Lý Thuần Nhiên chỉnh lý

[MINH HUỆ 11-3-2003] Từ xa xưa, các thời đại Trung Quốc đã liên tục đổi thay. Mỗi lần một triều đại nào sắp diệt vong, thì hoặc là hôn quân vô đạo cai trị, hoặc là gian thần nắm quyền. Lúc ấy tất sẽ có Minh quân hạ thế, thuận theo Ý Trời, chỉnh đốn lại đất nước. Còn có văn thần võ tướng, hiểu rõ Thiên Ý, phò tá Minh quân, từ đó làm nên nghiệp lớn ngàn thu.

Khương Tử Nha nguyên đang làm quan lúc hôn quân Trụ Vương đang cai trị. Song ông nhìn thấy con đường chết của Trụ Vương, nên đã sáng suốt bỏ Thương theo Chu, trở thành vị Tể tướng nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Truyền thuyết kể lại rằng, khi Chu Văn Vương gặp Lã Thượng (*) liền vui mừng nói: “Ngô Thái Công vọng tử cửu hĩ!” (“Ta đã đợi Thái Công lâu lắm rồi!”). Thế là danh xưng Thái Công Vọng ra đời từ đó. Chu Vũ Vương lên ngôi, tôn ông làm thầy. Ông phò tá Chu Vũ Vương diệt nhà Thương, liên tục làm nên kỳ tích. Cuối cùng ông được phong cho nước Tề, người đời thường gọi ông là Khương Thái Công.

Lã Thượng gia cảnh sa sút, bần cùng khốn khổ. Ông sinh ra trong thời loạn thế của triều đại nhà Thương. Ông từ nhỏ đã thông minh lanh lợi, học rộng biết nhiều, hiểu được thuật an bang trị quốc. Rốt cục, Lã Thượng cũng có cơ hội làm quan đại phu dưới trướng Trụ Vương. Thế nhưng Trụ Vương hoang dâm tửu sắc, bạo tàn độc ác. Hắn băm thịt đại thần, gây hấn với chư hầu, giết hại dân chúng, cho nên lúc ấy xã hội vô cùng đen tối, chính trị cực kỳ hủ bại. Triều đại nhà Thương đã rơi vào tình cảnh bấp bênh, sắp đến lúc diệt vong.

Lã Thượng ôm chí lớn, có thể hiểu biết thời thế, tự nhiên đã thấy rõ điểm này. Một ngày, Trụ Vương gọi Lã Thượng vào cung, sai ông giám sát việc xây “Lộc đài”. Theo yêu cầu, Lộc Đài này cao 4 trượng 9 thước, trên thì lầu son gác tía, trang hoàng đầy ngọc ngà châu báu, mã não, hổ phách vô cùng diễm lệ xa hoa. Lã Thượng xem xong bản vẽ, nghĩ thầm: “Triều Ca chẳng thể là nơi ta có thể ở được lâu dài. Lộc Đài này xây dựng hao tiền tốn của. Ta cần phải khuyên can. Nếu hôn quân nhất định không chịu nghe thì thế nào ta cũng bị hành hình bằng Bào Lạc. Hay là ta nghĩ cách đối phó, để đến lúc ấy sẽ thoát được ra!”. Bèn làm bộ nhận lời, rồi tức tốc trở về nhà.

Vợ ông là Mã phu nhân vội vàng ra đón chào nói: “Chúc mừng quan lớn về nhà!”.

Lã Thượng bảo: “Giờ tôi không còn làm quan nữa”.

Mã phu nhân kinh hãi: “Vì sao thế?”.

Lã Thượng nói: “Vua Trụ tin lời Đát Kỷ, bắt đầu xây dựng Lộc Đài, ra lệnh tôi phải làm. Tôi không đành lòng trông cảnh muôn dân gặp tai họa. Tôi nghĩ rằng vua Trụ không phải là minh chủ. Bà này, tôi với bà cùng tới Tây Kỳ của nước Chu. Hiện nay nước Chu do Tây Bá Hầu là Cơ Xương trị vì, tôn thờ nhân nghĩa, kính già nhường trẻ, tích cực chiêu mộ nhân tài, chú ý phát triển kinh tế, thực hành cần kiệm để xây dựng đất nước giàu mạnh. Cho nên thực lực quốc gia dần dần lớn mạnh, xã hội rất ổn định. Các nước chư hầu bốn phương đều ủng hộ, dân chúng gần xa đều hết lòng thần phục. Tóm lại, nước Chu ngày sau sẽ trở thành nước lớn và diệt nhà Thương”.

Trong sách “Sử ký – Tề Thái Công thế gia” có ghi: “Thái Công uyên bác, từng phò vua Trụ. Vua Trụ vô đạo, ông bèn bỏ đi“. Lã Thượng rời bỏ vua Trụ của nhà Thương, tới phò tá cho Chu Văn Vương, trở thành quân sư của Văn Vương. Nhờ mưu lược của Lữ Thượng, Vũ Vương chinh phạt Trụ, trong trận Mục Dã, toàn quân nhà Thương bị tiêu diệt. Trong sách “Sử Ký – Chu bản kỷ” đối với kết cục của vua Trụ thì viết như sau: “Trụ vương chạy lên đỉnh Lộc Đài, thân choàng đầy châu ngọc, nhảy vào lửa tự thiêu mà chết”. Vua Trụ bạo ngược vô đạo lên Lộc Đài tự thiêu mà chết, vương triều nhà Thương diệt vong.

Trung Quốc hôm nay, đúng sai tốt xấu chẳng hề phân biệt, những hiện tượng dị thường xuất hiện khắp nơi, Trời giận người oán. Thời trước mà như thế, thì vận Mạt vong khó bề tránh được. Người thông minh sáng suốt đang giữ mình trong sạch, người trí tuệ đang thuận theo Ý Trời mà hành sự. Xin đừng trở thành những người phải ân hận mãi mãi về sau, khi màn kịch lịch sử này kết thúc.

Ghi chú của người dịch:

(*) Lã Thượng: Một tên của Khương Tử Nha. Sử ký xác định tổ tiên ông được phong ở đất Lã vào khoảng thời vua Thuấn đến thời nhà Hạ, do đó lấy Lã làm họ. Ông còn được dân gian và các nhà nghiên cứu lịch sử gọi bằng nhiều tên khác như: Khương Thái Công; Thái Công Vọng, Lã Vọng.


Bản tiếng Hán: https://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/2/11/20421.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/10/24/90810.html
Đăng ngày 2-4-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share