Theo một phóng viên ở Tỉnh Hồ Nam

[MINH HUỆ 11-04-2010] Trại lao động cưỡng bức nữ Bạch Mã Long có liên can nặng nề vào sự bức hại các học viên Pháp Luân Công tại tỉnh Hồ Nam. Các lính canh tại trại lao động cưỡng bức tra tấn các học viên bằng nhiều cách, gồm tẩy não, bức thực, tiêm thuốc, v.v. Kết quả, nhiều học viên bị chết, hoặc trở nên tàn tật thân thể hoặc khủng hoảng tinh thần.

Một học viên từ Thành phố Du Dương bị mất trí nhớ và chỉ có thể làm những công việc đơn giản và nói những câu đơn giản sau khi được thả ra từ trại lao động. Khi được hỏi về điều gì xảy ra trong trại lao động, bà chỉ lắc đầu với vẻ kinh hoàng. Không bao lâu sau bà trở nên mất trí và qua đời.

Một học viên khác tại Khu Quân Sơn bị bắt vào tháng 4 năm 2000, sau khi bà dán lên tám bích chương viết rằng “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”. Bà bị gửi đến Trại lao động cưỡng bức nữ Bạch Mã Long nơi đây bà tuyệt thực trong 18 ngày. Bà bị tẩy não và bức thực, và bị tiêm những thứ thuốc có hại. Bà được thả ra vào cuối tháng 4 năm 2001. Đầu tiên bà có thể làm một số việc đơn giản, nhưng 3 tháng sau bà rơi vào đời sống thực vật và mất đi các khả năng cơ bản của cuộc sống như là ăn uống, đi vệ sinh. Tình trạng này kéo dài trong 7 năm. Chỉ cho đến năm 2008 bà mới khôi phục lại khả năng tự chăm sóc mình. Nhưng trí nhớ của bà bị mất vĩnh viễn.

Các kỹ thuật tra tấn dùng tại Trại lao động cưỡng bức nữ Bạch Mã Long ngày nay là càng tệ hại, xảo quyệt và gạt gẫm hơn nữa. Các học viên mới bị bắt là bị đặt trong những phòng kín hoàn toàn, bị theo dõi bởi bốn năm tù nhân suốt ngày đêm. (Để tránh bị vạch mặt và phơi bày, các tù nhân được chỉ định dùng những mã số thay vì tên thật.) Các học viên bị buộc xem băng thâu hình và đọc các sách lăng mạ Đại Pháp và Sư Phụ. Tập công và học Pháp là bị cấm tuyệt đối. Các tù nhân đầu tiên dùng thái độ đạo đức giả để gạt các học viên, và sau đó đánh đập dã man, cấm ngủ và các sự tra tấn tàn bạo khác để buộc các học viên ‘chuyển hóa’.

Một học viên bị mất hai răng cửa vì bị đánh đập, và một người chịu đựng một tay bị gãy và tinh thần trở nên bất ổn định. Một sinh viên đại học trở thành loạn trí đến nỗi cô ta không quan tâm có mặc áo quần hay không. Một người khác bị bắt trong khi ngồi thiền một đêm nọ và bị biệt giam trong hai ngày. Bà bị phát hiện trở nên loạn trí sau khi được thả ra từ hai ngày giam đó.

Lao động cưỡng bức là một phương cách khác để bức hại. Các học viên bị buộc làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày không có nghỉ ngơi cho đến khi số lượng công việc được hoàn tất. Hơn nữa, họ bị buộc làm thêm giờ. Các học viên lớn tuổi vào khoảng sáu mươi mà bị yếu mắt là không ngoại lệ. Nếu họ không hoàn tất lượng công việc chỉ định, họ bị cấm quyền dùng nhà tắm hoặc mua các vật dụng cần thiết mỗi ngày. Ví dụ, một nữ học viên lớn tuổi không thể trả lời lớn tiếng khi nghe điểm danh, vì bị cấm nói chuyện. Bà bị phạt buộc đứng trong thời gian lâu, bị tra tấn trên ‘ghế cọp’, bị cấm dùng nhà tắm, và bị nhốt.

Một học viên mà bị gửi đi trại lao động cưỡng bức ngày 10 tháng 7 năm 2009, là hoàn toàn khoẻ mạnh trước khi bị bức hại. Sau đó, áp huyết của bà lên đến 200 (áp huyết thấp là 105). Bà bây giờ bị đau tim, bị bệnh đái đường và bệnh viêm túi mật. Cân nặng của bà xuống từ 138 kg còn 100 kg. Gần một phần tư tóc bà trở thành màu xám.

Những người trách nhiệm tại Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long

Trưởng đội: Long Lợi Vân

Các lính canh trại lao động: Trịnh Hà, Lưu Tuyết Anh, Chu Dung, Hồ Dung, Lý Huy, Hà Hồng Linh

Tù nhân: Uông Cầm, Cao Lệ Toa, Khương Lệ, Lưu Ngọc Nga, Hoàng Hữu Quế, Lưu Mỹ Lệ, Hà Tinh, và các tù nhân với mã số 160, 169, 167 và 131

Địa chỉ: Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long, Thành phố Chu Châu, Tỉnh Hồ Nam

Hoàng Dụng Lương, thư ký Đảng ủy của trại lao động: 86-13908439030

Triệu Quế Bao, phó trại: 86-13873335286,

Đinh Thái Lan, phó trại: 86-13607332316

Vương Niên Hoa, trưởng Khu quản lý: 86-13707338135

Tổng đài trại lao động: 86-733-28634800

Viết ngày 11 tháng 4 năm 2010


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/11/221340.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/21/116235.html
Đăng ngày 06-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share