[MINH HUỆ 13-3-2010] Ngày 11 tháng 3 năm 2010, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đăng bản Báo cáo nhân quyền năm 2009. Báo cáo ghi nhận rằng: “Vấn đề  nhân quyền của chính phủ [Trung Quốc] vẫn tồi tệ và trở nên xấu đi ở một số lĩnh vực…Việc giam cầm và quấy nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền gia tăng, và các luật sư và các văn phòng luật hoạt động vì quyền lợi công dân mà nhận các trường hợp bị chính phủ xem là nhạy cảm phải đối diện với việc bức hại, khai trừ khỏi luật sư đoàn và đóng cửa. Hơn nữa, chính phủ hạn chế quyền tự do ngôn luận và kiểm soát Internet và việc tiếp cận Internet.”

Báo cáo chỉ ra rằng chế độ tiếp tục bức hại Pháp Luân Công:

Trong quá khứ, chỉ vì đức tin nơi môn tập (thậm chí không có công khai tập luyện giáo lý của nó) đôi lúc cũng đủ để các học viên phải nhận hình phạt từ mất công ăn việc làm cho đến bị tù giam. Các nguồn tin từ Pháp Luân Công ước lượng rằng từ năm 1999 tối thiểu 6.000 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù, hơn 100.000 học viên đã bị kết án cải tạo lao động (CTLĐ) , và gần 3.000 người đã chết vì bị tra tấn trong lúc bị giam cầm. Một số quan sát viên nước ngoài ước tính rằng các học viên Pháp Luân Công chiếm tối thiểu phân nửa con số 250,000 tù nhân chính thức ghi nhận trong các trại GDLBLD, trong khi các nguồn tin Pháp Luân Công ở hải ngoại đưa ra con số còn cao hơn.”

“Cảnh sát tiếp tục giam các học viên hiện tại và trước đây và lấy việc sở hữu tài liệu Pháp Luân Công làm cái cớ để bắt các nhà hoạt động chính trị. Chính phủ tiếp tục dùng các thủ đoạn áp lực lớn và các khóa học chống Pháp Luân Công bắt buộc để buộc các học viên từ bỏ Pháp Luân Công. Thậm chí các học viên mà không đi kháng nghị hoặc được báo cáo là tham gia các cuộc diễu hành công cộng vì đức tin khác bị buộc tham gia các lớp học chống Pháp Luân Công hoặc bị gửi thẳng đến các trại CTLĐ. Có báo cáo rằng các thủ đoạn này đã dẫn đến kết quả là một số lượng lớn học viên đã ký cam kết từ bỏ tập luyện.”

“Theo Tuần báo tin Trung Quốc, quốc gia có 22 cơ sở “ankang” (bệnh viện tâm thần an ninh cao đối với các tội phạm điên loạn) do Bộ Công an (BCA) trực tiếp quản lý. Các hoạt động viên chính trị, những người theo tôn giáo bí mật, những người đi thỉnh nguyện nhiều lần, những thành viên của Đảng Dân chủ Trung Quốc (ĐDCTQ), và các thành viên Pháp Luân Công là nằm trong số những người bị giam với các bệnh nhân tâm thần trong các cơ sở này. Qui tắc để cho một người đó vào một cơ sở ankang là không rõ ràng, và không có cơ chế nào để những người bị giam phản đối lại việc công an quyết định là họ bị bệnh tâm thần. Có báo cáo là những bệnh nhân trong các bệnh viện này đã bị cho dùng thuốc trái với ý muốn và bị buộc phải chịu đựng việc trị liệu bằng cách sốc điện. Các nhà hoạt động bị kết án hành chính cũng báo cáo rằng họ bị cột trên giường hoặc các máy móc khác trong nhiều ngày, bị đánh đập, bị buộc phải tiêm hoặc uống các thuốc, và bị cấm ăn và dùng nhà vệ sinh.”

Bản báo cáo cũng liệt kê nhiều trường hợp bức hại cá nhân:

“Trong thời gian báo cáo không có thông tin gì mới về cái chết của học viên Pháp Luân Công Vu Trụ, người đã bị bắt tại Bắc Kinh vào tháng 1 năm 2008 và bị chết vào tháng 2 năm 2008.”

“Ngày 1 tháng 2, bà Chu Lệ Tân bị bắt vì phát tờ rơi Pháp Luân Công. Bà bị kết án đến 15 tháng tại trại CTLĐ mà không qua xét xử. Chính quyền sử dụng các trung tâm cải tạo đặc biệt để kéo dài việc giam cầm các học viên Pháp Luân Công mà đã hết thời hạn giam trong trại CTLĐ.”

Báo cáo cũng ghi nhận nhiều luật sư mà đang bị bức hại vì bênh vực cho Pháp Luân Công:

“Ngày 4 tháng 2, chính quyền bắt giam luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh, đã đại diện cho người Công giáo Trung Quốc và các học viên Pháp Luân Công. Vào cuối năm, vẫn không được xác nhận được ông đang ở đâu, cho dù theo các báo cáo NGO, có tin cho rằng vào tháng 8 người ta đã thấy ông tại thành phố quê nhà của ông dưới sự hộ tống gắt gao của cảnh sát. Trước khi bị bắt, ông Cao đã đăng một bức thư nói rõ chi tiết sự tra tấn của ông trong thời gian bị giam cầm trước đó.
Vào tháng 4 luật sư Bắc Kinh Trình Hải bị tấn công và bị đánh khi ông đang trên đường đi gặp một khách hàng Pháp Luân Công tại Thành Đô. Theo ông Trình, những người chịu trách nhiệm cho việc tấn công là những viên chức từ Văn phòng tổng điều hành Tấn Dương, quận Võ Hầu, Thành Đô. Vào tháng 5, cảnh sát viên tại Trọng Khánh đã bắt và đánh các luật sư Trương Khải và Lý Xuân Phú khi họ phỏng vấn gia đình của một học viên Pháp Luân Công mà được cho là bị chết khi bị cảnh sát giam giữ.”

Nguồn: https://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2009/eap/135989.htm
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/13/219748.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/14/115337.html
Đăng ngày 22-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share