Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Melbourne

[MINH HUỆ 11-02-2020] Hội đồng Dân sự Quốc gia (NCC), một cơ quan chuyên gia có trụ sở tại Melbourne, Úc, đã tổ chức hội nghị quốc tế thường niên từ ngày 7-9 tháng 2 năm 2020. Một học viên Pháp Luân Công đã được mời tới phát biểu vào ngày đầu tiên của hội nghị. Ông kể chi tiết về cuộc kháng nghị ​ôn hòa của các học viên nhằm phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 20 năm ở Trung Quốc và những tội ác phản nhân loại của chính quyền cộng sản nước này.

9e085f8b39c94a790433ea9efbed9726.jpg

Các đại diện của Pháp Luân Công, Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và Hồng Kông được mời tới phát biểu tại hội nghị quốc gia 2020 của NCC. Một học viên Pháp Luân Công trả lời những câu hỏi từ khán giả

Diễn giả chính trong buổi tối đó là Ngài Kevin Andrews, Nghị viên Hạ viện Úc. Có hơn 100 người đã tham dự, bao gồm những ủy viên của NCC trên khắp nước Úc, các đại diện của các tổ chức khác, và công chúng. Chủ đề được thảo luận là “Vì sao chính phủ đang xem xét Đạo luật Magnitsky nhằm ủng hộ nhân quyền ở các nước độc tài.” Các học viên Pháp Luân Công, các nhóm dân chủ Trung Quốc, và các đại diện của cộng đồng Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ, và Tây Tạng đã được mời tới phát biểu và tham gia phiên hỏi đáp.

Ông Kevin Andrews từng là người đứng đầu của nhiều cơ quan liên bang suốt 15 năm qua. Ông hiện đang chủ trì một cuộc điều tra công khai về việc thông qua Đạo luật Magnitsky ở Úc. Đạo luật này nhằm quy định hình thức xử phạt và trừng phạt các cá nhân và người nhà của họ vì đã vi phạm nhân quyền hoặc có dính líu tới việc bức hại tín ngưỡng tôn giáo. Hiện nay, đã có 28 quốc gia thông qua hoặc dự định thông qua những đạo luật tương tự như Đạo luật Magnitsky của Hoa Kỳ.

NCC là cơ quan chuyên môn của Úc, được thành lập vào những năm 1940, với mục tiêu bảo tồn các giá trị truyền thống như các gia đình và quyền sống của con người. Tổ chức này đã xuất bản một tạp chí thời sự – mang tên Tuần báo (News Weekly) – từ năm 1943. Ấn phẩm này tập trung vào các giá trị đạo đức và được phân phát trên khắp nước Úc. Trong những năm gần đây, tạp chí này đã cho đăng một số bài báo về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc.

Chúng ta phải lên tiếng cho những công dân Trung Quốc bị bức hại ở chính quốc gia này

99d282af262621243bd4edad8a5e0d65.jpg

Một học viên Pháp Luân Công đến từ bang Victoria, Úc, phát biểu tại hội nghị thường niên NCC

Ông Đặng, một chuyên gia công nghệ thông tin và là học viên Pháp Luân Công ở bang Victoria, đã nói trong bài phát biểu: “Chúng ta phải lên tiếng cho hàng triệu công dân bị bức hại ở Trung Quốc và phải có hành động gì đó. Họ đã bị giam giữ, cầm tù, tra tấn một cách vô lý chỉ vì họ tu luyện Pháp Luân Công.”

Ông Đặng tin rằng các quan chức cộng sản Trung Quốc bị xử phạt theo Đạo luật Magnitsky phải bị cấm nhập cảnh vào Úc vĩnh viễn và bị cấm đầu tư nước ngoài. Ông Đặng cho rằng: “Những thủ phạm này cần phải bị chỉ mặt nêu tên và lên án…. [để] răn đe những người khác đừng phạm những tội ác chống lại nhân loại.”

Các học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, và New Zealand vừa đệ trình danh sách những người dính líu tới cuộc bức hại lên chính phủ nước họ. Việc đệ trình được thực hiện sau khi trang web Minh Huệ đăng một thông cáo vào ngày 31 tháng 5 năm 2019 rằng “một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa thông báo cho các học viên Pháp Luân Công rằng họ có thể đệ trình danh sách những thủ phạm liên can tới cuộc bức hại Pháp Luân Công.”

Trong tháng 11 năm 2019, trang web Minh Huệ đã công bố danh sách 105.580 thủ phạm. Thông tin cá nhân và những tội ác của họ cũng được ghi lại.

Đạo luật Magnitsky có sức ảnh hưởng lớn

3ea30fc8346b5404e4ef7dd064424796.jpg

Ngài Kevin Andres, Nghị viên Hạ viện Úc, phát biểu tại hội nghị

Ông Andrews nói nạn thu hoạch nội tạng của chính quyền cộng sản Trung Quốc từ các học viên Pháp Luân Công còn sống để kiếm lời rất nhức nhối. Trong bài phát biểu, ông đã trích dẫn các phát hiện của Tòa án Trung Quốc diễn ra ở Vương quốc Anh hồi năm ngoái rằng các học viên Pháp Luân Công là nguồn cung chính của những nội tạng này.

Dù hiện nay, Úc đã có Quy chế Xử phạt Tự chủ cho phép quốc gia này trừng phạt các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, nhưng ông Andrew cho rằng Đạo luật Magnitsky cũng sẽ có sức ảnh hưởng lớn. “Đạo luật này là nhằm ngăn chặn thủ phạm nhân quyền nước ngoài đầu tư vào các nước có quy chế này, không cho những thủ phạm đó sử dụng hệ thống tài chính hoặc ngân hàng của Úc để giao dịch. Nếu bị xử phạt, họ sẽ bị cấm nhập cảnh vào Úc.”

“Ngoài ra, người nhà, con cái và họ hàng sẽ không được nhập học ở các trường nước ngoài. Đạo luật Magnitsky là một giải pháp. Nó không chỉ là giải pháp duy nhất trong nhóm các giải pháp nhân quyền có thể có tác dụng bảo vệ nhân quyền và trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đó.”

Ủy viên liên bang nhận thấy sự hưởng ứng mạnh mẽ đối với Đạo luật Magnitsky

d9fd06a51592ec62d342f8af91dfd827.jpg

Ông George Christensen (bên trái), Nghị viên Hạ viện Úc, chụp ảnh cùng ông Đặng, học viên Pháp Luân Công.

Ông George Christensen, Nghị viên Hạ viện Úc, đã đi từ Queensland tới Melbourne để tham gia hội nghị. Ông cho hay: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy nhiều nhóm người từ cộng đồng Pháp Luân Công, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, và Hồng Kông tại một sự kiện và cùng nói về quan ngại của họ về cùng một vấn đề: vi phạm nhân quyền. Thẳng thắn mà nói, đây là tội ác phản nhân loại mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra cho con người ở bất cứ nơi đâu.”

“Ít nhất tại Úc, chúng tôi đang liên tục phơi bày những tội ác này. Nếu không, những thảm kịch này sẽ tiếp tục xảy ra.”

Ông nói thêm: “Tôi cho rằng mọi người ở đây đều ủng hộ việc thông qua Đạo luật Magnitsky tại Úc. Là ủy viên liên bang, đây là một tín hiệu mạnh mẽ đối với tôi.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/11/401068.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/16/183270.html

Đăng ngày 19-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share