Bài viết của Đức Long

[MINH HUỆ 24-03-2020] Tôi sống ở Paris, Pháp. Do sự lây lan của virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) trên khắp thế giới, Paris cũng trở thành một khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó việc di chuyển của người dân cũng bị hạn chế trên khắp đất nước. Trong thời gian bị hạn chế ở nhà nên tôi đã có nhiều thời gian hơn gọi điện trò chuyện với bạn bè trong nước. Lúc đó mới biết về tình trạng một số người bạn bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chặn Internet và hạn chế các cuộc gọi điện thoại. Tôi vốn nghĩ rằng cảnh sát trong nước chỉ theo dõi những người được cho là “nhạy cảm” mà họ xác định. Nào ngờ sau khi virus Trung Cộng bùng phát ở Vũ Hán lần này, họ mới phát hiện ra rằng phạm vi giám sát của ĐCSTQ trên Internet vượt xa trí tưởng tượng của mọi người.

Theo chồng tôi cho biết, phần mềm Wechat của anh ấy có một nhóm là các bạn học từ thời sinh viên đại học. Chỉ vì các bạn đã đăng lên một vài bài được cho là bài viết nhạy cảm mà đã bị chặn và đóng tới hai lần. Vì vậy, những người bạn cũ đã trở nên lo lắng. Để có cơ hội trò chuyện với nhau, họ đành phải bắt đầu “tự đặt luật” một cách tự nhiên và bảo nhau đừng nói về những chủ đề nhạy cảm. Tuy nhiên, có quá nhiều chủ đề nhạy cảm và thậm chí một số từ nhạy cảm có thể thu hút sự chú ý của cảnh sát mạng và bị chặn. Một người bạn học tên Từ chính là một ví dụ điển hình.

Cô Từ đột nhiên trở thành một “người vô hình” kỳ lạ trong nhóm, chỉ vì cô ấy đã hỏi trong nhóm rằng: “Có phải số lượng người chết thực ở Vũ Hán hơi bị ít đi không?” Cảnh sát mạng đã khoá và chặn quyền nói chuyện của cô trong nhóm. Kết quả của việc bị chặn đó là, người bạn sống ở nước ngoài có thể nhìn thấy tin nhắn của cô được gửi đi nhưng những người bạn trong nước không thể nhìn thấy nó. Trong trường hợp này, một hiện tượng kỳ lạ xảy ra đối với giao diện của những người bạn trong nước. Họ chỉ có thể nhìn thấy một người bạn học ở tại nước ngoài đang độc thoại thể hiện sự đồng tình hay bình luận gì đó, nên không nhẫn nổi bèn hỏi: “Các cậu đang nói chuyện với ai vậy? Còn rất náo nhiệt nữa? Người bạn nước ngoài hỏi lại: “Lẽ nào những gì Từ nói các cậu không nhìn được à?” Lúc này Từ mới phát hiện ra mình đã bị chặn rồi và chỉ có thể nói chuyện với những người bạn khác trong nhóm mà ở nước ngoài, trong mắt những người bạn học trong nước cô đã trở nên “vô hình“.

Một đồng nghiệp mà tôi quen khi còn ở trong nước hiện đang sống tại Vancouver, Canada. Trong Wechat của anh ấy có một nhóm gồm 20 người bạn và người thân, từ cô dì chú bác, cháu trai cháu gái đều đầy đủ hết. Khi virus Trung Cộng bùng phát, anh ấy đã đăng một bài viết có tiêu đề “Võ Tòng đả cẩu” để chế giễu Trung Cộng trên giao diện Wechat của mình, kết quả tài khoản của anh đã nhanh chóng bị chặn. Lúc đầu, anh không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cho đến khi gọi điện thoại về trong nước hỏi thăm bạn bè người thân mới biết nguyên nhân là do anh đã “đăng cái không nên đăng“ (đặc biệt là đối với những nhóm nước ngoài). Sau đó anh chỉ còn cách lập một tài khoản mới và kết bạn lại với người thân bạn bè, nhưng rất nhiều những thứ anh đăng trước đây đều bị xoá mất. Anh ấy rất tức giận đến nỗi tìm tôi kêu than.

Bạn cùng lớp thời trung học của tôi sống ở Hoa Kỳ. Sau khi dịch bệnh bùng phát, anh ấy đã gọi cho gia đình ở thành phố Bao Đầu, Nội Mông, Trung Quốc. Trong cuộc đàm thoại có nói về một số người ở nước ngoài đặt nghi vấn về khả năng phòng nghiên cứu virus tại Vũ Hán bị rò rỉ virus. Thật không ngờ ngay ngày hôm sau anh đã nhận được một cuộc gọi từ anh trai ở trong nước, nói rằng tối qua có người từ Cục An ninh đến tìm anh nói chuyện, bảo anh ấy hãy nhắn với những người thân ở nước ngoài lần sau không được nói linh tinh trong điện thoại. Còn dặn dò bảo em trai lần sau chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ gia đình thôi.

Tôi thật sự bất bình thay cho người dân Trung Quốc, vì những người thân bạn bè ở trong nước mà đau lòng. Chúng tôi chỉ có thể liên lạc với nhau nhưng lại không được muốn nói gì thì nói. Khoa học kỹ thuật của nhân loại năm 2020 đã chú ý đến ngoài không gian vũ trụ, nhưng những người thân yêu của tôi chỉ giới hạn trong một mô hình bó hẹp. Rốt cuộc chân tướng của dịch bệnh là như thế nào? Người Trung Quốc có quyền được biết và có quyền được hỏi, nhưng trên thực tế ngay cả quyền được thảo luận cũng bị cướp mất, thật đáng buồn thay.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/24/疫情肆虐-中共信息封锁变本加厉-402865.html

Đăng ngày 29-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share