[MINH HUỆ 14-05-2020] Ngày 13 tháng 5 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, cũng trùng với ngày sinh của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Sư phụ Lý đã giới thiệu môn tu luyện này ra công chúng. Kể từ đó, môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa này đã mang lại lợi ích cho hơn 100 triệu học viên ở hơn 100 quốc gia.

Ngày 10 tháng 5, các học viên Đại Pháp tại Washington D.C. đã tham gia chia sẻ kinh nghiệm trực tuyến về cách họ đề cao khi tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên đến từ mọi tầng lớp trong xã hội, và họ đã được nâng cao sức khỏe, tâm tính và trí huệ, cả trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

b9451fee6350e197bc2d924d7abb51dc.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Washington D.C kính chúc Sư phụ Lý sinh nhật vui vẻ

Chuyên gia y tế: Trí huệ và sinh lực

Ông Lý Húc Đông là phó giáo sư phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm Y tế Đại học Virginia. Được chứng nhận bởi Hội đồng Chỉnh hình Hoa Kỳ trong một trong những chuyên khoa y tế cạnh tranh nhất, ông Lý đã tiến hành các dự án nghiên cứu được tài trợ hàng triệu đô la và là tác giả của nhiều bài báo khoa học uy tín. Các nghiên cứu của ông đã giành được hàng chục giải thưởng, trong đó có một trong những giải thưởng uy tín nhất về chỉnh hình, Giải thưởng Điều tra viên Trẻ Kappa Delta của Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ.

9d95a6e9f0cce46c4256f6092c7c5e97.jpg

Ông Lý Húc Đông, bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình và phó giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Virginia

Ông Lý đã có một chặng đường dài trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông học Thái Cực Quyền từ năm 12 tuổi, sau đó lại học nhiều môn khí công khác. Thất vọng khi tìm hiểu những môn khí công này, nhưng ông đã rất hào hứng khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, những bài giảng chính của Pháp Luân Đại Pháp, vào tháng 7 năm 1997. Ông cho biết: “Cho đến lúc ấy, tôi vẫn không hiểu tu luyện là gì và cuộc sống có ý nghĩa gì.”

Bên cạnh những hiểu biết tâm linh, ông Lý cũng có được hiểu biết sâu sắc hơn về Trung y cổ đại cũng như y học hiện đại thông qua việc đọc sách Đại Pháp. Điều này đã giúp cho việc điều trị bệnh nhân và nghiên cứu của ông. Các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp cũng giúp ông có thêm năng lượng để giải quyết tốt các công việc hàng ngày và các dự án nghiên cứu của mình. Ông nói thêm: “Tôi mong sẽ có nhiều người hơn nữa có thể hưởng lợi từ pháp môn này như tôi.”

Luật sư chính phủ: Chữa khỏi ung thư

Bà Cao Thái Thụy, một luật sư của chính quyền liên bang, cho biết bà đã nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998 nhưng không nghiêm túc tìm hiểu. Hai năm sau, bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, và việc hóa trị gây đau đớn vô cùng. Việc này tệ đến mức bà gần như muốn tự kết liễu đời mình.

5fac26d42324d96d5e441ea9388075b0.jpg

Bà Cao Thái Thụy làm luật sư cho chính phủ Hoa Kỳ

Trong lúc tuyệt vọng, bà đột nhiên nhớ đến Pháp Luân Đại Pháp và quyết định thử. Bà giải thích: “Sau đó, sức khỏe của tôi đã hồi phục, và điều thần kỳ này cũng đã gây ấn tượng với người chồng Mỹ quốc của tôi, người cũng đã trở thành một học viên. Sau nhiều năm, tôi rất khỏe mạnh, và đồng nghiệp của tôi thậm chí còn hỏi tôi ‘Làm thế nào mà chị không bao giờ bị ốm vậy?’”

Là một chuyên gia luật, bà Cao đã bào chữa cho nhiều vụ án và từng được Nhà Trắng tham vấn. Mặc dù có được thành công lớn trong sự nghiệp, bà Cao rất khiêm tốn và dễ tính. Bà nói: “Tôi phải tin tưởng vào Pháp Luân Đại Pháp.”

Từ việc sang Hoa Kỳ, theo đuổi văn bằng luật sư, trở thành luật sư, dường như cái gì cũng phải đấu tranh, chiến đấu. Bà giải thích: “Tuy nhiên, qua các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã hiểu có nhiều điều chúng ta không biết hoặc không biết cách giải quyết. Chỉ nhờ vào sự khiêm tốn và quan tâm đến người khác, chúng ta mới có thể mở mang tri thức để giúp chúng ta vượt qua những thử thách khác nhau.”

Nghiên cứu viên: Mục đích của cuộc đời

Là một nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành Hóa học tại Đại học Boston, cô Anna Skibinsky có hầu hết mọi thứ cô cần: tuổi trẻ, sắc đẹp và tài năng. Nhưng cô cảm thấy không hạnh phúc. Cô nhớ lại: “Tôi không biết tại sao tôi lại làm những việc đó, và cuộc đời sẽ đưa đẩy tôi đến đâu.” Điều đó khiến cô thấy phiền muộn đến mức ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến cô khó ngủ. Vì thất vọng, cô đã đến khu phố Tàu tìm bác sỹ Trung Y chữa trị, và được ông cho một tờ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp.

Cô cho biết: “Đó là vào năm 1997, theo hướng dẫn trên tờ rơi, tôi đã đến Đại học Harvard gần đó, nơi có hơn 10 thanh niên đang ngồi thiền trong khuôn viên trường. Ngay khi tham gia cùng họ, tôi thấy mình đắm chìm trong dòng năng lượng thanh bình và thuần khiết.”

Hầu hết những người đó là sinh viên của trường Harvard và MIT. Một số là người Trung Quốc và một số là người phương Tây. Theo lời giới thiệu của họ, cô Anna bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân. Cô phát biểu: “Đó là một khoảnh khắc đáng kinh ngạc, bởi vì tôi đã đọc được rất nhiều điều mà tôi chưa từng biết đến trước đó về cuộc sống, vũ trụ, và nhiều hơn nữa.”

3900a2e9b5510b046a1493db6e286f6a.jpg

Nghiên cứu sinh Anna Skibinsky

23 năm đã trôi qua, và cô Anna nói giờ đây cô tin rằng mục đích của cuộc sống là không ngừng đề cao bản thân và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Cô nói: “Nếu mỗi người trong chúng ta chú ý hơn đến cách làm sao chúng ta có thể đóng góp nhiều hơn và làm tốt hơn, thì cuộc sống sẽ tốt hơn rất nhiều. Sư phụ Lý đã dạy tôi điều đó, và tôi rất may mắn được trở thành một học viên.”

Nhà phát triển phần mềm: Đắc Đạo

Giống như nhiều người trẻ tò mò về văn hóa truyền thống Trung Quốc, ông Hạ Tân quan tâm đến khí công và công năng đặc dị khi còn trẻ. Khi học tại Đại học Phúc Đán nổi tiếng ở Thượng Hải và làm tiến sỹ tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, ông thường tham dự các diễn đàn khí công. Ông cho biết: “Tuy nhiên, nhiều hòa thượng trong số đó hay những vị được gọi là khí công sư cư xử như những người thường và ham kiếm tiền. Tôi không thấy có hy vọng.”

e9cf1a38376f5ee742e398fe1acfc4d3.jpg

Nhà phát triển phần mềm Hạ Tân

Năm 1995, khi sang Hoa Kỳ, ông chỉ mang theo hai cuốn sách: một cuốn sách máy tính và cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Ba năm sau, ông nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp tại một lễ hội Trung Quốc tại Đại học Maryland, và theo thông tin đó, ông đã đọc cuốn Chuyển Pháp Luân trên mạng.

Ấn tượng trước những đạo lý thâm sâu, ông Hạ Tân đã tham gia nhóm luyện công địa phương, ở đó, ông cảm nhận được một trường năng lượng mạnh mẽ. Ông Hạ, nhà phát triển phần mềm cho chính phủ giải thích: “Mọi điều Sư phụ Lý đề cập trong các cuốn sách đều rất hay, không chỉ xóa tan những mơ hồ của tôi, mà còn dạy tôi nhiều điều hơn nữa.”

“Tất cả quản lý dự án đều nói ông là giỏi nhất”

Ông Vương Dũng, một kỹ sư phần mềm cho một công ty trong danh sách Fortune 500, cho biết Pháp Luân Đại Pháp dạy ông giữ được bình tĩnh khi đối mặt với thử thách. Không lâu sau khi ông bắt đầu vào công ty, một dự án có vấn đề và một kỹ sư cao cấp đã dành hơn một tháng mà vẫn không thể khắc phục. Ông nhớ lại: “Sau khi người quản lý của tôi yêu cầu tôi đảm nhận dự án đó, tôi đã dành hai ngày cho nó mà vẫn không có manh mối. Sau đó, tôi nhớ rằng mình là một học viên, nên tôi đã bình tĩnh để đọc những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp và luyện công. Đến cuối ngày thứ tư, tôi đã có thể giải quyết vấn đề và hoàn thành dự án trước thời hạn.”

Một lần khác, các vấn đề của một sản phẩm phần mềm đã được tìm thấy ngay trước khi bàn giao cho khách hàng vào ngày hôm sau. Ông Vương được thông báo vào buổi chiều, và với tâm thái tường hòa của một học viên, ông có thể tập trung vào công việc và giải quyết vấn đề ngay tối hôm đó.

a309443263f97e29085b9d388df1e199.jpg

Ông Vương Dũng là một kỹ sư phần mềm cho một công ty trong danh sách Fortune 500

Mặc dù mới làm việc cho công ty sáu năm, ông Vương đã được thăng chức hai lần vì hiệu quả công việc của ông, và hiện là kỹ sư trưởng cao cấp về phần mềm – cấp bậc cao nhất trên thang bậc kỹ thuật. Người quản lý của ông từng nói với ông: “Khi tôi hỏi thăm xung quanh, các quản lý dự án đều nói rằng ông là người giỏi nhất.”

Giảng viên chuyên nghiệp: “Sư phụ Lý dạy tôi trở thành người tốt hơn”

Anh Erik Meltzer lớn lên trong một gia đình Do Thái ở Philadelphia. Khi tìm kiếm trên mạng ở trường trung học, anh đã tìm thấy Pháp Luân Đại Pháp và ngay lập tức bị cuốn hút vào môn này. Anh nói: “Sư phụ Lý dạy tôi trở thành một người tốt hơn. Đó là lý do tại sao tôi luôn biết ơn Ngài.”

506b194a6705b7de6d1dee01b0d15aae.jpg

Anh Erik Meltzer là một giảng viên chuyên nghiệp cho các công ty truyền thông tin tức.

Trong 23 năm tu luyện, anh Meltzer đã tự tin hơn bằng cách đồng hóa với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Là một giảng viên chuyên nghiệp cho các công ty truyền thông tin tức, anh thấy rằng mọi người xung quanh cũng cảm nhận được thái độ chân thành và tích cực của anh. Anh phát biểu: “Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi rất may mắn và sẽ không từ bỏ dù có chuyện gì xảy ra.”

Kế toán: Kết nối lại với Thần

Mặc dù lớn lên ở Trung Quốc, nhưng kế toán Tạ Duy cho biết ông không hiểu mấy về văn hóa truyền thống Trung Hoa cho đến khi sang Hoa Kỳ. Trong Đại Cách mạng Văn hóa, ông và những học sinh tốt nghiệp trung học khác bị đưa đến vùng nông thôn để lao động. Sau đó, ông vào đại học năm 1977, và giảng dạy tại Đại học Cát Lâm. Ông cho biết: “Cũng giống như nhiều người Trung Quốc, chúng tôi không hiểu tại sao mọi người phải chịu đựng như vậy và xã hội sẽ đi đến đâu.”

Vào năm 1995, một người bạn đã tặng cho gia đình ông Tạ một cuốn Chuyển Pháp Luân. Sau khi gia đình ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, người nhà ông đã gửi cho ông một cuốn sách vào năm 1996. Ông giải thích: “Sau khi đọc cuốn sách, tôi đã hiểu rất nhiều điều và có thể thấy hy vọng cho tương lai.” Ngoài ra, ông đã hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống Trung Hoa, một nền văn minh Thần truyền với hàng nghìn năm lịch sử.

ba1d668dc187084ae8486b02e1dfa776.jpg

Kế toán Tạ Duy hy vọng nhiều người hơn nữa có được quyền tự do tín ngưỡng

Nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp, ông Tạ Duy và một số học viên khác đã đến Đại sứ quán Trung Quốc để luyện công, thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp kéo dài 21 năm tại Trung Quốc một cách ôn hòa. Ông cho biết: “Tôi hy vọng một ngày nào đó cuộc bức hại ở Trung Quốc sẽ kết thúc để có thêm nhiều người trên thế giới được thụ ích từ pháp môn tu luyện này.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/14/406141.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/15/185000.html

Đăng ngày 19-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share