Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp phương Tây

[MINH HUỆ 10-04-2020] Ghi chú của Ban biên tập: Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp chính thức bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 bằng việc bắt giữ hàng loạt các học viên trên khắp Trung Quốc. Khi chính quyền cộng sản chặn mọi kênh kháng nghị, liên tục giam giữ, đánh đập và vu khống các học viên, nhiều học viên đã đến Bắc Kinh giương biểu ngữ để công khai kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Có những học viên nước ngoài cũng đến Bắc Kinh, chẳng hạn như ba học viên đến từ Úc được thuật lại trong bài viết này.

Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Châu Âu và Úc. Năm 1997, lần đầu có được cuốn sách Chuyển Pháp Luân, tôi đã đọc một mạch từ đầu đến cuối mất hai ngày một đêm, cảm thấy mình như nín thở mà đọc đến hết cuốn sách. Tôi nhận ra cuốn sách là bí mật trong những bí mật mà tôi hằng tìm kiếm cả đời.

Trước đây, tôi từng nghiên cứu triết lý của Phật giáo ở trường đại học, đọc vô số sách về tâm linh, và nhiều lần mơ thấy có vị sư phụ muốn dạy tôi, nhưng không ai trong số họ làm tôi cảm thấy “chính” cả. Tôi vô cùng khao khát tìm được một vị sư phụ chân chính và tìm ra mục đích chân chính của kiếp nhân sinh, tôi còn từng nghĩ đến việc vào chùa tu.

Bởi vậy, cuối cùng khi tìm được Đại Pháp, tôi vô cùng trân quý, thấy Pháp này quá trân quý, quá cao thâm để có thể chia sẻ với những người khác. Dĩ nhiên, tôi sớm nhận ra đây hẳn không phải là mong muốn của Sư phụ Lý (nhà sáng lập), nên tôi đã tham gia các sự kiện giới thiệu Đại Pháp cho công chúng.

Một niệm giản đơn

Trong hội nghị chia sẻ trải nghiệm tu luyện Hồng Kông vào năm 1999, nhiều học viên gốc Hoa đã quyết định tới Trung Quốc sau hội nghị để kháng nghị và chấm dứt cuộc bức hại vừa bắt đầu. Tôi hiểu lý do của họ, nhưng không suy nghĩ sâu thêm. Nhưng một tối, sau khi tôi tọa thiền, một ý nghĩ tiến nhập vào đầu tôi: “Tôi cần tới Trung Quốc.”

Ý niệm này đột nhiên xuất hiện, và tôi cảm thấy nó không xuất phát từ phía con người của tôi. Tôi cảm thấy hết sức rõ ràng và có gì đó khác biệt với mọi tư tưởng khác xuất phát từ chấp trước của tôi, cả với những thiện niệm . Do vậy, tôi quyết định sẽ tới Bắc Kinh.

Khi tôi kể với các học viên khác ở Úc, một số người cho rằng làm vậy cũng tốt, nhưng những người khác cảnh báo rằng nếu tư tưởng của tôi không đúng, tôi có thể phá hoại thanh danh của Đại Pháp khi đi sang cực đoan và hành động vì tâm hoan hỷ. Nhiều người cho rằng, đối với các học viên phương Tây, cách tốt nhất để duy hộ Đại Pháp và hỗ trợ các học viên ở Trung Quốc là ở lại Úc và kháng nghị với chính phủ Úc.

Tôi đồng ý với họ nhưng cảm giác quyết định sang Trung Quốc của tôi là không gì lay chuyển được, nó vượt khỏi mọi vấn đề cần cân nhắc ấy, và đây là “con đường thẳng” mà tôi phải đi.

Điều còn lại duy nhất cần xác định tôi sẽ làm gì ở đó và làm như thế nào. Tôi nghĩ, một khi đã đến Trung Quốc, tôi sẽ tìm cách để hỗ trợ các học viên Trung Quốc duy hộ Pháp và có lẽ sẽ chia sẻ trải nghiệm tu luyện của chúng tôi trong các hoàn cảnh khác nhau. Tôi cũng muốn cho họ biết rằng học viên khắp thế giới cũng đang kêu gọi chính phủ của họ trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Một học viên Hoa kiều ở Úc giới thiệu Đại Pháp cho tôi bảo mục đích của tôi quá mơ hồ. Cô nói nếu tôi quyết tâm làm tới nơi thì ít nhất tôi nên viết một bức thư và gửi cho chính quyền Trung Quốc. Tôi từng viết những bức thư như vậy gửi chính phủ Úc nên liền đồng ý với ý kiến đó.

thỉnh nguyện như thế nào?

Tuy nhiên, tôi biết tôi sẽ không tới Quảng trường Thiên An Môn để giương biểu ngữ. Các học viên Trung Quốc đang mạo hiểm mạng sống của mình và chỉ còn cách đến thỉnh nguyện trên Quảng trường Thiên An Môn bởi mọi kênh thỉnh nguyện khác đều đã bị chặn và họ không còn sự lựa chọn khác. Tôi thấy hành động của họ thực sự cao cả và can đảm. Nhưng đối với một người phương Tây, lúc đó, tôi biết điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là nhanh chóng bị trục xuất về nước trong im lặng, mà như vậy thì không đạt được kết quả mấy.

Quá trình viết thư cho chính quyền Trung Quốc thực ra đã giúp tôi hiểu rõ tư tưởng và ý định của mình. Tôi nghĩ đến lời dạy của Sư phụ là luôn nghĩ cho người khác trước, và điều này cho phép tôi nhanh chóng loại bỏ tâm chấp trước để duy hộ Đại Pháp một cách chính diện. Tôi đang học cách chỉ dùng “phần Thần” của mình, bởi vì nó chính là phần duy nhất của bản tính của tôi chứa hết thảy những điều chính diện mà Đại Pháp cấp cho. Ngay cả với những ý niệm tốt nhất, làm sao có thể duy hộ được một Pháp vĩ đại đến thế khi dùng phía con người nhỏ bé, hữu hạn với tâm chấp trước ẩn sâu sau mỗi ý niệm?

Tôi kể với hai học viên là anh em ruột về ý định đến Trung Quốc của tôi. Họ cũng muốn đi, nhưng tôi lo ba người phương Tây tóc vàng chúng tôi sẽ thu hút quá nhiều sự chú ý, khiến cả ba chúng tôi có nguy cơ bị trục xuất về ngay lập tức. Chúng tôi chấp nhận khả năng đó và lên kế hoạch đưa thư cho hải quan nếu điều đó xảy ra.

Những ngày đầu ở Bắc Kinh

Chúng tôi đã gặp một học viên đến từ Úc, học viên này đã đưa chúng tôi một thiết bị điện tử có chứa nội dung của Chuyển Pháp Luân. Chúng tôi đọc một bài giảng mỗi đêm và hàng ngày luyện các bài công pháp trong phòng khách sạn. Chúng tôi đã gặp một học viên Trung Quốc khoảng 18 tuổi. Cô và học viên người Úc đó hỏi chúng tôi muốn đi đâu. Chúng tôi nói: “Quảng trường Thiên An Môn.”

a700d6c3e0a503582702b136c8b9d009.jpg

Hai anh em ở Bắc Kinh

Năm người chúng tôi đã đi thẳng qua khoảng giữa quảng trường, xung quanh là cảnh sát và xe cảnh sát. Chúng tôi cứ đi và chia sẻ những trải nghiệm của chúng tôi. Người học viên trẻ kể với chúng tôi rằng cô ở nhà một mình vì cả gia đình cô đang ở trong tù vì đã thỉnh nguyện lên chính quyền và lên tiếng minh oan cho Đại Pháp.

3b1979924416e9a49cad48c1501f6661.jpg

Ba chúng tôi ở Bắc Kinh

Chuỗi ngày sau đó đầy những gian nan. Chúng tôi bị mất liên lạc với nhóm các học viên Trung Quốc. Không ai nói được tiếng Trung, nên chúng tôi không gọi được đồ ăn. Bên ngoài thì lạnh cóng, muốn gia hạn thêm một ngày ở khách sạn cũng gần như không thể vì chúng tôi không thể giao tiếp với nhân viên.

Mỗi lần ra ngoài, chúng tôi phải chuẩn bị tinh thần bị hỏi có phải học viên Đại Pháp không, điều này có nghĩa là phải đưa thư cho cảnh sát và kết thúc chuyến đi của chúng tôi. Nhưng một khi chấp nhận tình huống xấu nhất này, chúng tôi lại cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Hàng ngày, chúng tôi chia sẻ về những chấp trước của mình ngay khi chúng xuất hiện và chúng tôi biết buông bỏ chúng là quan trọng như thế nào. Dường như những khảo nghiệm chúng tôi vượt qua rất quan trọng để có thể ở lại Trung Quốc thêm một ngày nữa.

Chúng tôi sớm nhận ra rằng chúng tôi không kiểm soát được bất kỳ vấn đề gì trong hành trình của mình. Chúng tôi đợi các học viên liên lạc với chúng tôi nếu họ muốn gặp mặt. Trong khi đó, chúng tôi quyết định giống như du khách thông thường và tùy cơ ứng biến.

a66212a1ad4b8db3779a5c4451007d75.jpg

Ba chúng tôi cùng các học viên khác ở Vạn Lý Trường Thành

Vào ngày thứ hai, một học viên đến từ Sydney hỏi chúng tôi có muốn đi xe buýt với 20 học viên khác tới Bắc Kinh chia sẻ trải nghiệm không. Tôi quyết định từ chối. Nếu xe buýt bị cảnh sát chặn lại, có lẽ chúng tôi sẽ bị trục xuất. Tôi cũng không muốn sự có mặt của chúng tôi đẩy các học viên khác vào tình thế nguy hiểm. Sau đó, chúng tôi nghe tin các học viên đó đã bị bắt giữ trong khi chia sẻ thể hội trong phòng khách sạn.

Đi dạo trên đường phố Bắc Kinh, tôi thấy người ta phải chịu cảnh bần hàn, lạnh lẽo. Chúng tôi cũng đang chịu đựng, nhưng chúng tôi còn có Đại Pháp. Tôi nghĩ đến hàng triệu người đang chịu đựng thế này mà còn chẳng biết đến Pháp. Và hàng nghìn học viên bị cầm tù đang chịu đựng còn nhiều hơn để duy hộ Pháp cho mọi người.

Tôi cảm thấy mình quá đỗi tầm thường và nhận ra rằng mỗi giây trong cõi mê này đem đến vô vàn cơ hội để chúng ta ngộ được những cái lý ở tầng cao hơn. Nhờ sự gia trì của Sư phụ, chúng tôi đã “lướt” qua mọi thống khổ này, biết cách hành xử vô vi và tu bỏ chấp trước hơn nữa. Đồng thời, tôi cảm thấy tu luyện cũng chẳng quá khó và loại bỏ chấp trước cũng thật dễ dàng khi hoàn toàn tuân theo an bài của Sư phụ. Mọi việc xảy ra xung quanh chúng tôi đều có trật tự, và chúng tôi chỉ cần hướng nội và đưa ra quyết định đúng đắn khi thời cơ đến.

Một hôm, chúng tôi buộc phải tìm một khách sạn khác. Cuối phố có một khách sạn đắt đỏ, nhưng họ từ chối cho chúng tôi thuê. Thế nhưng, người chủ đó từng dành hai năm đi du học ở Melbourne nên anh rất thân thiện với chúng tôi. Chúng tôi hỏi anh có biết nơi nào hay để tham quan ngoài Bắc Kinh không, anh đề xuất Tây An. Anh lập tức đặt vé cho chúng tôi một chuyến tàu đêm và còn đưa chúng tôi tới nhà ga.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/10/183973.html

Đăng ngày 18-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share