ với Trung Quốc ư? Không có Trung Quốc, họ sẽ ăn gì chứ?!”

Sau đó, WHA chính thức thông qua nghị quyết này, theo ABC News tại Úc ngày 19 tháng 5. Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết: “Chúng tôi đang trong bước đầu của quá trình này và chúng tôi phải đi qua từng bước với WHO, với các thành viên của WHO, về tác động của việc này.”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Chúng ta đã đánh giá quá thấp sự thù địch của Bắc Kinh đối với các quốc gia tự do

Trong cuộc họp báo ngày 20 tháng 5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo chỉ ra rằng “truyền thông mới chỉ tập trung vào rủi ro hiện tại của đại dịch mà chưa có được bức tranh toàn cảnh về thách thức mà ĐCSTQ đặt ra.”

Ông phát biểu: “Trung Quốc bị cai trị bởi một chính quyền tàn bạo, độc đoán, một chính quyền cộng sản từ năm 1949. Trong mấy thập kỷ qua, chúng ta tưởng rằng chính quyền này sẽ dần trở nên giống như chúng ta thông qua thương mại, trao đổi khoa học, quan hệ ngoại giao, cho họ gia nhập WTO với vị thế một quốc gia đang phát triển. Nhưng điều đó đã không xảy ra.”

“Chúng ta đã đánh giá quá thấp mức độ thù địch về mặt hình thái ý thức và chính trị của Bắc Kinh đối với các quốc gia tự do. Cả thế giới đang thức tỉnh trước thực tế này.”

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 66% người Mỹ có cái nhìn không thiện cảm về Trung Quốc do “tình trạng [Mỹ] bị mất việc làm cho Trung Quốc và thâm hụt thương mại”, cũng như những vi phạm nhân quyền và suy thoái môi trường.

Ông Pompeo chỉ ra sự thù địch chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với thế giới tự do nằm ở chính bản chất của họ, và “bản chất của chính quyền này không có gì mới mẻ.”

Ông nói thêm rằng: “Phản ứng của ĐCSTQ trước sự bùng phát dịch COVID-19 tại Vũ Hán càng khiến chúng ta hiểu Trung Cộng một cách thực tế hơn.”

Báo cáo của Nhà Trắng: Không có ý nghĩa gì khi quan hệ với Bắc Kinh chỉ vì sự hào nhoáng bề ngoài

Bản báo cáo dài 16 trang của Nhà Trắng với tiêu đề: “Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (United States Strategic Approach to The People’s Republic of China) rà soát lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1979. Báo cáo có đoạn: “Sự phát triển kinh tế nhanh chóng và sự tăng cường hội nhập với thế giới của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không mang lại kết quả về “một trật tự tự do, công khai, và lấy công dân làm chủ. Bắc Kinh công khai thừa nhận rằng họ muốn thay đổi trật tự quốc tế để phù hợp với lợi ích và hình thái ý thức của ĐCSTQ.”

Báo cáo chỉ ra rằng: “Việc ĐCSTQ mở rộng bằng sức mạnh kinh tế, chính trị, và quân sự để khiến các quốc gia phục tùng làm tổn hại đến lợi ích thiết yếu của Mỹ, và làm suy yếu chủ quyền và phẩm giá của các quốc gia và các cá nhân trên thế giới.”

Báo cáo trích dẫn những mục đích sau của Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ: “(1) bảo vệ người dân, quê hương và lối sống của nước Mỹ; (2) thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ; (3) giữ gìn hòa bình thông qua sức mạnh; và (4) nâng cao tầm ảnh hưởng của Mỹ.”

Do hậu quả của đại dịch virus corona, Hoa Kỳ đang phải hứng chịu tỷ lệ thất nghiệp 14,7%, cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ cuộc Đại Suy thoái vào những năm 1930.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2020/5/23/406691.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/28/185247.html

Đăng ngày 03-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share