Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Úc

[MINH HUỆ 12-04-2020]

(Tiếp theo Phần 1)

Trải nghiệm siêu thường tại Tây An

Khi đến khách sạn, chúng tôi liền chú ý ngay cái áp phích về một ngọn núi sừng sững tuyệt đẹp. Một nhân viên cho biết đây là núi Hoa Sơn, một trong những ngọn núi cao nhất ở Trung Quốc và rất nguy hiểm. Chúng tôi biết đó chính là điểm đến tiếp theo của chúng tôi. Tôi đã có chút do dự vì tôi sắp cạn tiền. Tôi phân vân không biết đến đó có phải là một chấp trước muốn thoát khỏi sự ô nhiễm, đông đúc ở thành phố không, nhưng hai anh em họ lại nhất định muốn đi.

Trên đường đi, xe của chúng tôi bị hỏng, và tôi cho rằng là Sư phụ điểm hóa khuyên chúng tôi không nên đi. Ghế ướt sũng. Tôi thắc mắc sao lại có người rửa xe như thế nếu không phải là để gột sạch vết máu. Phải chăng chiếc xe từng được dùng để chở các học viên? Tôi tưởng tượng lung tung cả lên. Khi bắt gặp ánh mắt của người lái xe, tôi thấy mắt anh sao vàng vọt. Anh ấy luôn tránh ánh mắt chúng tôi với vẻ khó chịu. Khi mối nghi ngờ trỗi lên, tôi định bụng bắt xe buýt quay về Tây An. Đúng lúc đó, chiếc xe được sửa xong, chúng tôi lại được bảo vào xe.

Vừa đến ngọn núi, tôi liền biết tại sao chúng tôi lại thực hiện chuyến đi này. Tôi ngỡ ngàng khi đứng dưới chân núi. Dường như cả ngọn núi này được cấu thành từ trạng thái định. Trước đây, tôi đã từng đến những ngọn núi cao, nhưng nơi đây vẫn có gì đó khác. Núi Hoa Sơn dường như dạy tôi về trạng thái định.

Chúng tôi bắt đầu leo ​​lên những bậc thang được đẽo vào đá. Leo đến hơn một giờ mà chúng tôi không thấy mệt mỏi hay đói mặc dù chúng tôi ăn rất ít. Chúng tôi tìm thấy một cây cầu nhỏ và quyết định luyện các bài công pháp Đại Pháp. Đó là lần đầu tiên chúng tôi có thể luyện các bài công pháp ngoài trời từ hôm chúng tôi đến Trung Quốc. Như thể cả ngọn núi bảo chúng tôi nhắm mắt, luyện công. Bất cứ niệm nào cũng khiến tôi đau đầu.

Đối với tôi, núi Hoa Sơn là trải nghiệm sâu sắc nhất trong toàn bộ chuyến đi. Trong đầu tôi dường như nhớ đó là núi Pháp Thân bởi vì nó như chứa đầy sự hiện diện của Sư phụ.

“Các bạn có phải là học viên Pháp Luân Đại Pháp không?”

Tối hôm đó, khi quay trở lại khách sạn, có người hỏi những người bạn đồng hành của tôi: “Các bạn có phải là học viên Pháp Luân Đại Pháp không?” Họ trả lời là có. Người hỏi là một học viên đến từ Tây An, cũng từng sống ở Sydney. Đúng chiều hôm đó, cô và chồng cô đã nhìn thấy bức ảnh trên một tờ báo Hồng Kông chụp hai anh em đang luyện các bài công pháp trong hội nghị. Họ ngạc nhiên khi thấy chúng tôi ở Tây An. Chúng tôi biết đó không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên và thấy được sự hoàn hảo trong an bài của Sư phụ.

Kỳ thực, những người duy nhất hỏi về những điều chúng tôi đã cố gắng chuẩn bị trước là những học viên thân thiện, luôn tươi cười.

ca4c9c0f270a4afa4c0431680c640e81.jpg

Ba chúng tôi cùng hai học viên ở Tây An

Chúng tôi quyết định tổ chức một buổi gặp mặt nhỏ để chia sẻ trải nghiệm và mời các học viên khác ở Tây An tới. Ngày hôm sau, chúng tôi đến một quán trà có phòng riêng và nói chuyện hơn nửa ngày. Song, ngoài cô và chồng cô, không có học viên nào khác đến. Cô ấy nói với chúng tôi rằng các học viên Tây An đã mất liên lạc với nhau sau khi cuộc bức hại nổ ra. Nhiều người đã dừng tu luyện, còn những người tiếp tục thì tu luyện trong thầm lặng. Họ đã không tìm cách kháng nghị lên chính quyền.

Chúng tôi kể về tất cả những khảo nghiệm ở Úc khi hồng dương Đại Pháp và xin sự trợ giúp của chính phủ Úc. Chúng tôi kể về những khảo nghiệm khi chúng tôi ở Trung Quốc, và bảo cô ấy rằng đi thăm núi Hoa Sơn thật tuyệt. Sau đó, cô ấy nói với chúng tôi rằng Sư phụ Lý thực sự đã từng ở đó khi Ngài bắt đầu truyền Pháp ra công chúng, và Ngài đã gặp những người tu luyện hàng trăm năm trên ngọn núi đó.

Cô ấy vừa nói đến đó, tôi liền nhớ lại những bậc thang lúc chúng tôi bắt đầu leo làm thành bức vách dựng đứng, khiến chúng tôi phải dừng và quay lại. Nhưng lúc ở dưới chân núi, chúng tôi lại ngẫm nghĩ làm sao để leo lên ngọn núi, tôi thấy trong khóe mắt tôi có một người đàn ông gầy khoác Đạo bào, trên đỉnh đầu là búi tóc nhỏ. Đôi mắt ông dường như không vướng víu chút tình nào của con người.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/12/184006.html

Đăng ngày 19-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share