[MINH HUỆ 12-02-2020] Ôn dịch được nói đến trong “Kinh Thánh – Cựu Ước” không chỉ có ba lần, hơn nữa đều là có tính định hướng, định thời, định địa, định ước. Có tính định hướng nghĩa là ôn dịch chỉ nhắm vào nhóm người đặc định, ai cũng không chạy thoát; định thời nghĩa là ôn dịch đến đúng thời điểm định trước; định địa nghĩa là từ một địa điểm đặc định mà bắt đầu lây lan phát tán, thông thường là bắt đầu từ một nơi mà tội nghiệp lớn nhất; định ước nghĩa là ôn thần không dám tấn công những người được “thụ ký” (ví như Moses bảo tín đồ “lấy máu của con cừu bôi lên khung cửa”, chính là một loại thụ ký).

Lại xem xét lần “ôn dịch Vũ Hán” này, có phải là như vậy hay không?

“Bia ký của Lưu Bá Ôn ở núi Thái Bạch Thiểm Tây” (sau đây gọi tắt là Bia ký Bá Ôn) vẫn luôn được dân gian lưu truyền, là lộ ra từ trong một trận động đất, bởi có quan hệ đến trận ôn dịch hiện nay, vì để tránh đoạn chương thủ nghĩa, dưới đây chúng tôi trích dẫn toàn văn:

“Thiên hữu nhãn, địa hữu nhãn, nhân nhân đô hữu nhất song nhãn,
Thiên dã phiên, địa dã phiên, tiêu dao tự tại lạc vô biên.
Bần giả nhất vạn lưu nhất thiên, phú giả nhất vạn lưu nhị tam,
Bần phú nhược bất hồi tâm chuyển, khán khán tử kỳ tại nhãn tiền.

Bình địa vô hữu ngũ cốc chủng, cẩn phòng tứ dã tuyệt nhân yên,
Nhược vấn ôn dịch hà thời hiện, đãn khán cửu đông thập nguyệt gian.
Hành thiện chi nhân đắc nhất kiến, tác ác chi nhân bất đắc quan,
Thế thượng hữu nhân hành đại thiện, miễn tao thử kiếp bất thượng toán,
Hoàn hữu thập sầu tại nhãn tiền:

Nhất sầu thiên hạ loạn phân phân, nhị sầu đông tây ngạ tử nhân,
Tam sầu Hồ Quảng tao đại nan, tứ sầu các tỉnh khởi lang yên,
Ngũ sầu nhân dân bất an nhiên, lục sầu cửu đông thập nguyệt gian,
Thất sầu hữu phạn vô nhân thực, bát sầu hữu nhân vô y xuyên,
Cửu sầu thi thể vô nhân kiểm, thập sầu nan quá trư thử niên.

Nhược đắc quá liễu đại kiếp niên, tài toán thế gian bất lão tiên,
Tựu thị đồng đả thiết La Hán, nan quá thất nguyệt nhất thập tam,
Nhậm nhĩ kim cương thiết La Hán, trừ phi thiện nãi năng bảo toàn,
Cẩn phòng nhân nhân gian nan quá, quan quá thiên phiên long xà niên.

Ấu nhi hảo tự châu hồng võ, Tứ Xuyên Canh Tỵ Hán Trung khổ.
Đại sư hống như lôi, thắng quá điệu bách hổ,
Tê ngưu hiện xuất vĩ, bình địa ngộ mãnh nhược,
Nhược vấn đại bình niên, giá kiều nghênh tân chủ,
Thượng nguyên Giáp Tý đáo, nhân nhân ha ha tiếu,
Vấn tha tiếu thậm ma? Nghênh tiếp tân địa chủ,
Thượng quản tam xích nhật, dạ vô đạo tặc nan,
Tuy thị mưu vy chủ, chủ toạ trung ương thổ,
Nhân dân hảm chân chủ.

Ngân tiền thị cá bảo, khán phá dụng bất liễu,
Quả nhiên thị cá bảo, địa hạ liệt bất đảo,
Thất nhân nhất lộ tẩu, dẫn dụ tiến liễu khẩu,
Tam điểm gia nhất câu, bát vương nhị thập khẩu,
Nhân nhân hỷ tiếu, cá cá bình an.”

1. Định thời:

Câu “Nhược vấn ôn dịch hà thời hiện, đãn khán cửu đông thập nguyệt gian” trong “Bia ký Bá Ôn”, thời gian đối ứng với ‘thập nguyệt gian’ (trong tháng 10) âm lịch năm 2019 chính là cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 năm 2019. Virus dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện chính là trong khoảng thời gian từ 29 tháng 9 đến 25 tháng 11. (Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được xác nhận là ngày 1 tháng 12 phát bệnh, so với thời điểm phát bệnh của ca nhiễm đầu tiên do Ủy ban Y tế Sức khoẻ Vũ Hán thông báo, về thời gian sớm hơn khoảng 2 tuần. Thêm vào khoảng thời gian từ 7 – 14 ngày ủ bệnh theo suy đoán, thì người nhiễm bệnh đầu tiên, muộn nhất là trong tháng 11 đã bị nhiễm bệnh rồi, điều này cho thấy thời gian virus phát tán còn sớm hơn nữa. Chuyên gia của Trung tâm Y học Đại học Georgetown Mỹ là Daniel Lucey cho rằng, thời gian virus viêm phổi Vũ Hán bắt đầu phát tán, sớm nhất có thể vào tháng 10 năm 2019). Như vậy thời gian của dự ngôn đã ứng nghiệm.

Về câu “Thập sầu nan quá trư thử niên” (Thập sầu khó qua năm Heo Chuột). Ôn dịch bùng phát, chính là trong khoảng ngày Giao thừa 24 tháng 1 năm 2020, chính là giao thời giữa năm Hợi và năm Tý.

Hai lời giải thích này cho chúng ta thấy rằng, dự ngôn của Lưu Bá Ôn đã bắt đầu ứng nghiệm. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán lần này, chính là đã theo thời gian ước định mà đến.

2. Định địa: Vì sao lần ôn dịch này bùng phát ở Vũ Hán?

Từ lịch sử La Mã cổ đại và Ai Cập cổ đại có thể thấy, ôn dịch phát tán có tính định địa, bởi vì những nơi này tội nghiệp lớn nhất. Vậy Vũ Hán rốt cuộc có tội nghiệp bao trùm Trung Hoa là gì?

Trung Cộng bức hại môn tu luyện chính Pháp Pháp Luân Công thời đương đại, đó là một lần diệt Phật lớn nhất trong lịch sử, tội nghiệp to lớn này bắt đầu từ đâu?

Một trong những người khởi xướng là thư ký Ủy ban Chính trị Pháp luật lúc bấy giờ – La Cán. Nếu như ông ta không làm ra chút việc lớn để chứng tỏ sự tồn tại của bản thân là rất cần thiết, thì ông ta sẽ không thể tiến thân lên tầng lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng (Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương, với thời gian nghỉ hưu muộn hơn). Ông ta sắp phải về hưu, do đó ông ta bắt đầu tìm đối tượng dễ bắt nạt nhất để ra tay, đem Pháp Luân Công vốn tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn” ra làm “con cừu mặc người chém giết”. Năm 1996, ông ta chỉ đạo bộ công an thâm nhập điều tra Pháp Luân Công, kết quả phản ứng rất tốt, rất nhiều người của Bộ công an bắt đầu luyện Pháp Luân Công. Cựu Ủy viên Thường vụ Nhân Đại là Kiều Thạch đã gửi lên Trung ương một bản báo cáo điều tra “Pháp Luân Công đối với quốc gia chỉ có trăm phần lợi mà không một phần hại”, thủ tướng bấy giờ là Chu Dung Cơ, chủ tịch Chính Hiệp Lý Thuỵ Hoàn, cũng đều rất ủng hộ Pháp Luân Công. La Cán không cam tâm cứ vậy mà về hưu, nên đánh cược một phen, đầu tiên quy kết cho Pháp Luân Công là “tà giáo”, sau đó sai Bộ công an đi tìm “chứng cứ” cho sự quy kết đó, quy việc tất cả môn khí công, hội đạo môn thậm chí bệnh tâm thần gây nguy hại cho xã hội, và người luyện Pháp Luân Công mà lại chuyển qua luyện môn khí công khác sẽ xuất hiện thiên sai, đều cưỡng ép chụp lên Pháp Luân Công.

Một phương diện khác, La Cán đối với Giang Trạch Dân vốn ghen tị mà mất đi lý trí, nhất mực muốn trấn áp Pháp Luân Công, đã tâm lĩnh thần hội (không nói mà ngầm hiểu), La Cán âm thầm xui khiến giám đốc Đài Truyền hình Vũ Hán là Triệu Chí Chân, quay một bộ phim ác ý vu khống bội nhọ Pháp Luân Công (gọi tắt là “Phim họ Triệu đài Vũ Hán”), bày ra những chứng cớ giả rất lâm ly thống thiết, thời lượng đến 6 tiếng đồng hồ. Khi Trung ương mở hội nghị dự bị, thảo luận việc có đàn áp Pháp Luân Công hay khônng, bèn cho chiếu bộ phim này, bộ phim dùng thủ đoạn phao tin đồn thật giả lẫn lộn đã mê hoặc tất cả mọi người, có tác dụng mang tính quyết định trong việc Trung Cộng ra nghị quyết cuối cùng về việc trấn áp. Cũng bởi vậy La Cán được trọng dụng. Năm 2002, La Cán 67 tuổi là nhân vật thứ 9 tiến vào tầng quyền lực cao nhất – Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương (theo lệ thường là 7 người, vì La Cán mà tăng lên 9 người), rồi lại làm tiếp 5 năm mới nghỉ hưu.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Trung Cộng bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, ngày 22 tháng 7 trên toàn quốc phát sóng lặp đi lặp lại bộ “Phim họ Triệu đài Vũ Hán”, Trung Cộng cưỡng ép thành viên của các tổ chức đoàn thể cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị sự nghiệp phải xem, dùng lời dối trá để kích động thù hận của dân chúng đối với Pháp Luân Công.

Năm đó khi Cách mạng Văn hoá muốn phê đấu Lưu Thiếu Kỳ, Giang Thanh vừa hạ lệnh, tội chứng của Lưu Thiếu Kỳ càng như rợp trời dậy đất, những người phía dưới dựa vào ý đồ muốn tạo giả của Trung Cộng để làm nấc thang tiến thân chính trị. Bộ “Phim họ Triệu đài Vũ Hán” này lại có tác dụng làm mẫu như vậy, theo La Cán, Triệu Chí Chân nhờ đó mà thăng quan tiến chức vù vù; nhiều kênh truyền thông, đài truyền hình các nơi đua nhau bắt chước, biên tạo sưu tầm ra “1.400 vụ nguy hại xã hội” của Pháp Luân Công. Bỏ qua hơn 140.000 vụ dân oan bị hại bởi cán bộ tha hoá của Đảng cộng sản, lại một lần nữa làm vận động chính trị, dùng việc bức hại nhân dân để tranh công lập uy.

Dịch SARS, viêm phổi Vũ Hán, chính là tai nạn gây ra do tội nghiệp diệt Phật thiên đại bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng. Trung Cộng bức hại quần thể tu luyện chính tín hơn 20 năm, đã tạo ra vô số thảm án gia đình, hàng chục vạn người bị bắt giữ đi tù phi pháp, nhà tù, trại tạm giam, trại cải tạo, trại cai nghiện lúc bấy giờ dùng không đủ, phải bắt đến bệnh viện tâm thần bức hại, mở rộng lượng lớn các trại tạm giam, nhà tù, số người được xác nhận là đã bức hại đến chết có hơn 4.300 người; phát triển đến sau này, Trung Cộng bí mật thu hoạch tạng sống học viên Pháp Luân Công, thu được lợi nhuận khổng lồ từ cấy ghép tạng sống – bị rất nhiều quốc gia và nhân sĩ chính nghĩa trên thế giới nhất trí lên án.

Mà một bộ phận khởi nguồn rất lớn của tất cả những tội ác này, chính là bộ “Phim họ Triệu đài Vũ Hán” – nó mang đến cho Vũ Hán và nhân dân Vũ Hán biết bao nhiêu tội nghiệp? Tội ác hại người đến mức không được cứu vớt lúc đại kiếp, do một phần rất lớn là khởi nguồn từ Vũ Hán, ôn dịch bùng phát ở nơi có tội ác sâu dày này, cũng là điều không có gì lạ.

3. Định hướng:

Cùng nhìn lại so sánh với lịch sử, chúng ta biết rằng, ba lần đại ôn dịch của La Mã cổ đại, là nhắm vào nhóm người “bức hại tín đồ Cơ Đốc (tín đồ chính giáo)”; ba lần ôn dịch ở Ai Cập cổ đại, là nhắm vào nhóm người “không có thụ ký của Moses”. Vậy thì hiện đại, ba đợt ôn dịch sẽ nhắm vào nhóm người nào đây? Ôn dịch không dám đụng vào là những người như thế nào?

Đầu tiên nói chuyện có liên quan đến tính “định hướng” của ôn dịch trong lịch sử.

3.1) “Cựu Ước”: Đại kiếp đi qua, nghĩa nhân (người công chính) được cứu

Trong “Kinh Thánh” nhiều lần nói về “nghĩa nhân” (người công chính). Lần đầu tiên là trong “Sáng thế kỷ” có viết: “Noah là người công chính”. Cho nên cả nhà Noah được cứu vớt, Thượng Đế bảo họ chế tạo thuyền, khi đại hồng thuỷ huỷ diệt nhân loại, họ đã sống sót, trở thành nhân chủng của tương lai.

Lần thứ hai mà “Kinh Thánh” nói về “người công chính”, là khi Thượng đế sắp huỷ diệt thành phố tội ác ở nhân gian là Sodom và Gomorrah. Abraham thỉnh cầu được tha thứ, nói với Thượng Đế: “…nếu như trong thành có 50 người công chính, ngài có còn tiêu diệt nơi đó hay không?”

Thượng đế nói: “Nếu ta thấy trong thành Sodom có 50 người công chính, ta sẽ vì họ mà tha cho chúng nhân ở nơi ấy.”

Abraham lại cầu xin, muốn con số “người công chính” giảm xuống còn 45 người, 40 người, 30 người, 20 người, 10 người, Thượng đế đều đồng ý, nói: “(Nếu thật sự có 10 người công chính) vì 10 lý do này, ta cũng sẽ không huỷ diệt toà thành ấy.”

Thượng đế phái hai vị Thiên sứ hoá thành thiếu niên xinh đẹp đi điều tra, kết quả phát hiện người công chính chỉ có một nhà Lot, hai vợ chồng và hai đứa con gái (rất tin vào chính Thần, không làm điều ác), người dân địa phương còn muốn cưỡng gian tập thể hai người thiếu niên xinh đẹp, nhân loại lúc đó đã bại hoại đến mức độ phổ biến đồng tính luyến ái rồi. Thiên sứ bảo nhà Lot chạy đi, ngày hôm sau, tất cả người trong thành Sodom và Gomorrah toàn bộ bị thiên hỏa thiêu huỷ.

Từ đó, chúng ta thấy rằng, “người công chính” được định nghĩa trong văn hoá “Kinh Thánh” là người tốt chú trọng đạo nghĩa, tốt đến mức có thể trong đại kiếp của nhân loại mà sống sót. Người như vậy, trên đầu có thụ ký của Thần, ôn dịch cũng như thần huỷ diệt sẽ không tấn công đến họ.

Vậy lịch sử phát triển đến hôm nay, ôn dịch viêm phổi Vũ Hán giáng xuống theo đúng thời điểm ước định, những người như thế nào mới là người công chính?

3.2) Nhóm người dễ bị nhiễm: Những người bị lạc lối trong lời dối trá

Trong “Kinh Thánh – Khải Huyền” có giảng: “(Con thú bức hại đệ tử ‘con chiên’) lại bảo mọi người, cho dù lớn nhỏ giàu nghèo, tự chủ, hay nô lệ, đều sẽ bị đánh dấu trên tay phải, hoặc là trên trán ấn ký. Trừ những người bị thụ ấn ký, có tên thú hoặc có số mục tên thú, [còn lại] đều không được mua bán gì.”

Cách làm của Trung Cộng không nằm ngoài dự ngôn này, trên toàn quốc nó bắt mọi người phải tỏ thái độ, mỗi một người qua quan ải đều phải đứng ở phía của Trung Cộng mà phê phán Pháp Luân Công, nếu không thì chính là phạm sai lầm về chính trị, bị cách chức mất lương, huỷ bỏ tư cách nghề nghiệp, khai trừ sổ học tập. Giơ tay biểu đạt thái độ, thì trên tay sẽ bị con rồng đỏ “thụ ký” rồi. Đương nhiên, những ai vào đội, vào đoàn, vào đảng tuyên thệ tận hiến cho Trung Cộng, thì trên đầu đều bị con rồng đỏ Satan “thụ ký” rồi, ký hiệu được thụ ký đều là hình búa liềm, biểu tượng của Trung Cộng.

4. Vì sao bình dân luôn là đối tượng đầu tiên chịu ác báo? Quan viên có tội lớn ngược lại vẫn tiêu dao?

Đây là điều người dân bình thường không hiểu, rất nhiều người bởi vậy bèn cho rằng “Ác cực vô ác báo, thiên lý bất tại” (kẻ cực ác không bị báo ứng, Thiên lý không còn). Kỳ thực đó là do hiểu lầm Thiên lý.

Đầu tiên: Đánh trận là lính chết trước, hay là tướng chết trước? Thông thường là lính chết trước.

Lại nữa: Nếu như những người đại tội cực ác mà bị báo ứng mà chết, thì sẽ hình thành một hiện tượng “làm quan lớn thì hễ lên một người là chết một người, lao vào chết [hết lượt này lượt khác] như đèn kéo quân”, như vậy nhân gian sẽ không còn mê nữa.

Khổ nạn có thể khiến người ta thanh tỉnh, có cơ hội tỉnh ngộ, còn những kẻ bị báo ứng cuối cùng sẽ không còn cơ hội tỉnh ngộ hay hối cải nữa.

Làm đệ tử Đại Pháp, chúng ta có trách nhiệm tận dụng thời gian, kịp thời giúp đỡ chúng nhân bách tính giải thoát khỏi độc hại của lời dối trá, được Thần cứu vớt.

 


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/2/12/瘟疫的眼睛-400606.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/15/183247.html

Đăng ngày 16-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share