Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 5-2-2020] Kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mỗi khi gặp mâu thuẫn thì trên bề mặt tôi luôn thể hiện là mình đã làm được “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”, nhưng trong nội tâm thì không thể buông xuống được.

Khi không vượt qua được khảo nghiệm, thì những tâm trạng như uất ức, oán hận, thống khổ trong tôi không ngừng ập đến, không ép xuống được. Tôi băn khoăn tự hỏi vì sao mà mình vẫn trượt ngã trong khảo nghiệm mà không thể hoàn toàn buông bỏ được những chấp trước của bản thân.

Sư phụ đã giảng:

Tâm tính chư vị tu lên rồi; chẳng hạn như tại nơi người thường, người khác [nhục] mạ chư vị một câu, chư vị chẳng nói gì, tâm chư vị thật thản nhiên; đánh chư vị một đấm, chư vị cũng chẳng nói chi, chỉ mỉm cười, bỏ qua; [đó là] tâm tính chư vị đã lên rất cao. (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Khi học thuộc đoạn Pháp này, tôi hiểu ra lý do: Sở dĩ thống khổ là do tôi tu luyện tâm tính không có cải biến, nội tâm không buông xuống được cho nên không thể vượt qua. Tôi luôn luôn bị quanh quẩn trong một số phương diện của vấn đề và không thể tiến tiếp lên được.

Nếu như mỗi lần trong mâu thuẫn, tôi có thể im lặng, không biện giải, không mỉa mai đáp trả, nghĩ đến Pháp lý “nhất cử tứ đắc” của Sư phụ – có thể tiêu trừ nghiệp lực, chuyển hoá thành đức, đề cao tâm tính, công tăng trưởng lên – thì đâu còn phải chịu đựng tranh đấu, oán hận, uỷ khuất? Sau mỗi quan nạn có thể coi như gió thoảng qua, không lưu lại, không lo lắng, thì cũng không mang thù hận, tối khổ, nghĩ chuyện cũ. Nói cách khác, biểu hiện phàn nàn, buồn rầu là bởi trong tâm chưa có buông, vẫn còn suy nghĩ, tính toán.

Tôi nhận thức rằng để có thể coi nhẹ sự việc, cần phải làm được như sau:

Trước nhất, cần học Pháp nhiều hơn (tận dụng thời gian học thuộc Chuyển Pháp Luân và Hồng Ngâm) để mỗi khi mâu thuẫn phát sinh chúng ta có thể ngay lập tức nhớ tới lời giảng của Sư phụ.

Sư phụ đã giảng:

Học Pháp bất đãi biến tại kỳ trung
Kiên tín bất động quả chính liên thành

Tạm diễn nghĩa:

Học Pháp không chểnh mảng, biến hoá đều trong đó cả
Lòng tin kiên định không lung lay; chính quả, hoa sen kết thành

(Tinh Tấn Chính Ngộ – Hồng Ngâm II)

Sau khi học thuộc Pháp, khi gặp mâu thuẫn, tôi có thể dùng tiêu chuẩn trong Pháp để đối chiếu bản thân tìm ra thiếu sót. Ví như đôi khi không làm được “chẳng nói gì”, mà lại trả lời một cách mỉa mai; có khi không làm được “chỉ mỉm cười” mà lại nổi giận đùng đùng; có khi không làm được “bỏ qua” mà lại mang oán hận, tôi liền đọc lại đoạn Pháp này, dùng Pháp phá mê, trừ bỏ chấp trước, nhìn sự việc một cách nhẹ nhàng, buông tâm xuống.

Thứ hai, cần chủ động buông bỏ chấp trước. Kỳ thực tất cả cố chấp đều do quan niệm người thường mang lại, mà bản tính chân ngã là vô chấp vô cầu, không có những thứ đó. Người tu luyện trong mâu thuẫn cần dùng Pháp lý mà cân nhắc, không thể dùng tiêu chuẩn của người thường để cân nhắc thì có thể thản nhiên tiếp nhận, vui vẻ vượt qua khảo nghiệm. Ngược lại, người thường không thể nhẫn nhịn khi bị mắng bị đánh.

Nếu không phóng hạ được những điều trong lòng, cứ theo nhân tâm suy nghĩ, đi cân nhắc, đi oán hận, thì vĩnh viễn không thể vượt qua được. Người tu luyện mang Pháp trong tâm, không cừu hận. Nhất định phải không ngừng bài xích, thanh trừ, phủ định chấp trước, không hận không oán.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/5/400741.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/7/183551.html

Đăng ngày 28-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share