[MINH HUỆ 04 – 04 – 2010] Đây là phần đầu tiên trong loạt ba phần giới thiệu toàn văn bài phát biểu của thẩm phán người Achentina Octavio Aráoz de Lamadrid tại diễn đàn của Liên Hợp Quốc về vấn đề Nhân quyền ở Trung Quốc. Bài phát biểu này đã được trình bày tại Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 3 năm 2010.

Bối cảnh

Vào ngày 12 tháng 12 năm 2005, trong suốt chuyến viếng thăm Achentina của La Cán, nguyên Bí thư chính trị và pháp vụ của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là Trưởng phòng kiểm soát Pháp Luân Công (Phòng 610), Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Achentina đã đệ đơn kiện chống lại La Cán vì tội ác tra tấn và diệt chủng đối với những học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Vụ kiện đã được tiếp nhận bởi thẩm phán của Tòa án hình sự Liên bang số 9, Tiến sĩ Octavio Aráoz de Lamadrid. Sau hơn 4 năm điều tra, bao gồm cả một chuyến đi đến New York để phỏng vẫn những nạn nhân tị nạn, lấy lời khai từ những nạn nhân khác nhau đã đến Achentina để làm chứng, vị thẩm phán đã đi đến kết luận rằng, kể từ năm 1999, theo yêu cầu của Giang Trạch Dân, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi đó, một kế hoạch được tổ chức đầy đủ và phát triển có hệ thống đã được triển khai để đàn áp Pháp Luân Công cùng những học viên của nó. Mục đích là buộc các học viên phải từ bỏ tín ngưỡng tâm linh của họ thông qua việc tra tấn và giết hại, từ đó tiêu diệt Pháp Luân Công.

Vào ngày 17 tháng 12 năm 2009, thẩm phán Araóz de Lamadrid ra phán quyết rằng ông có đủ bằng chứng để cáo buộc họ là những nghi phạm trong tội ác được coi là tội ác chống lại nhân loại trong cuộc bức hại những học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông ra phán quyết rằng họ cần phải khai báo trong thời điểm thẩm vấn sơ bộ. Do mức độ nghiêm trọng của tội ác, ông đã ban hành một lệnh bắt để mang hai kẻ kia tới Achentina thẩm vấn. Lệnh bắt được tiến hành bởi Cơ quan Interpol thuộc cảnh sát Liên bang Achentina. Sau khi được đưa đến Achentina, chúng sẽ bị đưa vào phòng biệt giam. Quyết định của thẩm phán được dựa trên nguyên tắc Thẩm quyền phổ quát.

Từ khi khởi phát vụ kiện, Chính phủ Trung Quốc đã và đang ép buộc Chính phủ Achentina ngăn chặn vụ kiện. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2009, vị thẩm phán đã từ chức do áp lực chính trị nội bộ từ Chính phủ Achentina. Ông đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông thà từ chức còn hơn là nhượng bộ và làm những việc mà sẽ khiến ông hối hận sau này.

Vào tháng 3 năm 2010, thẩm phán de Lamadrid đã tham dự kỳ họp thứ 13 của Hội đống nhân quyền Liên Hợp Quốc để đưa vụ kiện tới cộng đồng quốc tế. Ngày 17 tháng 3, ông đã phát biểu tại Diễn đàn về vấn đề Nhân quyền ở Trung Quốc được tổ chức bởi Hiệp hội Liên Hợp Quốc ở San Diego.

Trong bài phát biểu của mình, Tiến sĩ Aráoz de Lamadrid đã giải thích quyền phổ quát để tiếp cận công lý, ông nói rằng: “Bất cứ nạn nhân nào của tội ác được coi là CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI có quyền nộp đơn kháng cáo cho lẽ phải ở tòa án của bất kỳ quốc gia nào (dưới các điều kiện chỉ định) để yêu cầu một cuộc điều tra và có thể là một án phạt cho những kẻ thủ phạm của những tội ác này”. Ông cũng thúc giục: “…Sự công nhận, đẩy mạnh và bảo vệ khẩn cấp tất cả các quyền con người, yêu cầu các quốc gia cần thiết phải nỗ lực tối đa trong mọi lĩnh vực để đạt được mục tiêu này và để tránh lấy lợi ích chính trị hay kinh tế làm ưu tiên”.

Ông nhấn mạnh rằng sự phát triển trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc “phải kèm theo một cuộc đối thoại chính trị hiệu quả, và đòi hỏi khía cạnh nhân quyền phải là một phần không thể thiếu trong khuôn khổ mới của thỏa thuận, điều mà hiện nay đang được thương lượng với Trung Quốc”.

Đây là Phần 1 trong bài diễn văn của thẩm phán Octavio Aráoz de Lamadrid:

CUỘC HỘI THẢO của Tiến sĩ Octavio Aráoz de Lamadrid (Achentina) HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC

Quyền phổ quát về tiếp cận công lý (Các điều 8, 10 và sự nhất quán của Tuyên ngôn phổ quát về Nhân quyền được thông qua và công bố bởi Nghị quyết 217 A-III của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948).

Một phần giới thiệu của Tiến sĩ Octavio Araoz de Lamadrid (Achentina)

Vào kỳ họp thứ 13 của Hội đồng Nhân quyền, Geneva, Thụy Sĩ (từ ngày 1 đến ngày 26 tháng 3 năm 2010)

Trước hết, tôi muốn làm rõ rằng bài phát biểu này KHÔNG phải là một lời tuyên bố thiên vị cho một nhóm tôn giáo dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, mà là một nghiên cứu chặt chẽ về luật pháp về một vấn đề hiện nay, được bổ sung một số thông tin từ những kinh nghiệm của cá nhân tôi.

Nó cũng không phải là sự tranh luận chính trị hay một bài phê bình về nội dung tư tưởng. Mặc dù các đánh giá của tôi bắt nguồn từ một vụ kiện thực tế với hai quốc gia đóng vai trò chính, nhưng chúng có thể được áp dụng cho bất kỳ quốc gia nào trên khắp thế giới.

II) Trình bày cá nhân

Tên tôi là Octavio Aráoz de Lamadrid. Tôi sinh ra ở Achentina cách đây 40 năm. Tôi đã từng là một luật sư hình sự trong hơn 15 năm. Tôi học đại học tại trường Đại học Catholic của Achentina và tốt nghiệp ở cùng trường. Tôi trở thành Luật sư Hình sự tại trường Đại học Austral của Achentina và hoàn thành bằng Thạc sĩ Luật hình sự và Khoa học hình sự tại trường Đại học Barcelona và Pompeu Fabra của Tây Ban Nha.

Tôi đã phục vụ hơn 20 năm trong hệ thống tòa án của đất nước tôi, 12 năm trong đó tôi là quan chức của Văn phòng Kháng án hình sự quốc gia (tòa phúc thẩm có thẩm quyền lãnh thổ trên toàn quốc).

Vào ngày 5 tháng 9 năm 2005, tôi được Hội đồng Tư pháp quốc gia bầu làm thẩm phán liên bang phụ trách một trong 12 tòa án liên bang có thẩm quyền ở thủ phủ của Cộng hòa liên bang (trụ sở chính phủ), chức vụ mà tôi nắm giữ cho đến khi tôi từ chức vào ngày 29 tháng 12 năm ngoái (2009).

Là một thẩm phán liên bang, tôi có cơ hội can thiệp vào nhiều thủ tục pháp lý khác nhau công nhận các quyền cơ bản, đặc biệt là quyền nhận dạng (thu hồi hay thay thế giấy chứng minh và quyền nuôi giữ trẻ sơ sinh) mà đang bị đe dọa, nhưng tất cả chúng đã từng xảy ra nhiều năm trước đây trong thời gian chế độ độc tài quân sự cai trị đất nước từ năm 1976 đến năm 1983.

Tiến trình xét xử những tình huống này đã diễn ra vào khoảng cách đây 30 năm, nó là sự tiến bộ về nguyên tắc pháp lý của Tòa án tối cao Achentina. Điều này xảy ra vào cuối năm 1995, khi một tội ác đủ điều kiện cấu thành tội diệt chủng “…thực tế là họ đã giết 75 người Do Thái không phải là tù nhân chiến tranh, không được tha bổng và không bị kết án; hay theo quyết định cuối cùng của Tòa án quân sự Đức, hoặc sự cho phép của cảnh sát Đức, 335 người trong một nhóm đã bị giết…” do cuộc thảm sát xảy ra vào ngày 24 tháng 3 năm 1944 trong hang động Ardeatine ở ngoại ô thành phố Rome, Italia vào thời gian Thế chiến thứ hai. Tội diệt chủng cũng được công nhận là tội ác chống lại nhân loại, do đó nó không bao giờ bị mất hiệu lực, như đã nêu trong những nguyên tắc pháp luật về con người (ius cogens) của Luật Quốc tế, do đó có thể dẫn độ tên tội phạm chiến tranh của Đức Quốc xã và là Đại Úy SS (tổ chức quân sự của Đức Quốc xã), Erich Priebke tới phiên tòa công khai ở Ý (hắn đã bị kết án) (CSJN Failure of 02.11.1995 on the file “Priebke, Erich s / extradition request”, No. 16.063/94).

Phán quyết này, cùng với những phán quyết khác trong quá khứ, đã cống hiến cho việc không thể áp dụng tất cả các quy phạm của luật pháp trong nước mà ngăn cản hoặc gây trở ngại việc xét xử những vụ vi phạm nhân quyền (ví dụ luật ân xá và thời hạn hết hiệu lực), cho phép thực hiện việc điều tra, khởi tố và kết án, như tôi đã nói trước đó, nhiều thủ phạm của những loại tội ác như vậy đã được diễn ra cách đây 30 năm.

Tuy nhiên, khả năng cho một tòa án luật pháp, ít nhất là ở nước tôi, can thiệp vào những sự việc hiện nay, những sự việc mà hiện tại đang diễn ra, là thông thường và phổ biến. Tất nhiên tôi muốn nói đến các tòa án ở trong nước hay địa phương chứ không phải các tòa án quốc tế.

Trên thực tế, quyền lực tư pháp là khác thường, nó là quyền lực thực chất có thật trong lịch sử vì nó giải quyết hay hành động trong mối liên hệ với những sự kiện đã xảy ra, can thiệp vào việc xét xử các vụ vi phạm nhân quyền mới xảy ra và cũng nỗ lực ngăn chặn chúng tiếp diễn trong tương lai.

Trong vụ kiện đặc biệt của tôi, vào ngày 13 tháng 12 năm 2005, tại Tòa án Liên bang mà tôi phụ trách tôi nhận được một đơn kiện chính thức được trình lên bởi bà Liwei Fu người Trung Quốc, đang cư trú ở Achentina và là Chủ tịch Hiệp hội PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP ở địa phương, chống lại LA CÁN, nguyên Bí thư chính trị và pháp vụ của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trưởng phòng kiểm soát Pháp Luân Công (Phòng 610), một cơ quan được lập ra bởi Chủ tịch nước lúc đó, GIANG TRẠCH DÂN với mục đích cụ thể là kiểm soát và tiêu diệt môn tập luyện Pháp Luân Công.

Các nguyên đơn yêu cầu tạm giữ ông LA CÁN, theo điều 6, điểm 1 của Công ước Liên Hiệp Quốc chống lại sự tra tấn và đối xử hay sự trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc chà đạp lên giá trị con người (theo nghị quyết 39/46 ra ngày 10 tháng 12 năm 1984).

Các nguyên đơn giải thích một cách rõ ràng những đặc điểm, vấn đề tinh thần và nguyên lý thực hành tín ngưỡng của PHÁP LUÂN CÔNG hay PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP, cũng như sự phát triển và phổ biến của môn tập luyện này từ năm 1992 và số lượng lớn các học viên (ước tính khoảng 100 triệu người). Họ cũng miêu tả chi tiết và dẫn chứng các tài liệu về nhiều hành vi bức hại, bắt giữ trái phép, tra tấn, tước đoạt quyền tự do bất hợp pháp, buộc phải di rời và kích động hận thù giữa những người dân Trung Quốc với môn tập luyện tâm linh này.

Cũng có sự mô tả về những ảnh hưởng khác nhau gây ra bởi một sự bức hại có hệ thống như đe dọa, chiếm đoạt tài sản và cưỡng bức giam giữ bất hợp pháp (mà không có bất kỳ sự bảo hộ nào về pháp luật) trong các trại lao động dưới một hệ thống nô lệ, trong những bệnh viện tâm thần và nhà tù, và tiến hành tra tấn về thể xác (cho uống axit, gây bỏng các loại, rút móng tay, sốc điện, liên tục cưỡng hiếp hay cưỡng hiếp tập thể, buộc phá thai…) và tra tấn tinh thần (ví dụ: thông qua kỹ thuật “tẩy não”, bắt tù nhân xem video “cải tạo” hàng ngày và không cho họ ngủ nhiều ngày trời), làm mất tích, hỏa thiêu…

Các bằng chứng được đưa ra (đủ để khởi xướng vụ kiện) bao gồm các báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc năm 2001, và Báo cáo thường niên về Tự do tín ngưỡng trên thế giới của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, cũng vào năm 2001 (đã xác nhận cái chết của hơn 200 học viên là kết quả của sự tra tấn khủng khiếp trong khi họ bị bắt giữ và cầm tù).

Cuối cùng nó được khẳng định rằng: “…Theo dữ liệu được sử dụng của Liên minh Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công, được thành lập vào ngày 20 tháng 1 năm 2003 tại Mỹ, và cũng được sử dụng một cạc không chính thức bởi chính Chính quyền Trung Quốc, tổng số người bị chết bởi sự tra tấn khủng khiếp có thể lên đến gần 50.000 người…

Liên quan đến các luật lệ có thể được áp dụng mà chỉ ra những sự việc được coi là tội ác diệt chủng và tra tấn, các nguyên đơn đã đưa ra một bản phân tích những bộ luật quốc tế như Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946, Công ước về Phòng chống và Trừng phạt Tội diệt chủng ngày 9 tháng 12 năm 1948, Công ước chống lại Sự tra tấn và Đối xử hay Sự trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc chà đạp lên giá trị con người, ra ngày 10 tháng 12 năm 1984, và cũng như luật pháp của Trung Quốc.

Xét thấy rằng Trung Quốc sẽ không truy tố những người chịu trách nhiệm về việc vi phạm các quyền hợp pháp được công nhận bởi luật pháp quốc tế, các nguyên đơn cân nhắc đến khả năng truy tố thông qua Tòa án Hình sự Quốc tế, tuy nhiên, theo nguyên tắc hồi tố, các tội ác nằm ngoài phạm vi của Tòa án Hình sự Quốc tế, bởi vì chúng được gây ra trước tháng 7 năm 2002, và Trung Quốc cũng không chấp nhận thẩm quyền của họ. Ngoài ra một điều được cân nhắc đến nữa là khả năng trình vụ kiện lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhưng điều này sẽ không dẫn đến bất kỳ một kết quả nào do quyền lực phủ quyết của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong tổ chức này.

Cuối cùng nguyên đơn kết luận “… rằng nếu Thẩm quyền phổ quát không được chấp nhận, chúng ta sẽ phải đối mặt với những gì mà cộng đồng quốc tế tìm để né tránh và tránh khỏi mọi lúc, điều này là không trừng phạt.

Thật sự đáng để nhắc lại ở đây, rằng trong khi Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là một trong những thành viên tham dự vào hội đồng xét xử và thậm chí tham dự vào hoàn thiện bản thảo Đạo luật ICC, nó sẽ không bao giờ được chấp nhận hoặc phê chuẩn nội dung. Đó là tại sao dưới ngôn từ của hiệp ước, Trung Quốc là nằm ngoài việc xét xử của tổ chức đó.

III) Tiếp cận vấn đề / Giả thuyết hướng dẫn

Hơn nữa, do sự quan liêu của thủ tục trong luật pháp nội bộ liên bang, việc bắt giữ ông La Cán không thể thực hiện được trên lãnh thổ Achentina.

Vụ kiện đã nêu lên một số vấn đề quan trọng và ý nghĩa, cho cả luật pháp trong nước và quốc tế, đó là:

  1. Có thể truy tố những người mà được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc được miễn xét xử các tội ác chống lại loài người không?
  2. Có thể thực hiện và có hiệu lực để sử dụng thẩm quyền phổ quát về tiếp cận công lý để khởi đầu ở Achentina (hoặc bất kỳ nước nào khác) một cuộc điều tra đối với hành vi vi phạm của một bộ máy nhà nước tối cao (trong trường hợp này là Trung Quốc) trên chính lãnh thổ của nó không?
  3. Làm thế nào để có thể điều tra những vi phạm ở nước khác khi mà không có bất kỳ khả năng nào để yêu cầu thông tin từ quốc gia đó?
  4. Tính hiệu lực của lệnh gọi của tòa án ở đâu?

Câu trả lời chung cho những câu hỏi này nằm ở khoản 3 trong Cương lĩnh của kỳ họp thứ 13 của Hội đồng Nhân quyền, điều đã mang chúng ta lại đây hôm nay là: sự công nhận, xúc tiến và bảo vệ khẩn cấp tất cả các quyền con người, yêu cầu các quốc gia cần thiết phải nỗ lực tối đa trong mọi lĩnh vực để đạt được mục tiêu này và để tránh lấy lợi ích chính trị hay kinh tế làm ưu tiên. Mặt khác, những quyền lợi và sự cam kết được công nhận một cách phổ quát bởi cả nhân loại, thì đơn giản chỉ được biến đối thành những bản báo cáo, thiếu đi nội dung và tính hiệu lực. Giáo hoàng John XXIII đã nói: “…khi đối đãi với vấn đề này, nó phải được làm với nhân phẩm con người nói chung, và đặc biệt, với đời sống của một cá nhân thì, không gì có thể vượt hơn nó, nó phải được đặt ở vị trí đầu tiên…” (Encyclical Letter “Mater et Magistra”, ngày 15 tháng 5 năm 1961).

IV) Tự do tín ngưỡng

Với ngoài việc xem nhẹ bài phát biểu chung ở trên, và nó đặc biệt đang biểu hiện trong thực tế, tôi dự định đưa ra câu trả lời cụ thể cho mỗi câu hỏi đã nêu ra.

Nhưng trước tiên cần thiết làm rõ rằng để thực hiện cuộc điều tra, tôi đã tự tách biệt, cô lập bản thân mình và hoàn toàn bỏ qua bất kỳ sự quan tâm nào liên quan đến “nội dung” của Pháp Luân Công.

Tôi tự mình bỏ qua tất cả các mối liên hệ đến tín ngưỡng, việc thực hành và triết lý của động tác. Và đó là cách mà mỗi thẩm phán thực hiện nhiệm vụ. Để đánh giá sự truy tố có công bằng hay không, tôi sẽ không quyết định hay biểu đạt cho dù tôi có tham gia những nguyên lý cơ bản của Pháp Luân Công hay không, hay họ có vẻ tốt hơn hay xấu hơn những người khác hay không. Mọi người có quyền lựa chọn và thực hành tôn giáo của họ một cách tự do mà không phải chịu những can thiệp từ quyền hạn của Nhà nước.

Với nguyên lý cơ bản này trong đầu, và đã xác định rõ ràng được rằng việc thực hành Pháp Luân Công không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của hành vi bạo lực hay xung đột với những nguyên tắc sống cơ bản hay trái với nhân phẩm của con người, cuộc điều tra của tòa án đã hướng đến những chứng cứ của cuộc đàn áp và những vi phạm đã báo cáo, và như tôi đã phát biểu ở trên, không có bất kỳ mối liên hệ hay đánh giá với hoạt động tôn giáo.

Bản chất hòa ái của Pháp Luân Công, điều mà đáng được nhắc đến, có thể xác minh một cách dễ dàng, thứ nhất, khi một người đến tiếp xúc và quan sát những thói quen tập luyện của họ, thứ hai khi một người trở nên ý thức được rằng Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dựa trên những phán quyết của họ để cấm và bức hại các học viên của môn tập luyện này với chỉ đơn thuần là một phán quyết trừu tượng và không có bất kỳ sự giải thích nào rằng phải làm thế với một “dị giáo” (tức là “xúc phạm thần thánh”, điều mà phạm tội trong vấn đề “niềm tin”). Về mặt này, có thể được minh họa rõ ràng với Điều 1 của Hiến pháp Trung Quốc (ngày 12 tháng 4 năm 1982), tuyên bố rằng “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới chế độ độc tài dân chủ nhân dân… Hệ thống xã hội chủ nghĩa là một hệ thống cơ bản của nền Cộng hòa…”. Từ đó, ta có thể suy ra rằng “tôn giáo” của nhà nước, như được định nghĩa trong phần mở đầu của văn kiện là “hệ ý thức xã hội chủ nghĩa của Mác và Lênin”, và do đó, trong mối liên hệ với điều này, PHÁP LUÂN CÔNG được cho là một dị giáo.

Điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được như một sự biện minh của chính sách nhà nước. Vì những lý do này, như tôi đã nói, tôi gạt sang một bên bất kỳ sự quan tâm nào đến bản thân PHÁP LUÂN CÔNG và tập trung vào việc trả lời những câu hỏi nêu trên.

Còn tiếp…


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/4/115879.html

Đăng ngày 19-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share