[MINH HUỆ 25-04-2020] Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đã đến Văn phòng Kháng cáo Quốc gia trên đường Phủ Hữu, gần khu phức hợp chính quyền trung ương Trung Nam Hải ở Bắc Kinh. Không mang theo biểu ngữ, không hô khẩu hiệu, họ lặng lẽ, kiên nhẫn đứng hàng giờ đồng hồ liền để chờ gặp một đại diện của chính phủ.

Thế giới lập tức nhận thức được quy mô của cuộc thỉnh nguyện, tính tự giác, và chuẩn mực đạo đức cao mà các học viên Pháp Luân Công thể hiện ra. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân, tổng bí thư đương thời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), lại gọi cuộc thỉnh nguyện là “vụ tấn công chính phủ”, và lấy đó làm cớ để phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc.

Cuộc bức hại này hoàn toàn đi ngược lại nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, những giá trị phổ quát được toàn thế giới thừa nhận. Khi phản đối những nguyên lý này, ĐCSTQ đã hủy hoại lương tri và chuẩn mực đạo đức của xã hội Trung Quốc hiện đại. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành nơi không có đạo đức xã hội, không có chữ tín, và không có lương tâm, mà là nơi đắm chìm trong dục vọng, cờ bạc, và ma túy.

Một cái bẫy

La Cán, bí thư đương thời của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, tuy sắp nghỉ hưu, nhưng vẫn tham quyền cố vị. Ông ta đoán chắc bản thân phải làm gì đó nổi bật, có ảnh hưởng lớn để bảo toàn vị trí của mình cũng như quyền lực kèm theo.

Kể từ khi Đại sư Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Công ra công chúng vào tháng 5 năm 1992, môn tu luyện này và các bài công pháp chẳng bao lâu ngày càng được ưa chuộng trên toàn quốc. Trong vòng bảy năm, có khoảng 100 triệu người Trung Quốc luyện công và học các bài giảng của Pháp Luân Công.

Giang Trạch Dân đã lo ngại về sức hút của Pháp Luân Công và coi đó là mối đe dọa đối với sự cai trị của Đảng.

Tháng 4 năm 1999, một tạp chí của Đại học Sư phạm Thành phố Thiên Tân đã xuất bản một bài báo phỉ báng Pháp Luân Công. Tác giả là Hà Tộ Hưu, anh rể của La Cán.

Hà Tộ Hưu, thành viên của Viện Khoa học Quốc gia (NIS), là một “nhà khoa học” giả mạo khét tiếng, không qua đào tạo chính quy. Thành tích hàn lâm lớn nhất của ông ta là tâng bốc các nhà lãnh đạo chính trị để đạt lợi ích cho bản thân. Có lần, tại một diễn đàn về vật lý lượng tử do Viện Khoa học Quốc gia tổ chức, ông ta đã có bài phát biểu khẳng định sự phát triển của vật lý lượng tử phù hợp với các phát minh chính trị (thuyết “ba đại diện”) của tổng bí thư Đảng.

Thái độ nịnh bợ của Hà Tộ Hưu đã khiến một số học giả xấu hổ đến nỗi họ đã lập tức rời khỏi diễn đàn.

Sau khi các học viên Pháp Luân Công ở Thành phố Thiên Tân đọc bài báo về môn tu luyện của họ, một số người đã gặp biên tập viên của tạp chí này để trình bày về những thông tin sai lệch. Nhưng tờ báo này còn chưa kịp công bố bài đính chính thì đã bị chính quyền cấp trên can thiệp. Cảnh sát thành phố Thiên Tân đã bắt giữ hơn 40 học viên Pháp Luân Công vào ngày 23 và 24 tháng 4.

Khi nhiều học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện chính quyền thành phố Thiên Tân trả tự do cho các học viên bị bắt giữ, họ được cho biết: “Lệnh là do chính quyền Bắc Kinh đưa ra. Các vị phải đến Bắc Kinh mà giải quyết vấn đề này.”

Cái bẫy thứ hai

Ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công từ Thiên Tân và các tỉnh thành lân cận đã đến Văn phòng Kháng cáo Quốc gia. Hơn 100 cảnh sát đã có mặt sẵn tại đó khi các học viên đến nơi.

Văn phòng Kháng cáo Quốc gia nằm ở phía Tây của khu phức hợp chính quyền Trung Nam Hải. Nếu cảnh sát chỉ dẫn người dân sang phía Tây của văn phòng kháng cáo, thì họ đã không ở gần Trung Nam Hải. Tuy nhiên, cảnh sát lại chỉ cho các học viên ra đợi và tạo thành một hàng ở phía Đông, cố ý tạo thành một dòng người bao quanh khu phức hợp Trung Nam Hải.

Các học viên không nhận ra rằng đó là một cái bẫy. Họ đến văn phòng với ba thỉnh cầu đơn giản – kêu gọi thả các học viên bị bắt giữ trái phép ở thành phố Thiên Tân, đòi quyền tự do tu luyện Pháp Luân Công, và quyền xuất bản sách của Pháp Luân Công (vì việc phát hành sách mới bị cấm trước đó không lâu).

Những học viên can đảm và chính trực

Ban đầu, cảnh sát rất căng thẳng bởi vì có quá nhiều học viên. Tuy nhiên, họ ngày càng thấy thoải mái hơn sau khi chứng kiến biểu hiện ôn hòa và những hành động ân cần và chu đáo của các học viên.

Giữa vỉa hè là lối đi lát gạch dành cho người mù. Các học viên đứng bên cạnh lối đi đó, chỉ chiếm khoảng 1/3 vỉa hè, dành phần lớn vỉa hè trống cho người đi bộ. Mỗi ngã tư lại có vài học viên tình nguyện giữ gìn trật tự và giúp giao thông thông suốt.

Các học viên ở hàng đầu đứng lặng lẽ từ sáng đến tối. Những người thấy mệt hoặc cần nghỉ ngơi để ăn uống sẽ chuyển xuống hàng sau để ngồi trên vỉa hè. Trong đó, có một bà mẹ trẻ ẵm con nhỏ vài tháng tuổi đến từ Bắc Kinh, và một cặp vợ chồng trẻ từ một tỉnh phía Nam tình cờ tới Bắc Kinh công tác; người vợ có thai khoảng bảy tháng.

Nguy cơ bị trả thù

Chỉ 10 năm trước sự kiện này, ĐCSTQ đã cho xe tăng đến Quảng trường Thiên An Môn và nổ súng máy vào hàng ngàn sinh viên và các công dân kêu gọi dân chủ.

Các học viên biết tập trung như vậy sẽ có rủi ro gì, vì ĐCSTQ luôn trả thù những ai chống lại sự bạo ngược của nó. Họ đã can đảm đứng lên vì lương tâm đối với xã hội. Họ hy vọng Đảng sẽ chấp nhận các giá trị phổ quát của nhân loại.

Hầu hết các học viên không mang theo bữa trưa. Họ thay phiên nhau mua đồ ăn để ăn vào buổi chiều. Những người bán hàng rong cảm động trước sự nhân từ, lịch thiệp của họ. Nhiều học viên đã rửa sẵn cà chua và dưa chuột để có thể ăn liền.

Có rất nhiều người mà chỉ có một nhà vệ sinh công cộng lớn. Nhưng các học viên đã giữ nhà vệ sinh này hết sức sạch sẽ suốt cả ngày.

Đến tối, khi biết chính quyền trung ương đã chấp thuận yêu cầu của họ, các học viên đã nhặt sạch rác trên đường phố, kể cả đầu mẩu thuốc lá của cảnh sát vứt lại.

Một cảnh sát đã chỉ vào vỉa hè sạch bong, nói với các đồng nghiệp của mình: “Hãy nhìn xem! Đạo đức là gì? Đây chính là đạo đức!”

Một tượng đài đạo đức

Tâm thái ôn hòa và nhân từ của các học viên Pháp Luân Công đã được toàn thế giới ghi nhận. Một học giả cho biết ông đã nhìn thấy niềm hy vọng cho Trung Quốc khi chứng kiến có nhiều người đến thế có tính kỷ luật cao đến vậy.

Ông Thạch Thái Đông, tiến sỹ của Viện Khoa học Quốc gia, một người tham gia cuộc thỉnh nguyện này, nhận định: “Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 diễn ra yên bình bởi đó là biểu hiện của cảnh giới nội tâm của các học viên Pháp Luân Công. Họ tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhưng nó cũng lại rất đáng chú ý vì người ta đã thấy được niềm hy vọng rằng đạo đức đang hồi sinh ở Trung Quốc.”

Sau khi các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin về sự kiện này, thế giới đã biết đến sự xuất sắc của Pháp Luân Công và nhiều người đã bắt đầu thực hành pháp môn này.

Kể từ đó, Pháp Luân Công đã lan tỏa đến hơn 100 quốc gia và khu vực, và hơn 100 triệu người trên toàn thế giới đã thụ hưởng lợi ích từ môn tu luyện này.

Không ngừng kháng nghị ôn hòa

Ở Trung Quốc, cuộc bức hại Pháp Luân Công đã kéo dài suốt 21 năm qua, nhưng các học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ ngừng giảng rõ sự thật cho người dân. Họ chân, họ thiện, và họ nhẫn. Họ muốn đánh thức lương tâm của con người, cho con người biết sự thật và thuyết phục họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ, từ đó cho phép họ có được một tương lai tươi sáng.

Để tránh những thiên tai nhân họa trong tương lai, con người phải có khả năng phân biệt thật giả, thiện ác, và tránh xa tà Đảng xấu xa. Một sinh mệnh biết tiếp nhận các giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn sẽ được ban phước lành.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/25/404259.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/29/184256.html

Đăng ngày 04-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share