Bài của một học viên từ Toronto

[MINH HUỆ 12-6-2008] Tôi đã tìm ra một vấn đề căn bản trong tu luyện cá nhân của mình mà tôi vẫn chưa loại bỏ được hoàn toàn. Đó là nỗi oán giận đối với những người Trung Quốc đối lập và căm ghét Đại Pháp. Tận sâu trong tâm mình tôi không chấp nhận họ. Dù có nghĩ rằng mình phải nên đối xử với họ một cách từ bi dưới góc nhìn của Pháp – và tôi đã cố gắng hết sức mình qua ngôn từ và hành động theo cách này – nhưng tôi vẫn không thể thực sự đối xử với họ với một tâm từ bi. Ví dụ, tôi có một người họ hàng chống đối rất quyết liệt việc thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chị ấy đã xé nát bản copy của Cửu Bình mà tôi đã gửi cho, và tôi thật không thể tha thứ cho chị được.

Sư Phụ giảng:
“Như tôi đã nói, sự việc diễn ra ngày hôm nay trong xã hội người thường đều là kết quả của suy nghĩ của các đệ tử Đại Pháp. Dẫu cựu thế lực có tồn tại, nếu như chư vị không có những niệm đó thì chúng cũng không thể làm gì được cả.” (“Giảng Pháp tại Pháp Hội 2002 ở Philadelphia, Hoa Kì”)

Chấp trước sợ hãi của chúng ta khiến cho cuộc bức hại thêm phần tàn bạo. Đó chẳng phải sự oán giận khiến những người không luyện Đại Pháp càng ghét Đại Pháp hơn hay sao? Trước tiên đối với tu luyện của tôi, tôi thường nghĩ đến chuyện trả thù. Tôi bận tâm rất nhiều đến những gì người ta nói đến mình hay làm cho mình, và tôi không nhẫn nại. Khi tình cảm bị xúc phạm, tôi rất khó tha thứ và tôi những muốn duy trì nó để phản ứng lại. Do vậy, tôi ghét tà ác như kẻ thù. Tôi nghĩ rằng thế là tốt. Trong văn hóa Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là quan niệm “yêu ghét rõ ràng”. Tôi cũng đã nghĩ rằng như thế là công lí. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, trong những năm này, tôi cảm thấy đối lập với những người đối đầu với Đại Pháp, dù tôi đã không thực sự thể hiện ra như vậy.

Tôi đọc một bài chia sẻ kinh nghiệm của một học viên trên trang mạng. Chị làm việc với một người luôn có những bình phẩm không thân thiện về Đại Pháp. Chị không có can đảm giảng sự thật cho đồng nghiệp. Chị ấy nghĩ thật tệ hại khi một người bị đầu độc nặng nề bởi những dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc như vậy, chị đã phát chính niệm mạnh mẽ, hy vọng người đồng nghiệp này có thể gặp một học viên Đại Pháp khác, có can đảm giảng sự thật cho anh ta, cứu độ anh ấy để anh ấy có một tương lai tốt đẹp. Và thế là ít lâu sau, khi chị gặp anh này, anh ấy đã không còn nói những lời chống đối Đại Pháp nữa. Anh ấy cũng thể hiện sự kính trọng đối với chị và thái độ của anh ta đã thay đổi hoàn toàn. Anh ấy thậm chí đến chia sẻ suy nghĩ của mình với chị. Sau khi đọc bài viết này, tôi nghĩ, “Xấu tốt xuất tự nhất niệm”. Tu tâm từ bi thật là quan trọng đối với học viên Đại Pháp. Từ bi là một loại cảnh giới. Nó không phải đo lường bằng số lượng những gì người ta làm được. Lâu nay, tôi đã làm rất nhiều việc, nhưng tôi không tập trung vào việc tu dưỡng tâm từ bi. Bản chất trong việc giảng sự thật cho những người đối lập của tôi là không trong sáng. Đó dường như là lập luận với họ nhiều hơn, và tâm tranh đấu của tôi thường nổi lên. Tôi thực sự đã không làm gì vì lợi ích của người khác.

Các bạn học viên đề cập trong chia sẻ kinh nghiệm rằng một số học viên biểu hiện quyết tâm đã đi trệch hướng. Trên thực tế, một số các bạn học viên này có cảm giác oán giận và có tâm thực hiện công tác phản bức hại. Bề mặt, họ dường như rất quyết tâm, nhưng thực tế họ thường không có nền tảng đúng đắn và không đạt tiêu chuẩn của người tu luyện.

Hôm qua, tôi đưa con đến bệnh viện. Tôi thấy một cậu bé hai tuổi đang chơi đùa với mấy đứa trẻ lớn hơn. Những đứa bé lớn hơn ban đầu không có vẻ thân thiện với cậu. Mẹ cậu bé sợ cậu bị bắt nạt liền gọi bé lại và nói rằng những đứa trẻ kia không ngoan và con đừng chơi với chúng nữa. Nhưng cậu bé không để tâm đến điều mẹ nói. Cậu vẫn cố gắng để chơi với những đứa bé lớn. Cậu rất thân thiện và vui vẻ, và chẳng mấy chốc những đứa bé lớn cũng đối xử với cậu rất bạn bè như vậy, và chúng chơi với nhau như những người bạn tốt. Điều này khiến tôi nhận thức được rằng chúng ta không có thái độ thù địch và không nên bị vướng mắc bởi những quan niệm cũa bản thân, như vậy sẽ dễ dàng thay đổi những người xung quan với ý định từ bi của mình. Điều này là đúng đắn thậm chí trong thế giới nhân loại.

Sư Phụ giảng:
“Mọi người thử nghĩ xem, đã có bao nhiêu bệnh nhân có bệnh nặng hoặc người mắc chứng bệnh bất trị trước khi học Đại Pháp nay đã khỏi sau khi học Đại Pháp; nhưng vì sao có một số học viên mãi vẫn không khỏi? Lẽ nào Đại Pháp phân biệt đối xử với chúng sinh? Tôi là Sư Phụ đối với các học viên có sự phân biệt chăng? Tôi thật sự hỏi chư vị: chư vị có là chân tu? Chư vị có thật sự chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp trong hành xử? Trong giảng rõ sự thật là hành xử với tâm bất mãn của người thường đối với việc bức hại Pháp Luân Công mà hành xử, hay đúng là đứng tại giác độ đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh?” (“Giảng và giải Pháp tại Pháp Hội ở trung tâm thành thị New York”).

Mới đây tôi nhận thức được rằng trong những năm vừa qua, tâm trí tôi vẫn chưa chuyển biến hoàn toàn. Đôi khi tôi nghe nói hay gặp mặt những nhân viên Trung Quốc tuyên truyền tà độc và dối trá của Trung Cộng trong những công ty nước ngoài khiến cho một số người phương Tây hiểu lầm Đại Pháp, tôi thực sự không thích họ. Tôi cảm thấy họ như những khối u ác trong xã hội phương Tây. Tôi nghĩ tuyên bố như vậy là phải, nhưng thật ra tâm trí tôi vẫn chưa đúng đắn.

Trong quá khứ, tôi cảm thấy đây là một vấn đề của mình, nhưng tôi chưa nhận thức được tầm quan trọng của nó cho đến thời gian gần đây. Trong một thời gian dài, tôi đã không tập trung loại bỏ nó. Kết quả là nó vẫn tồn tại. Tu luyện là nghiêm túc. Sư Phụ giảng,
“Bậc giác ngộ với tâm từ bi. Không phiền muộn và oán trách, họ lấy khó nạn làm niềm vui.” (“Cảnh giới”, Tinh tấn Yếu chỉ)
Oán giận là thuộc về người ác. Đối với người tu luyện, không tu được tâm từ bi là một điều nguy hiểm.

Đây là suy nghĩ của tôi. Xin làm ơn chỉ ra những gì chưa đúng đắn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/6/12/180112.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/6/30/98549.html
Đăng ngày 1-7-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share