Bài của Đinh Yến

[MINH HUỆ 11-01-2000] Tên tôi là Đinh Yến. Tôi là một thợ cắt tóc 31 tuổi từ thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc.

Kể từ ngày 25 tháng 4 tới ngày 20 tháng 7, tôi đã tham dự vào những nỗ lực không ngừng để hộ Pháp và chính Pháp. Điều tôi vui mừng nhất là được lắng nghe những mẩu chuyện tu luyện của các bạn đồng tu, nhiều chuyện rất cảm động. Hôm nay, tôi cũng muốn chia sẻ câu chuyện của tôi với mọi người…

Vào chiều ngày 15 tháng 11, Khâu Lệ Anh từ Nhà máy lọc dầu Thạch Gia Trang đã gọi cho tôi thông báo rằng các đệ tử Đại Pháp ở Nhà máy lọc dầu của chúng tôi đang bị giám sát. Nhà chức trách đã nhận được mật báo, dán nhãn Đại Pháp là một “tà giáo”, và bắt đầu hành động chống lại các học viên. Thậm chí tập công tại nhà cũng thành vi phạm.

Nghe được tin tức này, niệm đầu tiên của tôi là mau mau thông báo với các học viên khác và lập tức đi tới Bắc Kinh, thay vì chờ đợi thông báo công khai. Chúng tôi cần phải bước ra và bảo hộ Đại Pháp. Tôi lên đường tới Bắc Kinh vào đêm đó. Sau khi xem nghi lễ kéo cờ quốc gia, vào buổi sáng ngày 17 tháng 11, tôi đứng ngay tại quảng trường Thiên An Môn.

Tâm tôi tràn ngập niềm vui sướng khi tôi nhìn thấy ánh sáng mặt trời sáng lạn đang lên, và biết đó chính là “Trở về nhà”. Đột nhiên, tôi ngộ tới một Pháp lý, và tôi nói với bạn đồng tu bên cạnh, “Kỳ thật, tôi cảm thấy rằng tu cao tới đâu không còn quan trọng nữa. Sinh mệnh của tôi trở nên có ý nghĩa bởi vì tôi được gắn liền với Chính Pháp.

Lúc này tôi cuối cùng nhận ra, mặt trời thật sự chính là một thế giới mát lành …

Tôi đã gặp được nhiều học viên từ thành phố Thạch Gia Trang xung quanh quảng trường Thiên An Môn ngày đó. Chúng tôi ngồi xuống thành một vòng tròn tại quảng trường với nhau. Một viên cảnh sát vũ trang đã tới và hỏi, “Các người có phải là học viên Pháp Luân Công?” Chúng tôi trả lời, “Đúng.” Nên anh ta đã gọi một xe tải cảnh sát bằng máy bộ đàm và bảo chúng tôi chờ. Lúc này, một số học viên từ những nơi khác đã thấy chúng tôi và gia nhập vào vòng tròn của chúng tôi. Khi cảnh sát tới cùng với xe tải, họ tống tất cả chúng tôi lên. Vào lúc chiếc xe rời đi, có thêm hai học viên gọi lại, “Chờ chút! Chúng tôi cũng là đệ tử Đại Pháp.” Nhưng chiếc xe đã đi mà không có họ, và mang chúng tôi tới phòng cảnh sát quận Thiên An Môn.

Gần 200 học viên bị tống giam ở đó vào sáng ngày hôm đó. Trong đó có một bà lão 75 tuổi từ Tứ Xuyên. Cảnh sát hỏi bà, “Bà già thế. Sao bà vẫn đến đây?” Bà lão đáp lại, “Tôi đã từng có nhiều bệnh tật, chúng đều được chữa khỏi. Làm sao tôi không thể tới? Nhìn xem tôi bây giờ khoẻ thế nào. Đại Pháp là tốt!” Viên cảnh sát sau đó hỏi bà, “Vậy thế bà từ đâu tới?” Bà lão chỉ ngón tay lên trời và bảo “Từ vũ trụ.” Còn có một cậu bé 15 tuổi. Cảnh sát cố lấy một vài cảm nghĩ của nó nên anh ta hỏi, “Cháu còn trẻ lắm. Sao cháu cũng đến đây? Cháu cũng ở đây để bảo hộ Đại Pháp à?” Cậu bé cười hì hì và bảo, “Dĩ nhiên!” “Thế có nghĩa là cháu bỏ học?” Cậu bé trả lời chắc như đinh đóng cột, “Đúng thế!” Còn có những cặp vợ chồng mang theo trẻ nhỏ mà chúng chỉ mới vài tháng tuổi. Suốt buổi sáng, càng nhiều học viên liên tục tới đồn cảnh sát.

Khoảng giữa trưa, cảnh sát bảo chúng tôi, “Từng người sẽ phải chụp ảnh (tương tự như chụp ảnh những phạm nhân để lưu hồ sơ) và trả 30 tệ.” Họ hy vọng rằng chúng tôi sẽ hợp tác. Nhưng rất nhiều đệ tử cự tuyệt chụp ảnh, nên cảnh sát bắt buộc họ phải hợp tác. Khi đến lượt tôi, tôi bảo họ rằng tôi cự tuyệt chụp hình và cũng không trả lệ phí. Nhưng mà anh ta cứ chụp hình. Tôi bảo anh ta, “Tôi biết các ông đang làm điều xấu. Nếu tôi hợp tác, thì tôi chính là ‘trợ trụ vi ngược’ (giúp kẻ ác làm loạn).” Tôi cầm tiền trong tay, nhưng tôi không đưa cho anh ta. Tôi không nghĩ rằng anh ta dám cướp của tôi, và xem ra anh ta biết rằng đoạt tiền trong tay tôi là khiếm nhã. Anh ta vẫn còn một chút lương tâm. Khi mà viên cảnh sát khác muốn chộp lấy tiền một cách hung bạo từ tay tôi, để đánh thức lương tâm của anh ta, tôi muốn tạo ra một sự tương quan sâu sắc giữa điều anh ta biết là làm cái gì đúng và cái anh ta muốn làm. Anh ta đã đưa tay ra nhưng rồi thậm chí rụt lại. Sau đó, anh ta đã gọi tôi vào gặp riêng trong phòng của anh ta, và giật lấy tiền. Khoảnh khắc đó, tôi nhận ra rằng phần duyên trong mối quan hệ của chúng tôi đã kết thúc.

Bởi vì thỉnh nguyện sẽ luôn bị trả về địa phương, và cũng không cho phép nói chuyện với nhân viên khiếu kiện, chúng tôi chỉ hướng thẳng về quảng trường Thiên An Môn. Chúng tôi không hề nói chúng tôi từ đâu tới, cũng như tên chúng tôi là gì, để tránh bị tống về địa phương. Cảnh sát tức giận điên cuồng. Một trong số họ đứng hẳn lên bàn và gào lên, “Chúng tôi đối xử với các vị như với con người, nhưng các vị không hề đối xử với chúng tôi như với người. Chúng tôi để các vị về nhà nhưng các vị không muốn về.” Điều này rõ ràng là điểm hoá trực chỉ vào tâm tôi. Sau đó, họ mang khoảng hơn mười người trong chúng tôi đã cự tuyệt khai báo vào trong hành lang. Họ đẩy chúng tôi xuống sàn và còng tay chúng tôi với một tay vòng sau vai và tay kia vòng trên lưng. Họ dẫm lên lưng chúng tôi và kéo còng tay, văng chúng tới lui, trái và phải. Một vài học viên rên rỉ trong đau đớn. Họ tra tấn chúng tôi một cách vô liêm sỉ ngay ở đó trong hành lang, trong vùng quan sát công cộng. Nó có thể làm người ta run sợ khi nghe nhưng tiếng rên vì đau đớn. Tôi không hề kêu một tiếng. Nhiều lúc, tôi thậm chí không thể thở được vì cơn đau dữ dội. Họ chọc vào nhân trung (một huyệt giữa môi trên và mũi, thường tạo ra những cơn đau dữ dội để đánh thức một người đang hôn mê) và tát vào mặt tôi. Khi tôi tỉnh táo, tôi nghĩ đến Nhạc Phi: hạo nhiên chính khí của ông, sự trung kiên của ông, sự thống khổ về cả thể xác và tinh thần, và sự chịu đựng của ông tại phong ba thượng đình. Một cảm giác vui sướng và trang nghiêm vô song dâng lên trong lòng. Chỉ có một người tu luyện có thể hiểu được tâm cảnh này của tôi. Tôi biết rằng tôi đang trên con đường của mình, trở về nhà.

Khi họ phát hiện ra rằng không có một hình thức nào phát huy tác dụng với tôi, họ đổi còng tay tôi thành một cái còng đồng và liên tục hỏi tôi liệu tôi có nói cho họ cái họ muốn biết không. Ngôn từ thô tục của họ thật kinh tởm. Họ cũng bảo tôi sau một lúc, da của tôi sẽ hoại tử làm cho đôi tay của tôi bị tàn phế. Tuy nhiên, tôi không hề động tà niệm. Tôi nghe được một học viên từ Thừa Đức nói với cảnh sát, “Ta không hận các người! Nếu biện pháp này có thể giải trừ bất kỳ oán hận nào các người có thể có với Pháp Luân Đại Pháp, ta nguyện ý chịu đựng.

Gần ba giờ sau, họ tháo bỏ còng tay của tôi vì sợ rằng đôi tay của tôi có thể bị tàn phế. Họ cố thuyết phục tôi, gặng hỏi, “Sao mà cô thích chịu đựng như thế này? Tại sao cô không nói với chúng tôi? Cô là người duy nhất còn lại.” Khi họ cố gắng thuyết phục chúng tôi, hai lính canh phát hiện đôi tay tôi lạnh giá, nên họ bắt đầu xoa bóp đôi tay của tôi. Nhưng đôi tay tôi vẫn lạnh, nên họ đã xoa bóp chúng trong một lúc lâu. Tôi đã thấy những dòng nước mắt ngân ngấn trong cặp mắt của họ. Tôi khám phá ra thiện tính trong tâm của họ, vì thế tôi bảo họ, “Cám ơn các vị. Cám ơn nhiều. Tôi không tin rằng điều tôi vừa làm là đủ động tâm các vị. Làm sao các vị có thể đối xử với quá nhiều người tốt như thế này? Tôi sẽ nói với các vị bằng sinh mệnh của mình rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Các vị nhất thiết phải nhớ câu này. Các vị phải bảo trì thiện niệm trong tâm và không bao giờ lạc mất nó. Thiên cổ tới nay, nhân loại đã xây dựng nhiều ngôi đền để bái Phật và để cầu Phật. Nhưng ai là Phật? Các vị đừng bỏ lỡ cơ hội này. Điều tôi đang nói là tốt cho các vị!” Tôi cũng bảo họ, “Các vị đã gặp quá nhiều đệ tử Đại Pháp. Điều này là phúc phận của các vị. Các vị đã tịch thu quá nhiều sách Đại Pháp. Tại sao các vị không thấy áy náy xem cái gì bên trong?” Một viên cảnh sát bảo, “Tôi đã đọc sách Chuyển Pháp Luân ba lần và biết các vị đều là người tốt. Tôi tin rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Tôi cũng bảo con trai tôi rằng nó không nên nạt dối người khác. Tôi không giống những kẻ đánh hay nhục mạ người khác. Tôi không nguyện ý ở đây. Họ thiếu người nên họ chuyển tôi tới đây. Tôi từ …” Vì vậy chúng tôi đã nói rất nhiều về Pháp. Trong lòng tôi rất cao hứng bởi vì tôi biết rằng tất cả nhưng gì tôi đã chịu đựng là không uổng phí. Tôi bảo hộ Pháp bằng sinh mệnh của mình. Tôi muốn hoàn thành lời thệ ước. Tôi đã hoàn tất tiền duyên và thức tỉnh thiện niệm lương tri với Đại Pháp. Trước khi tôi được thả, họ đã đưa cho tôi hai cuốn sách. Một cuốn là Tinh Tấn Yếu Chỉ. Cuốn kia là Chuyển Pháp Luân. Khi tôi cảm thấy vui sướng vì có sách, một học viên bảo tôi rằng điều này là phần thưởng cho tôi vì đã vượt thêm một quan khác.

Tôi nhận thức rằng mỗi quan trên đường tu luyện là được thiết lập cho sự đề cao của chúng ta. Mỗi quan là một bậc đá. Tu luyện là nghiêm túc phi thường. Khi tôi tỉnh lại lần cuối, tôi cảm thấy rằng tôi có thể không chịu nổi, nếu họ lại tra tấn tôi. Tôi nghĩ về cái chết, và về việc đập đầu vào tường. Nhưng sau đó, tôi gia cường tâm trí đã kiên định của tôi và tự nhủ rằng tôi không nên tạo một quyết định bất cẩn như vậy. Tâm của tôi tràn đầy niềm vui khôn tả khi tôi nhìn cái chết như sự trở về nhà. Ngay khi ý niệm này đến với tôi, viên cảnh sát cởi còng cho tôi. Một vài học viên đã bị yêu cầu thuyết phục tôi hợp tác. Họ đã hỏi tôi cái này cái kia. Họ bảo rằng cảnh sát phải làm việc rất vất vả cả ngày. Giờ đã là 7 hay 8 giờ nhưng họ vẫn không thể về nhà. Họ yêu cầu tôi từ bi với họ. Một trong số các học viên nói, “Cô không thể thấy cảnh sát tốt đến mức nào đâu? Họ làm việc vất vả cả ngày nhưng họ vẫn cố gắng thuyết phục cô.” Tôi rất nhanh nhận ra rằng điều này lại là một khảo nghiệm. Tôi biết điều họ đang duy hộ chỉ là người thường, không phải là Pháp. Thật là tuyệt vời cho tôi nếu như tôi nếu không có hiểu biết minh bạch dựa trên Pháp, và nước mắt tôi đã rơi khi tôi thấy những học viên này hiểu sai về nhận thức đó. Tôi nói, từng từ một, “Cái gì là từ bi? Để họ biết về sự vĩ đại của Pháp là từ bi vô lượng. Làm sao các vị gọi thế này là từ bi nếu tôi thấy họ làm điều xấu và làm sự tình tệ hơn, giúp đỡ và hợp tác với họ chăng? Các vị cần phải hiểu rõ ràng điều này. Điều này là căn bản. Đệ tử chúng ta trước sau, lớp này tới lớp khác, kêu gọi. Nếu không xúc động được họ, thì chúng ta phải chứng thực Pháp bằng sinh mệnh của mình. Một Pháp vĩ đại thế này tới nhân gian. Nó sẽ là sự sỉ nhục của loài người nếu chúng ta không thể tìm một vị trí thích hợp cho Pháp. Sư Phụ đã giảng rằng phải có một tầng của Pháp dành cho nhân loại. Không thể không có nó. Nếu nhân loại không thừa nhận Pháp, thì làm sao tầng này của nhân loại còn tồn tại?

Tôi nghe một học viên nói rằng Pháp được Sư Phụ truyền ra, người có lẽ sẽ trở về lúc nào đó. Một học viên khác đã trả lời rất nhanh, “Một khi chúng ta hiểu Pháp lý, và chúng ta vẫn còn nhục thân, thì chúng ta chính là thần hộ pháp tại tầng này. Thậm chí khi tôi có thể đạt viên mãn, chỉ cần tôi vẫn còn nhục thân, tôi sẽ bảo hộ Pháp.” Một học viên khác nói nghiêm nghị, “Bạn vẫn muốn Sư Phụ trở về và chịu đựng thống khổ à? Làm sao bạn đòi chân của Sư Phụ bước đi trên vùng đất bẩn thỉu này? Bạn phải tống khứ ngay ác niệm. Thậm chí nếu tôi là một vị thần tại một tầng nào đó hôm nay, tôi vẫn muốn xuống đây, không sợ thành thường nhân, chỉ có vậy tôi mới có thể đứng trước Sư Phụ để hộ Pháp.

Nghe thấy những từ này, tôi không cầm được nước mắt. Một sự kiên định, trang nghiêm, thần thánh và chính giác nổi lên trong tâm.

Nhìn lại, tôi đã tìm thấy Pháp lý khi tôi chứng ngộ tại quảng trường Thiên An Môn và thăng hoa tới một tầng cao. Kỳ thật, đó là bởi vì tôi đồng hoá với Pháp. Tại chính Pháp và hộ Pháp, tôi đã được mang tới một tầng rất rất cao trong Chính Pháp. Sư Phụ đã bảo chúng ta tu luyện vô tư vô ngã đắc chính quả. Tôi cảm thấy rằng tu cao tới đâu không còn quan trọng nữa. Sinh mệnh của tôi trở nên có ý nghĩa bởi vì tôi được gắn liền với Chính Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/gb/0001/Jan/11/huihuang.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2000/1/14/10211.html
Đăng ngày: 23-04-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share