Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 31-03-2020] Ý đang phải đối mặt với một cuộc chiến cam go về đại dịch virus Trung Cộng (virus Vũ Hán). Tính đến ngày mùng 1 tháng 4 năm 2020, quốc gia khoảng 60 triệu dân này đã báo cáo xác nhận 105.792 ca nhiễm và 12.428 ca tử vong.

Vấn đề khủng hoảng sức khỏe cộng đồng chưa từng có này đã khiến nhiều nhà báo tiến hành điều tra sự bưng bít thông tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về dịch bệnh bắt nguồn từ Vũ Hán và nhanh chóng phát triển thành đại dịch toàn cầu.

Nhiều nhà báo cũng xem xét liệu có phải mối quan hệ thân thiết của Ý với Trung Quốc đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn không.

Trong bài báo của tờ formiche hôm 11 tháng 3, nhà báo Mattia Soldi viết: “Đứng trước một trong những khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử Ý, truyền thông hiện nay phải đảm nhiệm đưa tin và phải thông tin tốt hơn bao giờ hết.”

Dưới đây là một số bài báo gần đây ở Ý về những phát hiện của họ.

Tempi: “Nếu thế giới gặp rắc rối, đó chính là lỗi của chính quyền Trung Quốc”

Hôm 11 tháng 3, một báo cáo của Tempi đã trực tiếp chỉ ra ĐCSTQ là nguyên nhân cuối cùng gây ra thảm họa mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay.

Bài báo nêu: “Bản chất độc tài của chính quyền Trung Quốc thể hiện qua kìm hãm và áp bức mạnh mẽ đến mức nó đã để virus này dễ dàng lây lan trong ít nhất hai tháng rồi.”

“Đó là bởi đầu tháng 12, Trung Quốc đã không tiết lộ việc các bệnh nhân Vũ Hán đã mắc các chứng hô hấp nghiêm trọng tương tự như do SARS gây ra. Nếu không, hiện giờ Ý (cũng như Pháp, Đức, và nhiều quốc gia khác) không rơi vào tình huống khó khăn như thế.”

Bài báo chất vấn: “Thực tế là các bệnh viện Vũ Hán đã đầy bệnh nhân và hết giường trong nhiều ngày, nhưng tại sao không có tờ báo nào đưa tin cảnh báo? Tại sao mãi đến ngày 23 tháng 1 chủ tịch thành phố mới đề cập đến trong khi đó lại vẫn cho người dân tự do rời khỏi Vũ Hán rồi lây nhiễm cho cả nước và sau đó là cả thế giới?”

“Quá đơn giản, đó là bởi hệ thống độc tài chuyên chế của Trung Quốc đã ngăn chặn việc phổ biến thông tin, đối với cả báo chí và các nhà chức trách địa phương. Nếu Trung Quốc là một quốc gia dân chủ, chúng ta đã có thể tránh được bao nhiêu ca nhiễm và tử vong?”

Bài báo còn bình luận thêm: “Cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tờ báo của Ý đều ca ngợi hệ thống cách ly của Trung Quốc, nhưng họ không đặt câu hỏi tại sao hôm thứ Sáu, ngày mùng 6 tháng 3, khi Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan đi thị sát ở Vũ Hán, một số người lại hét to từ ban công: “Giả dối! Giả dối! Tất cả đều là giả dối!”

Bài báo của tờ Tempi đã trích dẫn câu chuyện từ tờ New York Times về cô Bella Trương, một nhân viên kinh doanh nước hoa 25 tuổi ở Vũ Hán.

Người nhà của cô Trương, người này đến người kia, đã bị nhiễm virus Trung Cộng. Bà của cô lây nhiễm cho ông và mẹ cô, rồi lây cho cô và em trai. Người cha 50 tuổi của cô là người duy nhất không bị nhiễm virus.

Gia đình họ đã cầu xin sự giúp đỡ nhưng bị các bệnh viện, vốn đang gặp khó khăn vì thiếu giường bệnh nghiêm trọng, từ chối.

Sau khi ông của cô Trương qua đời tại nhà vào ngày 1 tháng 2, gia đình cô trở nên phẫn nộ trước phản ứng chậm chạp của chính quyền đối với dịch bệnh và việc tước đoạt quyền được tôn trọng nhân phẩm cơ bản, đặc biệt là khi thi thể của ông bị kéo đi như “một con lợn hoặc con chó đã chết.” Ông được hỏa táng ngay, nhưng các nhà chức trách lại không tính ông chết vì virus.

Ở Vũ Hán, có rất nhiều trường hợp giống ông của cô Trương, họ bị bệnh và không thể tìm được giường bệnh ở bệnh viện nào. Một số họ chưa từng được xét nghiệm cho dù có triệu chứng. Phần lớn họ tự cách ly, bị chính quyền bỏ mặc, rồi chết ở nhà.

Bài báo của Tempi chất vấn: “WHO ca ngợi chính quyền cộng sản Trung Quốc, có phải bởi tỷ lệ tử vong ở Trung Quốc chỉ có 3,8% và của Ý gần 5% không? Làm sao người ta có thể tin tưởng số liệu của Bắc Kinh chứ? Và có thêm bao nhiêu trường hợp giống ông Trương ở Trung Quốc?”

Bài báo tiếp tục: “Tại thành phố Liên Thủy, tỉnh Giang Tô, toàn bộ ngôi nhà của gia đình nọ đã bị chính quyền địa phương phong tỏa bằng cách hàn các thanh kim loại chốt ở cửa. Ngoài cửa dán một thông báo ghi rằng: “Có người vừa trở về từ Vũ Hán sống ở đây. Không ai được tiếp xúc với họ.”

Gia đình này cho hay nếu không nhờ hàng xóm ném đồ ăn qua ban công cho chọ, có lẽ cả nhà họ đã bị chết đói.

Ở Trung Quốc, có rất nhiều trường hợp bị cách ly tương tự như gia đình ở Liên Thủy bởi các quan chức “tận tâm.” Nhưng không phải nhà nào cũng có hàng xóm tốt bụng như họ. “Đối mặt với những trường hợp cùng cực như vậy, sao các ông có thể tuyên dương các kiểu cách ly của Trung Quốc được?”

Cuối cùng, bài báo chỉ trích thông tin trực tuyến ca ngợi chính quyền độc tài Trung Quốc. Họ cũng nhắn nhủ chính phủ Ý hãy cải thiện quản lý cấp cứu, chấm dứt việc đưa những thông tin lẫn lộn và dễ gây hiểu nhầm, và không nhắc đến “hình mẫu Trung Quốc” nữa.“

Formiche:“Từ Con đường Tơ lụa tới virus corona. Đây chính là nhắm vào ai tái khởi động tuyên truyền của Trung Quốc tại Ý”

Ý là quốc gia G7 đầu tiên tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc vào tháng 3 năm 2019.

Khởi động vào năm 2013 và đôi khi được gọi là “Con đường Tơ lụa Mới”, dự án BRI được cho là một phương tiện để ĐCSTQ mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị từ Đông Á sang Châu Âu. Nhiều nhà phân tích đã cảnh giác với tham vọng trở thành cường quốc thế giới của Trung Quốc và nghi ngờ BRI có thể là “con ngựa thành Troy” cho sự phát triển khu vực và mở rộng quân sự do Trung Quốc lãnh đạo.

Sau khi virus corona bùng phát ở Ý, ĐCSTQ tuyên bố đã quyên góp rất nhiều viện trợ y tế cho Ý và vẽ nên câu chuyện để tự quảng bá mình là vị cứu tinh của thế giới. Một số quan chức Ý đã đón nhận sự “giúp đỡ” từ ĐCSTQ và giúp họ truyền bá chiến dịch tuyên truyền mới này.

Một báo cáo trên formiche hôm 11 tháng 3 đã chỉ trích tờ báo quốc gia và các tin nhắn trên Twitter của các chính trị gia hàng đầu của Ý đã giúp tuyên truyền của Bắc Kinh tại quốc gia này lật sang trang mới. Chỉ trong hai tuần, ĐCSTQ đã biến hóa thành công, từ tâm chấn của đại dịch trở thành người ngoài cuộc hiện đang hào phóng cung cấp “viện trợ y tế” và các chỉ dẫn về cách chống lại virus corona theo “Mô hình kiểu mẫu Vũ Hán.”

Phong trào Năm sao (Five Star Movement), một đảng lãnh đạo của Ý, đã đăng một bài báo trên truyền thông có tiêu đề “Tình bạn và Tình đoàn kết”, nhằm cảm ơn ĐCSTQ vì những hàng hóa được vận chuyển từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ mấy phút sau, bài báo đã biến mất. Sau đó, các quan chức đã đính chính rằng những hàng hóa này đã được trả tiền, không phải là “hàng tặng miễn phí” từ ĐCSTQ.

Đồng thời, bài đăng về Đại sứ quán Trung Quốc trên trang Facebook của Ý đã thu hút hơn 16.000 bình luận, trong số đó có nhiều bình luận là lời cảm ơn từ người dân Ý.

Thông điệp nêu: “Chính quyền Trung Quốc đã sẵn sàng thực hiện vai trò của mình như một cách để bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc với Ý khi Ý giúp quốc gia này trong những lúc cần thiết. Bắc Kinh sẵn sàng viện trợ cho Ý máy trợ thở, khẩu trang, đồ bảo hộ và que thử công nghệ cao để xét nghiệm virus corona. Đây là quyết định của chính quyền Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Miao.”

Cơ quan ngôn luận Global Times của ĐCSTQ cũng công bố một cuộc phỏng vấn trên Twitter với ông Pierpaolo Sileri, Thứ trưởng Bộ Y tế đồng thời là ủy viên của Phong trào Năm sao (Five Star Movement), có tiêu đề “Cảm ơn Trung Quốc, các bạn đã chia sẻ kinh nghiệm của các bạn cho chúng tôi!”

Ông Sileri ca ngợi ĐCSTQ vì đã làm kiểu mẫu trong cuộc chiến chống lại Covid-19 và nói họ sẽ học hỏi từ những chỉ dẫn của ĐCSTQ và áp dụng chúng vào “các hoạt động thường ngày của chúng tôi.”

Bài báo trên formiche cho hay hiện nay không chỉ các quan chức chính phủ Ý giúp thúc đẩy công tác tuyên truyền mới của ĐCSTQ, mà những cựu công chức cũng tiếp tay “trải thảm” cho nó.

Ông Michele Geraci, cựu thứ trưởng ngoại giao của Bộ Phát triển Kinh tế Ý, cho biết trong một tin nhắn Twitter rằng việc có được “viện trợ y tế” là nhờ “Con đường Tơ lụa” và Hiệp định thư giữa Ý và ĐCSTQ.

Atlantico:“Những ca nhiễm không có triệu chứng chưa được báo cáo giống như bom hẹn giờ”

Hôm 24 tháng 3, Atlantico, một kênh truyền thông khác của Ý, cho biết theo tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả bệnh nhân xét nghiệm dương tính với virus, bất kể họ có triệu chứng hay không, cũng cần được tính là các ca bị nhiễm. Nhưng các nhà chức trách Trung Quốc đã bỏ qua tất cả các ca nhiễm chưa có triệu chứng sau ngày 7 tháng 2, ngang nhiên phá vỡ các quy chuẩn mà những quốc gia khác đang tuân theo và khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.

Bài báo của Atlantico cho biết số ca nhiễm không có triệu chứng chưa được báo cáo là cực kỳ quan trọng, bởi nó đại diện cho một nguồn lây nhiễm vốn không dễ để phát hiện ra. Nó còn có thể mang tới những hậu quả tai hại trong cách ly và những hoạt động giảm thiểu thiệt hại khác.

Bài báo chỉ ra rằng những ca nhiễm không được báo cáo như vậy giống như bom hẹn giờ trong các cộng đồng bị nhiễm và chúng có thể bùng phát bất cứ lúc nào qua việc kích hoạt lại chuỗi bị nhiễm, gây ra thảm họa không thể hình dung được ở Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.

Tác giả cũng trích dẫn một báo cáo của tờ Epoch Times về sự thật đáng lo ngại rằng theo dữ diệu của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cung cấp, từ tháng 12 đến tháng 3, ở Trung Quốc đã sụt giảm 21 triệu người sử dụng điện thoại di động.

Ở Trung Quốc, việc sử dụng điện thoại di động gần như là bắt buộc bởi nó được liên kết với tài khoản ngân hàng, nhận diện cá nhân và nhiều dịch vụ khác. Mặc dù có thể có những nguyên nhân khác ngoài tử vong đã làm giảm số người dùng điện thoại, như cách ly trên toàn quốc, nhưng khung thời gian của sự sụt giảm lại trùng khớp với thời kỳ đỉnh điểm của các ca nhiễm virus corona.

Tang Jingyuan, người phụ trách một chuyên mục của Epoch Times, cho biết: “Nếu chỉ 10% tài khoản điện thoại bị đóng do người dùng chết vì virus Trung Cộng, thì số người chết đã là 2 triệu người.”

Adnkronos: Thượng Nghị sỹ: “Các vị không thể để những người lây nhiễm cho thế giới lại trở thành vị cứu tinh!”

Theo báo cáo ngày 26 tháng 3 của hãng tin Adnkronos, Thượng Nghị sỹ và cũng là cựu Phó Thủ tướng Ý, ông Matteo Salvini, trong một phiên tranh luận cho biết: “Nếu chính quyền Trung Quốc biết rõ về virus này nhưng lại không công bố thông tin, thì nó đã phạm tội phản nhân loại.”

Ông Salvini nói tiếp: “Các vị không thể để những người lây nhiễm cho thế giới lại trở thành vị cứu tinh!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/31/403219.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/4/183902.html

Đăng ngày 06-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share