Bài viết của Trịnh Hòa, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-10-2019] Mẹ chồng tôi năm nay 85 tuổi. Vào mùa xuân năm 2018, mí mắt trái của bà đột nhiên bị sụp xuống, vì vậy bố chồng tôi đã đưa bà đến trung tâm y tế để khám. Bác sỹ đã kê cho bà một số đơn thuốc. Bà cũng đến trung tâm y tế địa phương hàng ngày để tiêm thuốc.

Mỗi lần đi tiêm, bà được đắp mặt nạ che mắt trái. Nhưng thời gian trôi qua, không có sự cải thiện đáng kể nào, và mí mắt của mẹ chồng tôi ngày càng sụp xuống. Cuối cùng, mắt trái của bà đã không thể nhìn thấy được nữa.

Chồng tôi và tôi đã đưa bà đến bệnh viện một lần nữa. Hình ảnh chụp CT cho thấy có một khối u trong não của bà đang chèn vào dây thần kinh thị giác. Các bác sĩ muốn phẫu thuật, nhưng không có gì đảm bảo thành công. Vì mẹ chồng tôi tuổi đã cao, nên các con bà nghĩ rằng bà không nên phẫu thuật. Thế là chúng tôi về nhà. Tôi cảm thấy thực sự buồn và lo lắng cho mẹ chồng tôi.

Toàn tâm toàn ý học Pháp

Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong hơn 20 năm và tôi biết rằng uy lực của Đại Pháp là vô biên. Trước khi cuộc đàn áp Đại Pháp bắt đầu vào năm 1999, mẹ chồng tôi đã biết được điều đó và bà đã nhìn thấy nhiều điều khi thiền định. Nhưng lúc đó bà chỉ tập luyện với mục đích chữa bệnh khỏe người.

Sư phụ giảng:

“Ở đây tôi không giảng trị bệnh, chúng tôi cũng không trị bệnh. Nhưng chư vị là người tu luyện chân chính mà trên thân có bệnh thì chư vị tu luyện không được. Tôi phải tịnh hóa cơ thể cho chư vị. Tịnh hóa thân thể chỉ có tác dụng với những ai đến học công chân chính, những ai đến học Pháp chân chính. Tôi cần nhấn mạnh điểm này: Nếu chư vị không bỏ cái tâm ấy đi, không bỏ được cái [suy nghĩ về] suy nghĩ về bệnh ấy đi thì chúng tôi cũng chẳng thể làm gì, đối với chư vị cũng chẳng thể giúp đỡ”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Bà nói: “Tại sao những người khác được chữa khỏi bệnh mà tôi lại không khỏi?” Là bởi khi cuộc bức hại bắt đầu, bà cũng có tâm sợ hãi, nên bà quyết định ngừng tập Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi đã hỏi bà liệu sau này bà muốn trở lại tu luyện hay không, nhưng bà không chắc chắn. Một lần trong một nhóm học Pháp nhỏ, tôi đã nói về bà và nói rằng tôi cảm thấy tiếc cho bà vì đã ngừng tu luyện. Một học viên khác nói: “Chỉ có Đại Pháp mới có thể cứu mẹ chồng chị. Tôi sẽ đi nói chuyện với bà ấy”. Tôi đã nói với mẹ chồng mình về cô Vương và mẹ đã đồng ý gặp cô ấy.

Vì vậy, cô Vương và tôi đã đến nhà mẹ chồng tôi vào một buổi chiều. Đương nhiên, chúng tôi đã nói về cách chúng tôi được hưởng lợi như thế nào từ việc tu luyện và cô Vương cũng kể những câu chuyện về việc gia đình cô được hưởng lợi từ Đại Pháp như thế nào. Nhưng vì cả bố chồng và mẹ chồng tôi đều sống qua thời Đại Cách mạng văn hóa, nên họ nói họ không muốn chống đối chính quyền. Cô Vương nói: “Chúng tôi không hề chống đối chính quyền. Thực ra, chúng tôi đang bị hiểu lầm và bị bức hại, và chúng tôi muốn nói với mọi người về điều đó. Chúng tôi muốn cuộc bức hại phải chấm dứt và chúng tôi chỉ nói lên sự thật”.

Quay lại tu luyện và học Pháp tinh tấn

Tôi không lo về việc mẹ chồng tôi trở lại tu luyện. Tôi chỉ cảm thấy rằng, vì lợi ích của bà, tôi cần phải nói ra điều này. Nhưng hóa ra, sau cuộc trò chuyện đó, bà bắt đầu thay đổi thái độ. Bà nói: “Cô Vương tu luyện rất tốt. Nếu cô ấy có thể làm được, thì mẹ cũng có thể làm được”.

Vào buổi tối, khi bố chồng tôi xem TV, thì mẹ chồng tôi đọc Chuyển Pháp Luân. Bà từng đến nhóm học Pháp trước năm 1999. Bây giờ bà phải tự học tại nhà. Bà không biết chữ, nên hễ khi nào không biết từ, bà lại hỏi bố chồng tôi. Nhưng khi ông cảm thấy mệt mỏi với những câu hỏi lặp đi lặp lại của bà, ông đã dạy cho bà một kiểu học tắt, điều đó khiến bà phát âm sai nhiều từ. Tuy nhiên, mẹ chồng tôi rất quyết tâm học Pháp. Bà ngồi trên ghế sofa đọc to từng chữ, thường trong hai đến ba giờ mỗi lần. Bà phớt lờ mọi thứ xảy ra xung quanh mình.

Bố mẹ chồng tôi sống ở nhà con trai út. Tháng 10 năm ngoái, chú ấy muốn đưa bố mẹ vợ đến ở nhà mình, vì vậy, bố mẹ chồng tôi đã chuyển đến ở cùng chúng tôi. Điều đó đã cho tôi nhiều cơ hội để đọc và thảo luận các thể ngộ về Pháp lý và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện với mẹ chồng tôi. Tôi cảm thấy Sư phụ đã an bài việc này. Ở bên mẹ chồng đã giúp tôi nhìn thấy nhiều khuyết điểm của mình. Bà là người ngay thẳng và có suy nghĩ thuần khiết, bà thường học Pháp rất tập trung. Tôi thường để bà đọc Pháp thành tiếng, vì bà đọc chậm, hay dừng ở sai chỗ. Vì vậy, tôi đã giúp bà bằng cách viết ra những gì bà cần chú ý. Khi chúng tôi đọc xong một bài giảng, tôi đều giúp bà xem lại những gì được viết trong sổ tay.

Ban ngày, chúng tôi đi làm, và bà học Pháp một mình. Môi trường xung quanh bà không làm phiền bà chút nào. Đôi khi các cô con gái của bà mời bà đến nhà của họ ở lại vài ngày. Bà luôn mang theo sách Chuyển Pháp Luân. Đôi khi bà quên mang theo răng giả, nhưng không bao giờ quên cuốn sách Đại Pháp của mình.

Khi bà tiếp tục đọc Pháp, bà nói với chúng tôi rằng, khi bà đọc tốt, nghĩa là khi bà có thể phát âm chính xác các từ và hiểu ý nghĩa bề mặt của câu, bà sẽ nhìn thấy ánh sáng màu vàng hoặc màu xanh dưới mỗi ký tự. Thỉnh thoảng bà nhìn thấy một bóng đèn có kích thước bằng một hạt gạo quay rất nhanh dưới các chữ. Những hiện tượng này đã giúp bà có thêm tín tâm khi đọc Pháp và cũng tiếp thêm sức mạnh cho bà.

Một lần sau khi đọc, bà đắp chăn và nghỉ ngơi. Rồi bà cảm thấy có thứ gì đó xoáy vào bụng từ bên này sang bên kia mặc dù bà đã đắp chăn. Điều đó làm bà phấn khích.

Tinh tấn tu luyện

Mẹ chồng tôi rất quyết tâm tu luyện. Khi bà bắt đầu tập các bài công pháp, chân của bà không khỏe, vì vậy bà để đầu gối tựa vào giường để đứng khi bà thực hiện bốn bài luyện công đầu tiên ở tư thế đứng. Đặc biệt khi bà thực hiện bài công pháp thứ hai, sau khi giơ hai tay lên mới chỉ hai phút, bà đã toát mồ hôi, nhưng bà đã cố gắng cưỡng lại không hạ tay xuống. Bà nói rằng thỉnh thoảng bà đã nói chuyện với Sư phụ trong tâm trí mình: “Thưa Sư phụ, Ngài nghĩ con có thể đứng vững trong bao lâu, thì con sẽ đứng được lâu từng đấy, con sẽ cảm thấy rất thoải mái sau đó. Đôi chân của con sẽ không bị mỏi”. Hóa ra mẹ chồng tôi có thể làm được và không cảm thấy mỏi.

Khi bà thực hiện bài tập thứ năm, bà phải bắt chéo chân. Sau 20 phút, chân bà đau, nhưng bà nghĩ: “Nỗi đau sẽ không giết chết ta. Đó là một điều tốt vì nó có thể giúp ta tiêu giảm nghiệp lực”. Bà đã cố gắng ngồi càng lâu càng tốt. Khi bà hoàn thành bài này, quần của bà ướt đẫm mồ hôi. Tuy nhiên, bà cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng và thoải mái.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì con người trước đây đã làm điều xấu [nên] nghiệp lực sinh ra mới tạo thành có bệnh hoặc ma nạn. Chịu tội [khổ] chính là hoàn trả nợ nghiệp; vậy nên, không ai có thể tuỳ tiện thay đổi nó; thay đổi [nó] cũng tương đương với mắc nợ không phải trả; cũng không được tuỳ ý mà làm thế, nếu không thì cũng tương đương với làm điều xấu”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“Bởi vì tạo nghiệp sẽ phải tiêu nghiệp, phải chịu khổ”. (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Thật vậy, mẹ chồng tôi đã hiểu ý nghĩa của tu luyện. Bà biết rằng nghiệp lực sinh ra mới tạo thành có bệnh, vì vậy bà đã cố gắng chống lại nỗi đau. Bà thường nói rằng: “Nghiệp của tôi nặng lắm!” Ý nghĩ ban đầu về việc tu luyện Đại Pháp để tự chữa bệnh đã không còn nữa.

Mẹ chồng tôi luyện các bài công pháp mỗi ngày. Bây giờ bà có thể giơ hai tay trong 30 phút để thực hiện bài Pháp Luân Trang Pháp và giờ đây bà còn có thể ngồi thiền 70 đến 80 phút.

Ba tháng sau khi bà tiếp tục tập luyện, bà có thể mở mắt trái, điều này khiến cả gia đình rất vui mừng. Đầu tiên bà có thể mở mắt ra một chút, sau đó dần dần bà đã có thể mở to mắt ra. Bà nói rằng Sư phụ đang tịnh hóa cơ thể cho bà. Chúng tôi hỏi bà làm thế nào mà bà biết điều đó. Bà nói gần đây lỗ mũi trái của bà thường bị tắc, nhưng lỗ mũi bên phải của bà vẫn ổn. Điều đó đã không bao giờ xảy ra trước đây. Dường như bà đã có đề cao trong tu luyện.

Niềm tin vững chắc

Có lần tôi hỏi mẹ chồng tôi: “Giờ mẹ đã quay trở lại tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mẹ thấy có gì khác so với lúc mẹ tu luyện vào năm 1999 không?” Mẹ tôi trả lời dứt khoát: “Mẹ có niềm tin vững chắc vào Đại Pháp!” Thật vậy, bà đã có một khởi đầu mới. Bà tin vào những gì Sư phụ dạy và làm những gì Sư phụ yêu cầu. Đây chính là tu chân chính.

Sư phụ giảng:

“Người [khi] tu luyện, từ đầu đến cuối đều quán xuyết một cái ‘ngộ’ này; tu trong mê. Tây phương giảng ‘đức tin’, từ đầu đến cuối là giảng ‘tín’, không tin gì thì cũng không có gì. Chỉ cần chư vị tin, họ mới để chư vị cảm ứng được”. (Chuyển Pháp Luân II)

Nâng cao hiểu biết đưa đến một con đường tu luyện mới

Theo như suy nghĩ của mẹ chồng tôi, tôi đã thấy một số thay đổi khác trong bà. Bà nói chuyện nhiều hơn. Khi gia đình quây quần bên nhau, bà là người nói chuyện nhiều nhất. Khi bà đọc các bài giảng nhiều hơn, bà nhận thấy những gì bà đọc được là không hề ngẫu nhiên. Ví dụ, việc bà phàn nàn bố chồng tôi không giúp được gì cho bà, rồi việc bà nói xấu sau lưng người thân, v.v.

Thỉnh thoảng khi bà nói xong, bà nhận ra mình không nên nói điều đó. Đôi khi, lúc chuẩn bị mở miệng nói thì bà nhận ra mình không nên nói. Bà nói rằng bà phải tu khẩu và không nên nói những điều không tốt. Bà cũng biết bản thân cần làm theo các yêu cầu của Đại Pháp. Sức khỏe của bà giờ đã được cải thiện rất nhiều.

Cây hoa lan mà chúng tôi trồng ở nhà bắt đầu ra hoa, và tôi chụp một bức ảnh của mẹ chồng tôi trước cây hoa này. Trông bà rất điềm tĩnh và đầy sức sống. Tất nhiên, bà không còn đeo miếng che mắt nữa.

Sư phụ giảng:

“Trong sinh mệnh [đường đời] một cá nhân của chư vị đáng lẽ không có tu luyện; hiện nay chư vị muốn tu luyện; thì cần phải an bài lại đường [đời] từ nay trở đi cho chư vị; và cũng có thể điều chỉnh thân thể cho chư vị”. (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Mẹ chồng tôi đã theo Sư phụ bước trên con đường tu luyện mới.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/18/394603.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/17/181123.html

Đăng ngày 14-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share