Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-10-2019] Tháng 5 năm 2005, tôi bị bắt giam trong một trại tạm giam cùng với hơn 30 học viên Pháp Luân Đại Pháp khác ở trong khu vực của chúng tôi. Khi sự việc xảy ra cũng là thời điểm con trai tôi đang chuẩn bị cho kỳ thi đại học.

Con trai tôi đã phải chịu đựng rất nhiều áp lực, và đây không phải là lần đầu tiên tôi bị bức hại. Trong khi đang bị giam giữ, một áp-xe (bọc mủ lớn) xuất hiện ở phần giữa đốt xương cùng và hậu môn của cháu. Áp-xe này vỡ ra trong lúc cháu đang tham dự kỳ thi đại học. Rất nhiều mủ và máu chảy ra làm bẩn hết bộ quần áo của cháu, nhưng cháu vẫn quyết tâm làm xong bài thi.

Một tháng sau, tôi được thả ra. Áp-xe vẫn làm phiền cháu. Nó bị vỡ và sẽ không lành ngay cả khi bôi thuốc mỗi ngày. Bác sĩ cũng không làm được gì ngoài việc cắt và rút mủ của nó ra. Con trai tôi phải bôi thuốc kháng sinh mỗi ngày mãi cho đến tháng 9, khi cháu lên trường đại học ở Bắc Kinh. Vết cắt vẫn không lành và khiến cháu đau nhức.

Tôi thường xuyên gọi điện thoại cho cháu để hỏi thăm về cái áp-xe này. Cháu không muốn tôi phải lo lắng vì thế cháu đã bảo rằng mình không sao. Khi cháu về nhà vào kỳ nghỉ đông, tôi biết cháu vẫn còn bị đau và cái áp-xe chưa lành. Tại sao nó lại kéo dài lâu đến vậy, gần 10 tháng?

Tôi đã dùng que bông gòn để bôi thuốc cho cháu. Trong lúc chà sát vết thương có mủ, đầu que đã bị nhúng sâu vào bên trong vết thương đầy mủ và máu đen hôi thối. Tôi lo sợ rằng nó sẽ ảnh hưởng đến một phần nội tạng của cháu. Tôi hỏi cháu xem cháu có đau không. Cháu vừa khóc vừa nói rằng ngày nào cháu cũng phải chịu đựng cơn đau này. Cháu đã không nói cho bất kỳ ai biết về cơn đau mà cháu đang phải chịu đựng.

Tôi nói: “Con sẽ ổn thôi miễn là mỗi ngày con đều niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân–Thiện–Nhẫn hảo’”. Con trai tôi không tin điều này và thậm chí con không muốn nghe. Cháu đã giận dữ khi tôi khuyên cháu.

Suốt những năm qua, mỗi lần tôi bị mất tự do vì kiên định đức tin của mình, thì nó luôn xảy ra vào những thời điểm quan trọng của con trai tôi. Chẳng hạn như khi cháu bước vào trung học cơ sở, trung học phổ thông hay đại học. Gia đình tôi đã phải chịu đựng rất nhiều áp lực, tôi tự hỏi tại sao nó lại xảy ra tại những thời khắc then chốt như vậy. Các đặc vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thậm chí còn đe dọa con trai của tôi: “Nếu mẹ mày còn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì mày sẽ bị đuổi khỏi trường.”

Chồng tôi đã đưa con trai tôi đến bệnh viện nhưng bác sĩ nói rằng: “Không có cách điều trị hiệu quả. Đây không phải là thời điểm tốt trong năm để làm phẫu thuật. Hãy quay lại vào tháng 5, chúng tôi sẽ cắt và hút nó ra một lần nữa cho cháu. Hãy chuẩn bị tinh thần là cháu sẽ phải nằm viện hai tháng sau khi phẫu thuật. Tôi không thể bảo đảm chuyện hồi phục.”

Mọi người trong gia đình tôi đều bị ảnh hưởng bởi những tuyên truyền của ĐCSTQ. Họ thậm chí không muốn lắng nghe khi tôi cố gắng giải thích cho họ nghe bản chất thối nát của ĐCSTQ.

Sau kỳ nghỉ đông, con trai tôi phải quay lại trường. Tôi đã lên kế hoạch sẽ thuê một căn hộ gần trường đại học của con trai để tiện chăm sóc cho cháu đến tháng 5 năm sau.

Bức hại nhắm vào tất cả các học viên trong thành phố của chúng tôi tại thời điểm đó khá khốc liệt.

Những học viên sản xuất tài liệu giảng rõ chân tướng thường bị kết án nhiều năm tù. Do vậy những tài liệu này khá hạn chế, và tôi là người duy nhất liên lạc với học viên đang âm thầm sản xuất ra những tài liệu này. Tất cả những tài liệu mà cô ấy làm ra đều phân phối cho tôi. Suốt những năm qua, tôi đã gánh vác rất nhiều trách nhiệm phân phát tài liệu và tuần báo Minh Huệ.

Tôi đã nói chuyện với một học viên khác về tình trạng của con trai mình, và cho hay tôi sẽ lên Bắc Kinh. Tôi muốn ai đó sẽ đảm nhận việc này khi tôi đi. Vị học viên đang chịu trách nhiệm sản xuất tài liệu không muốn có người thay thế vị trí của tôi vì cuộc bức hại rất tàn khốc và những học viên khác chưa đủ trưởng thành, vẫn còn nặng tâm sợ hãi. Cô ấy cho hay cô ấy có thể sẽ ngừng việc sản xuất lại và chờ tôi về.

Trên đường về nhà tôi cảm thấy buồn. Tôi nghĩ đến việc lên Bắc Kinh của mình có thể sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất tài liệu giảng chân tướng trong toàn thành phố, đồng thời nó cũng sẽ ảnh hưởng đến công việc truyền rộng chân tướng của chúng tôi.

Tôi nói với Sư phụ: “Sư phụ ơi, để các đồng tu đề cao và cứu được nhiều người hơn nữa, con cần phải buông bỏ chấp trước của con vào con trai. Con quyết định không lên Bắc Kinh nữa và tiếp tục làm điều con cần làm. Xin Sư phụ hãy gia trì cho con, giúp con buông bỏ những quan niệm người thường của mình.”

Tôi đã gọi điện cho con trai và nói bằng giọng trìu mến: “Mẹ thương con lắm. Mẹ muốn cho con những điều tốt nhất. Tất cả mọi thứ mẹ làm là vì con. Con hãy niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân–Thiện–Nhẫn hảo.’ Con thậm chí không tốn một đồng nào. Con sẽ ổn thôi. Chỉ Đại Pháp mới có thể cứu con. Mẹ quyết định không lên Bắc Kinh nữa.” Cháu đã đồng ý.

Sau đó, tâm tôi bình tĩnh lại. Ba ngày sau, con trai vui mừng gọi cho tôi: “Mẹ ơi, cái áp-xe trên người con đã lành rồi. Nó không chảy máu nữa và đang khô lại. Con đang nói cho mẹ nghe sự thật.”

Sau khi nghe được việc này, tôi âm thầm nói với Sư phụ rằng: “Cảm tạ Sư phụ. Đó chính là vì con đã buông bỏ được chấp trước của mình.” Chính Sư phụ đã cứu con trai của tôi.

Thông qua khổ nạn của con trai mình, tôi mới ngộ được tầm quan trọng của việc buông bỏ các chấp trước của bản thân. Nếu có quá nhiều chấp trước thì tôi sẽ không thể làm tròn thệ ước của mình, nó sẽ trì hoãn quá trình cứu người và con trai của tôi sẽ không thay đổi quan niệm của cháu cũng như thoát khỏi cơn đau.

Chính Sư tôn từ bi vĩ đại đã cứu con trai tôi. Đệ tử không có cách nào dùng lời để biểu đạt được cảm ân đối với Sư phụ. Đệ tử chỉ có thể thực tu tinh tấn, buông bỏ các tâm chấp trước của mình, tận dụng tốt thời gian trân quý và tận tâm tận sức làm tốt ba việc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/23/382657.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/14/182177.html

Đăng ngày 24-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share