[MINH HUỆ 13-11-2005] Em là một học viên Pháp Luân Đại Pháp 16 tuổi. Em bắt đầu tu luyện lúc lên 7 cùng với mẹ em. Thời đó em thích chơi đùa. Dù biết rằng Đại Pháp vĩ đại và Sư phụ thật tuyệt vời, em không muốn đọc các sách hoặc xem video các bài Pháp giảng. Em không nghĩ rằng có gì vui đọc các chữ to trong sách Đại Pháp. Trong một thời gian lâu, em không tự nguyện học Pháp. Em chỉ học khi nào mẹ em bắt em thôi. Em trở nên tinh tấn hơn khi lớn hơn một chút, những em vẫn cảm thấy không tự nhiên.

Mùa hè qua, một đồng tu tổ chức một lớp học Pháp cho học viên trẻ tại nhà của bà. Các học viên nhỏ ngồi chung nhau học Pháp và tập Công. Lúc đầu em không thích vì em phải đọc qua các sách Đại Pháp và chép lại đúng các chữ trong sách dưới sự kiểm soát của người lớn. Chúng em học hai bài giảng Chuyển Pháp Luân buổi sáng và chép lại. Buổi chiều chúng em học các bài kinh văn mới của Sư phụ và chép lại nội dung trong đó. Trong thời gian rãnh chúng em tập Công, do người lớn hướng dẫn.

Dần dần em bắt đầu hiểu được các sách, và em bắt đầu nắm được cái ý nghĩa của ba điều trong chứng thực Đại Pháp. Em bắt đầu tự động tập Công và học Pháp vì em cảm thấy thật tốt. Với sự kiểm soát và khuyến khích của người lớn, chúng em để ra nguyên mùa hè để học Pháp. Sau khi học Pháp xong, mỗi chúng em có thể hiểu rõ Đại Pháp hơn, và những sự thay đổi lớn lao xảy ra cho mỗi học viên. Đến lúc khoá học bắt đầu chúng em đã học các bài kinh văn mới hai lần và Chuyển Pháp Luân bảy lần.

Từ mùa hè qua vì em được tiến bộ, em không để mất thời giờ mùa hè này. Em đã thi vào trung học sớm hơn năm nay, nhưng em không làm tốt và không đỗ được vào ngôi trường hàng đầu, vì vậy em rất buồn. Mẹ và dì, cả hai đều là học viên Đại Pháp, khuyến khích em học Pháp thật nhiều trong mùa hè và theo chương trình Sư phụ an bày là em phải đi đến trường nào. Dì đặt ra một thời khoá biểu cho em để học thuộc lòng Chuyển Pháp Luân.

Dì kêu em học thuộc lòng bốn trang Chuyển Pháp Luân nơi nhà của dì. Sau khi em học xong bốn trang đó, em trả bài năm lần nữa và dì kiểm soát em. “Không gì có thể can nhiễu đến việc học thuộc lòng Pháp!” dì nói. Em đồng ý một cách miễn cưỡng. Em nghĩ, “Một cuốn sách to như vậy. Đọc thôi cũng đã phải cần bao nhiêu giờ. Em không biết nếu em có thể thật sự học thuộc lòng nó không.” Nhưng sau đó em nghĩ, “Có biết bao nhiều trang em có thể nhớ được thì có bấy nhiêu trang em sẽ nhét vào trong đầu em.”

Khi lần đầu em bắt đầu, em phải mất nguyên cả ngày mới học thuộc lòng được bốn trang. Nhưng sau khi em trã một đoạn thuộc lòng, em hiểu được một cái gì mà em chưa bao giờ biết trước đó. Em phải mất mười ngày để học xong bài giảng số một. Em hiểu được sau đó rằng em đã chưa thật sự học Pháp cho đến nay. Chỉ sau khi đó em mới thật sự bắt đầu học Chuyển Pháp Luân. Hè qua em hiểu được rằng tốt hơn nên qua kỹ quyển sách thay vì chỉ liếc qua thôi, nhưng bây giờ em hiểu rằng đọc qua quyển sách chỉ là gẩy nhẹ bề mặt của nó thôi, trong khi học thuộc lòng quyển sách mới là ghi khắc nó vào trong tâm em.

Em nâng lên tốc độ học thuộc lòng bài thứ nhì. Em bây giờ có thể học thuộc lòng bốn trang trong một buỗi sáng. Dì quyết định rằng em phải cố gắng học tám trang trong một ngày. Ngày đầu mà em nhắm tám trang, nhưng có chuyện xảy ra làm mất cả buổi sáng. Em bắt đầu trả bài sau khi trở về nhà buổi chiều, và em xong vào lúc 8 giờ tối. Em hiểu được rằng em hoàn toàn có khả năng nhớ tám trang trong một ngày. Đến lúc em học đến bài thứ tư thì em có thể nhớ và trả mười trang trong một ngày. Thình lình có điều xảy ra trong buổi sáng, nhưng em có thể nhớ thuộc lòng mười trang trong một buổi chiều, giống như lần trước.

Khi em đến đoạn nói về thăng tiến tâm tính, dì hỏi em đọc thuộc lòng mười hai trang một ngày. Em nghĩ, ‘Khó quá!’ Em khóc như một đứa bé và nhìn hình của Sư phụ. Dì nói đùa, “Nó khóc và nhìn hình Sư phụ, vì nó nghĩ Sư phụ thương nó và chúng ta không có thương nó, vì vậy nó than phiền với Sư phụ!” Em khóc suốt buỗi sáng nhưng đến chiều em vui vẻ đi học 12 trang. Em thích đọc thuộc lòng sách càng lúc càng nhiều, và em thích nhìn hình Sư phụ, vì ông luôn mỉm cười với em. Em học thuộc lòng càng nhiều trang hơn trong thời gian ít hơn.

Khi em học đến bài giảng thứ bảy em rất lo vì mẹ em trong trạng thái tinh thần không tốt. Dì nói riêng với em, “Với các học viên khác, thì đều là mẹ dẫn dắt con tiến bộ, nhưng cháu và mẹ cháu thì ngược lại. Nếu cháu tinh tiến, thì mẹ cháu cũng sẽ khá hơn.” Em tự buộc mình học thuộc lòng mười sáu trang một ngày, từ mười hai trang. Thật là một cố gắng vượt bực. Em đi đến nhà dì lúc 7 giờ sáng và bắt đầu học sách, và khi em đi về nhà giờ trưa để đọc một bài giảng với mẹ em. Em đi trở lại nhà dì buỗi chiều để học thêm, và sau đó phát chính niệm trong ba mươi phút để tiêu trừ lạn quỷ và hắc thủ mà can nhiễu đến mẹ em. Em hoà tan trong Pháp suốt ngày.

Nhà trường bắt đầu sớm năm nay, vì vậy em phải đi cho thật nhanh và học cho được thuộc lòng hai mươi trang một ngày. Em không có thời giờ xem truyền hình. Em đã học thuộc lòng toàn quyển Chuyển Pháp Luân buổi sáng trước ngày đầu tiên khoá học trong trường. Em phải cần 42 ngày để thuộc lòng toàn quyển sách, từ ngày 9 tháng bảy 2005 đến 19 tháng tám 2005, làm được nhờ vào sự giúp đở và ủng hộ của Sư phụ.

Cha em xa nhà trong thời gian đó. Ông luôn chống việc mẹ và em tu luyện Đại pháp, và ông tạo nhiều can nhiễu. Chúng em xin Sư phụ giúp đở. Cha em rời thành phố đi làm việc xa một vài ngày sau khi em bắt đầu học thuộc lòng quyển sách. Khi ông trở lại một vài ngày trước khi nhà trường bắt đầu, một sự mầu nhiệm xãy ra – Em được một học viện trung học nhận em mà bao gồm ba năm trung học và hai năm đại học. Môi trường học tốt và cha mẹ em thích nó. Em vui sướng vì em không phải đi vào một trung học nơi chỉ lo cho được điểm cao. Bây giờ em sẽ có đủ thời giờ để học Pháp. Em rất vui sướng nên cười hoài. Em biết Sư phụ đã an bày mọi điều cho em.

Khi em đến hai trang cuối cùng, tay em run và em gần để rơi quyển sách. Em rõ ràng cảm thấy rằng chúng sinh trong thế giới của em đang ca mừng. Mỗi tế bào của em đang nhảy múa vì vui. Nước mắt em chảy dài trên má em. Em bình tỉnh lại và nói với chúng, “Đừng có vui mừng quá và để cho tôi học xong quyển sách. Hãy tin tôi, tôi sẽ mang Pháp trọn vẹn về.” Khi em xong những chữ cuối cùng, em không còn giữ được sự vui mừng. Em ôm chặt quyển sách. Em nhìn hình của Sư phụ và khóc. Sư phụ mỉn cười với em, và em chưa bao giờ nhìn thấy Sư phụ mỉn cười vui mừng như vậy. Ngay sau đó, pháo hoa nổ bên ngoài nhà em. Em biết đó là một điểu rất tốt cho vũ trụ, và Sư phụ đang khen tặng em.

Đây là một kinh nghiệm đáng suy nghĩ. Em nghĩ phần đông các học viên ở vào tuổi của em đi theo bước chân của cha mẹ khi họ bắt đầu tập luyện Đại Pháp. Vì họ trẻ, họ học nhiều ít tuỳ nơi cha mẹ của họ. Họ thường không học nhiều do tự ý và không đọc nhiều các bài kinh văn mới của Sư phụ. Học có ít sự hiểu biết về Đại Pháp và nhất là về Chính Pháp. Họ không hiểu được sự quan trọng của học Pháp hoặc là ý nghĩa của ba điều (Sư phụ dạy).

Sự thay đổi căn bản xảy ra trong em bắt đầu khi em đi đến khoá học Pháp mùa hè năm ngoái. Nó đặt căn bản cho em để có thể nhớ thuộc lòng và trả bài Pháp hè này. Em thường thụ động, nhưng bầy giờ em tích cực tu luyện, tích cực hoà tan trong Đại Pháp và làm ba điều với lý trí. Em đề nghị các bạn học viên mà là cha mẹ giúp con của họ thăng tiến trong việc học Pháp với họ, kể cả những bài kinh văn mới nhất của Sư phụ, như vậy các học viên trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của Đại Pháp và những nguyên lý của Pháp. Sau đó họ sẽ trở nên những người đệ tử Đại Pháp chân chính. Họ phải làm một chương trình và học Pháp với những học viên trẻ trên căn bản hằng ngày, và họ phải kiên trì. Hè qua các người lớn thay phiên nhau trông chừng chúng em học Pháp suốt mùa hè. Em có thể nhớ thuộc lòng tất cả quyển sách mùa hè năm qua chỉ vì dì và mẹ em kiểm soát em thường xuyên. Rất quan trọng là người lớn thúc đẩy chúng em suốt hành trình vì chúng em trẻ và ham chơi.

Em hy vọng rằng các học viên lớn có thể giúp các học viên trẻ nhỏ học Pháp, cho dù điều gì xãy ra. Cũng rất quan trọng đừng có ngừng trong khi học Pháp, vì nếu chư vị ngừng giữa đường, nó sẽ rất khó tiếp tục trở lại. Chuyển Pháp Luân là khác với những sách khác, vì vậy xin đừng cho phép ngưng trong quá trình học thuộc lòng. Em học và trả bài mỗi đoạn một lúc, từng đoạn từng đoạn. Em ghi nhớ một đoạn, xếp sách lại và đọc nó năm lần, trong thời gian đó đoạn sách đã ghi đậm vào trong trí óc em. Đừng nghĩ về đoạn bài trước khi đọc đến đoạn sau. Rất khó để thuộc lòng cả bài giảng một lúc, và người ta dễ bỏ việc học thuộc lòng sách khi gặp tình trạng này. Cũng tốt hơn nếu cha mẹ có thể kiểm soát các con để chắc chắn rằng chúng nhớ nó tốt.

Vì chúng em còn trẻ và có ít quan niệm hậu thiên, rất dễ cho chúng em để học thuộc lòng Pháp. Em hy vọng rằng tất cả các học viên trẻ có thể cố gắng tinh tấn. Dù chúng ta còn trẻ tuổi, đó không có nghĩa là khả năng ngộ của chúng ta kém hơn của người lớn. Chúng ta có nhiều thời giờ rảnh hơn người lớn, vì vậy chúng ta phải học Pháp nhiều hơn. Với Pháp như thầy, chúng ta có nhiều sức lực hơn khi phát chính niệm và cứu độ chúng sinh. Em bây giờ đang học lại quyển sách lần thứ nhì, học từng đoạn từng đoạn.

Trên đây là kinh nghiệm của em về việc học thuộc lòng Pháp. Xin hãy chỉ điểm những gì không đúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/11/13/114273.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/11/17/66971.html

Đăng ngày 28-11-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share