Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-03-2020] Đã bị mất chồng và mẹ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, bà Trần Gia Trụ ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên lại bị giáng thêm một đòn khác khi con gái bà qua đời vào ngày 11 tháng 2 năm 2020, cũng vì cuộc bức hại.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị bức hại tại Trung Quốc từ năm 1999.

Bà Trần, người chồng quá cố, con trai và con gái, người mẹ quá cố, tất cả đều liên tục bị sách nhiễu, bắt bớ, giam giữ và tra tấn vì không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Mẹ bà Trần là người đầu tiên trong gia đình qua đời trong cuộc bức hại do liên tục bị sách nhiễu và đe doạ. Chồng bà Trần, ông Trương Thuật Phú, đã qua đời vào năm 2015 sau khi bị liệt giường năm năm. Con gái bà, bà Trương Yến, bị cầm tù sáu năm và qua đời vào năm 2020.

Trong khi đang đau buồn vì mất người thân, bà Trần và con trai là anh Trương Xuân Bảo lại bị chính quyền sách nhiễu liên tục và có khả năng lại bị bắt vì kiên định đức tin của họ.

Một giáo viên âm nhạc qua đời ở tuổi 46

Bà Trương là một giáo viên âm nhạc ở Trường Trung học Số 11 Thành phố Miên Dương. Bà tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1998 và những vấn đề về hô hấp mãn tính, bệnh trĩ, viêm khớp và các vấn đề về thần kinh đã sớm biến mất. Vì được thụ ích rất nhiều từ môn tu luyện nên bà không bao giờ dao động đức tin sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Bà liên tục bị bắt và đã qua đời sau nhiều năm thống khổ. Bà hưởng dương 46 tuổi.

Bị tra tấn tại trại lao động và mất việc làm

Bà bị bắt giữ lần đầu tiên tại Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 7 năm 2000 khi đến Quảng trường Thiên An Môn để lên tiếng cho đức tin của mình. Công an địa phương nơi bà sinh sống đã đến đưa bà trở về và tuỳ tiện phạt bà 8.500 nhân dân tệ, bằng ba tháng lương của bà, như là chi phí đưa đón. Bà bị giam trong Trại tạm giam Thành phố Miên Dương 17 ngày.

Bà lại bị bắt giữ vào tháng 10 năm 2000 ở Bắc Kinh vì cùng mẹ luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công tại nơi công cộng. Sau khi bị đưa về nhà, công an đã trừ 5.930 nhân dân tệ từ tiền lương hưu của mẹ bà để trả chi phí đưa đón, và tuỳ tiện giam bà một năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Nam Mộc Tự.

Trong trại lao động, bà Trương bị từ chối quyền thăm viếng. Bà bị nhốt trong xà lim và bị ép đứng với hai cánh tay chống vào tường 12 giờ mỗi ngày. Các ngón tay của bà bị biến dạng do tay bị căng. Dù vậy, bà vẫn phải lao động nặng, bao gồm chọn lông heo để làm chổi và đóng gói thuốc.

Ngoài việc tra tấn thể xác và tẩy não, bà Trương không được tắm rửa và giặt giũ quần áo. Kết quả là bà bị ghẻ. Công an đã đưa bà đến một bệnh viện để kiểm tra máu không cần thiết và bà phải trả chi phí.

Bà được thả vào ngày 26 tháng 10 năm 2001 và sau đó bị trường học sa thải.

Bắt giữ và tẩy não

Ngày 6 tháng 12 năm 2007, khi bà Trương và cha mẹ đến thăm anh trai là ông Trương Xuân Bảo đang thụ án tám năm ở Nhà tù Đức Dương vì tu luyện Pháp Luân Công, công an đã bắt bà mà không có lệnh bắt và giam bà ở trại tạm giam Huyện Bắc Xuyên. Ba tuần sau bà Trương bị đưa đến một khách sạn, ở đây bà bị tra tấn và thẩm vấn trong ba ngày không được ngủ.

Có thông tin rằng chính quyền đã nghi ngờ bà Trương cung cấp thông tin cho Minh Huệ Net về sự bức hại đối với anh trai bà. Bà đã bị bắt để trả thù.

Ngày 4 tháng 1 năm 2008, bà Trương đã bị chuyển đến một khách sạn và bị 14 người thẩm vấn chín ngày liên tục.

Trong lúc bị giam, công an đã xông vào nhà bà và một căn hộ đang thuê để lục soát. Họ tịch thu tài sản của bà mà không cung cấp danh sách hay bất kỳ biên bản nào.

Năm năm thống khổ

Sau đó bà Trương bị chuyển đến trại tạm giam Miên Dương. Toà án Khu Phù Thành xét xử bà và kết án bà năm năm tù tại Nhà tù Nữ Giản Dương vào tháng 10 năm 2008.

Một lính canh tù đã khiến tất cả tù nhân cùng xà lim với bà Trương chống lại bà bằng cách đe doạ không giảm án cho họ nếu bà không từ bỏ Pháp Luân Công. Các tù nhân đã giám sát bà liên tục và lăng mạ bà.

Nếu bà không hoàn thành công việc tại xưởng khổ sai trong ngày, thì bà phải đứng đến tận 1 giờ sáng hôm sau. Bà cũng phải chép lại nội quy nhà tù mỗi đêm và chỉ ngủ được hai đến bốn tiếng. Bà hoàn toàn không được ngủ nếu từ chối hợp tác. Vì không được nghỉ ngơi đúng cách nên bà bị chóng mặt, đau ngực, sưng, tê, giảm thị lực và tăng huyết áp.

Nhà tù đã vài lần lấy mẫu máu của bà Trương nhưng không nói lý do. Gia đình bà nghi ngờ rằng việc này có liên quan đến tội ác mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Suy sụp sau nhiều năm bị tra tấn

Khi bà Trương được thả vào tháng 12 năm 2012 sau năm năm bị tra tấn, các ngón tay của bà đã bị tật và bà không thể đánh piano hay dạy nhạc. Người của Phòng 610 Miên Dương tiếp tục sách nhiễu bà. Bà phải sống xa nhà để tránh bị bức hại thêm nữa.

Nhiều năm tra tấn và giam giữ, cộng thêm nỗi sợ bị bắt giữ đã làm tổn hại đến sức khoẻ và tinh thần của bà Trương. Bà đã qua đời vào ngày 11 tháng 2 năm 2020.

Công nhân nhà máy chết ở tuổi 75

Cha của bà Trương, ông Trương Thuật Phú, là một nhân viên của Nhà máy Sản xuất Thiết bị lái Ô tô Thành phố Miên Dương. Ông đã bị bắt năm lần và bị giam tổng cộng 74 ngày trong cuộc bức hại.

Ông đã bị giam hai lần ở một trung tâm tẩy não vào tháng 7 năm 2000 và tháng 2 năm 2001, tổng cộng 15 ngày.

Ông lại bị bắt vào tháng 6 năm 2003 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công và bị chuyển đến trại tạm giam Trung Giang. Trong 25 ngày ở đó, ông phải làm việc không lương, bao gồm cắt chỉ từ đồ nội y và đan đồ hốt rác bằng tre.

Ngày 25 tháng 7 năm 2003, ông bị chuyển đến trại tạm giam Miên Dương và bị giam ở đó 24 ngày. Ở đó ông phải làm lò xo và phân loại dược liệu Trung Quốc.

Ngày 18 tháng 10 năm 2006, ông lại bị bắt khi đang đi chợ và được thả vào hôm sau.

Lần cuối cùng ông bị bắt là vào tháng 8 năm 2008. Ông đã bị giam 10 ngày trong một khách sạn.

Lần cuối cùng ông bị bắt xảy ra vào khoảng thời gian mà con gái, con trai và con dâu ông đều bị cầm tù vì đức tin của họ. Sau khi được thả, mỗi tháng ông Trương và vợ đều đến ba nhà tù để thăm họ trong khi liên tục bị sách nhiễu.

Áp lực tinh thần và gánh nặng tài chính đã làm tổn hại đến sức khoẻ của ông Trương. Ông bị liệt vào tháng 12 năm 2012. Tại thời điểm này con trai ông vẫn ở trong tù và con gái vừa mới mãn hạn tù và về nhà được 10 ngày. Ông, vợ và con gái phải chật vật để kiếm sống và sống trong một căn hộ cho thuê.

Ông Trương đã qua đời vào ngày 30 tháng 10 năm 2015 ở tuổi 75.

Nhân viên hưu trí gần như bị mù sau khi chồng qua đời bốn năm

Vợ của ông Trương, bà Trần Gia Trụ, là một nhân viên hưu trí của Nhà máy Sản xuất Vô lăng Ô tô Thành phố Miên Dương. Bà đã khỏi bệnh mãn tính chỉ sau ba tháng tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Chảy máu và đau âm đạo nghiêm trọng, thiếu máu, viêm khớp, mờ mắt và các vấn đề về tim đã biến mất trong nhiều năm, nhưng sức khoẻ của bà đã suy giảm sau khi chồng qua đời vào năm 2015. Hiện bà gần như bị mù.

Bà Trần đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào năm 2000 và bị giam 19 ngày. Lần thứ hai đến Bắc Kinh, bà đã bị giam 34 ngày. Công an Thành phố Miên Dương đã tống tiền gia đình bà 12.000 nhân dân tệ.

Bà đã bị nhốt tại trụ sở chính quyền thị trấn vào tháng 3 năm 2001 và bị tẩy não 20 ngày.

Công an lại nhắm vào bà vào tháng 1 năm 2008. Họ đã lục soát nhà bà và thẩm vấn bà trong suốt một ngày. Vào tháng 8, trước thềm Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, công an đã nhốt bà 10 ngày viện cớ là để duy trì ổn định xã hội.

Chồng của một cựu chiến binh bị cầm tù và bị ép phải ly dị

Con trai duy nhất của bà Trần, ông Trương Xuân Bảo, đã bị Nhà máy Sản xuất Vô lăng Ô tô Thành phố Miên Dương sa thải sau khi bị giam một năm ở trại lao động cưỡng bức vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Trần, 48 tuổi, bị bắt vào tháng 4 năm 2005 khi ông và vợ, một cựu quân nhân, đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Công an đã tra tấn ông trong khi thẩm vấn. Sau đó ông bị kết án tám năm tù ở Nhà tù Đức Dương.

Quản lý nhà tù đã ra lệnh cho hai tù nhân giám sát ông 24/24 và hứa thưởng cho họ nếu họ tra tấn và khiến các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin.

Ông Trương phải lao động không công cả ngày. Khi những người khác nghỉ ngơi, thì ông bị phạt bằng cách bị ép đứng dựa vào tường. Đến nửa đêm ông mới được nghỉ ngơi.

Cả hai chân của ông sưng phồng vì phải đứng lâu và thiếu ngủ. Vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công nên ông thường bị các lính canh đánh đập, véo núm vú bằng kìm và đốt những bộ phận nhạy cảm bằng thuốc lá.

Vợ ông Trương bị kết án năm năm tù, và vì không thể chịu đựng nổi tra tấn trong Nhà tù Nữ Long Tuyền Dịch nên đã từ bỏ Pháp Luân Công. Bà bà đã ly dị ông Trương vì áp lực từ phía chính quyền do ông từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/19/一家人屡遭迫害-四川女教师遭多年冤狱折磨离世-402659.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/6/183928.html

Đăng ngày 09-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share