Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 02-12-2019] Mỗi ngày tôi đều gặp những việc mà tôi không biết cách xử lý, và tôi phải dùng Pháp lý chỉ đạo bản thân để giải quyết từng chút một.

Trước khi hướng nội tìm thiếu sót, tôi thường có tâm trạng buồn. Sau khi hướng nội và nhận ra vấn đề nào đó, tôi sẽ cảm nhận được lòng từ bi to lớn của Sư phụ. Đó là một quá trình nỗ lực miệt mài cứu độ chúng ta của Sư phụ.

Bắt đầu nghĩ cho chỉnh thể

Trong các sự kiện gần đây, tôi dần học được cách nghĩ cho cả nhóm thay vì chỉ suy xét từ phương diện của một học viên.

Dưới sự an bài của Sư phụ, một số hạng mục mà tôi tham gia chủ yếu được thực hiện với tư cách cá nhân. Miễn là một người đủ can đảm để vượt qua nỗi sợ hãi của mình, người đó có thể bước ra và làm bất cứ việc gì cần làm, chẳng hạn như phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ không ngăn cản chúng ta mà để chúng ta trải nghiệm sự thù thắng khó quên.

Tuy nhiên, gần đây tôi thấy rằng một số hạng mục sẽ không có kết quả tốt khi chỉ dựa vào một cá nhân, ngay cả khi người này dũng mãnh tinh tấn. Trong một số nỗ lực và tình huống, mọi thứ chắc hẳn được an bài bởi vì nó liên quan đến gia đình của một cá nhân, một môi trường tốt với các đồng tu, v.v… Việc này cuối cùng đã khiến tôi có được một cách nhìn về việc cân nhắc đến cả chỉnh thể.

Khi tôi còn nhỏ, tôi được gia đình chiều chuộng. Tôi sinh ra với tính khí kiêu ngạo, và tâm thái nhỏ mọn. Khi làm việc, suy nghĩ của tôi chỉ tập trung vào bản thân mình. Tôi không hiểu được tâm lý của người khác, và tôi không hiểu được khái niệm về ý thức chung. Do vậy tôi mang tiếng là người thiếu cảm xúc.

Hiểu được các tầng ý nghĩa của vấn đề

Trong tu luyện, Sư phụ đã giúp tôi mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ của tôi, từng tầng một. Ví dụ, tôi nhận ra có nhiều lớp sự việc mà tôi cần phải đả khai.

Tầng đầu tiên là nội tâm. Chúng ta phải nhận diện được những chấp trước bên trong và loại bỏ chúng. Thường thì quá trình này khá phức tạp.

Tầng thứ hai là gần nhất với bản thân, môi trường gia đình của người đó, các mối quan hệ với người khác, và những suy nghĩ của người thân và các đồng tu.

Tầng thứ ba là giữa các đồng tu. Mỗi học viên đều có thể hệ riêng của mình, cách nghĩ riêng, chính niệm riêng, và những phương diện riêng chưa được đồng hóa hoàn toàn với Pháp. Chúng ta cần có sự thấu hiểu và khoan dung để xem xét từng vấn đề một cách tích cực.

Có một tầng khác là môi trường bên ngoài. Ví dụ, một số người bị các nhân tố tà ác kiểm soát. Những người này cũng đến vì Pháp, nhưng họ bị cựu thế lực lừa mà đóng vai trò bức hại các học viên Đại Pháp. Trong số đó có thể là các đặc vụ và nhân viên của chế độ Trung cộng, những người đã tham gia vào cuộc bức hại ở các mức độ khác nhau.

Dùng từ bi và khoan dụng để nghĩ cho chỉnh thể

Các đệ tử Đại Pháp đối xử với mọi người bằng tâm đại thiện, giảng chân tướng để giúp mọi người thoát khỏi sự kiểm soát của tà linh Cộng sản, giúp diệt trừ tà linh Cộng sản bằng chính niệm, và cố gắng cứu họ. Để cứu họ, chúng ta phải khoan dung với họ trong khi cho họ một cơ hội xuất thiện niệm, đồng thời cố gắng ngăn họ phạm tội với Đại Pháp và các học viên.

Tất cả những điều này không chỉ đòi hỏi lòng từ bi, khoan dung mà cả chính niệm.

Vì những nhận thức này mở ra từng tầng từng tầng, tôi đột nhiên nhận ra rằng các sinh mệnh trong thế giới của Phật được bao bọc bởi từ bi và khoan dung của vị Phật. Thế giới của vị Phật càng rộng lớn, lại càng có nhiều chúng sinh trong đó.

Trong quá trình hướng nội tu của các đệ tử Đại Pháp, tâm càng thiện bao nhiêu, càng có nhiều chúng sinh có thể được viên dung và được cứu, thành tựu trong tương lai sẽ càng lớn trong tân vũ trụ, và thế giới sẽ càng lớn hơn. Tôi cảm thấy rằng tôi cuối cùng có thể cân nhắc mọi thứ từ góc độ của chỉnh thể.

Trong chỉnh thể, ngay cả khi các đồng tu có những điều chưa phù hợp, nó hoàn toàn không phải là một vấn đề. Quan trọng là học được cách nghĩ đến cảm xúc của người khác, nghĩ cho hoàn cảnh chung, và phối hợp cùng mọi người để đề cao. Cả nhóm khi đó sẽ là một chỉnh thể, và chúng ta có thể hoàn thành công việc của mình.

Khi gặp khó khăn và can nhiễu, chẳng hạn như đối diện với những người dường như bị tà ác kiểm soát, nếu bạn có thể nghĩ đến chỉnh thể, cố gắng cứu những sinh mệnh đáng quý cần được cứu đó, lòng từ bi có thể giải thể tà ác và các nhân tố gây can nhiễu.

Ngược lại, nếu bạn thờ ơ, đấu tranh mạnh mẽ, hoặc chỉ nghĩ về làm cho xong việc của bạn mà không nghĩ làm thế nào để lo cho tương lai thực sự của sinh mệnh đó, điều đó là một biểu hiện của việc thiếu từ bi. Trong trạng thái này, một người có lẽ có ít năng lượng đằng sau nỗ lực chứng thực Đại Pháp của họ.

Nghĩ cho chỉnh thể, lòng từ bi, năng lượng của các học viên Đại Pháp, và hiệu quả của việc cứu người, tất cả đều là có mối liên hệ tương hỗ.

Có thể cân nhắc mọi việc từ góc độ của chỉnh thể cũng là một biểu hiện của việc học được cách nghĩ cho người khác và từ bi hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/2/396513.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/9/182103.html

Đăng ngày 24-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share