Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC)

[Chú thích của biên tập viên FDIC: Dưới đây là bản cập nhật và sửa đổi được ban hành ngày 16-03-2010 do các thông tin bổ sung cuối cùng đã có hiệu lực]

New York – Thứ ba, Hạ viện Mỹ đã thông qua một Nghị quyết nhằm thúc giục Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt chiến dịch kéo dài một thập kỷ nhằm chống lại Pháp Luân Công và bày tỏ sự đoàn kết với các nạn nhân bị đàn áp tại Trung Quốc.

Nghị quyết 605 Hạ viện (bản đầy đủ) nhìn nhận “cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào dịp 11 năm chiến dịch của ĐCSTQ nhằm đàn áp môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công, và kêu gọi chấm dứt ngay lập tức chiến dịch đàn áp, đe dọa, bỏ tù, và đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Hạ nghị sỹ Ileana Ros-Lehtinen từ bang Floria, thành viên cấp cao của Hạ viện phát biểu “Nguyên tắc tinh thần của Pháp Luân Công dựa trên tiêu chuẩn Chân, Thiện và Nhẫn.

Ủy ban Đối ngoại và là tác giả của nghị quyết (bản đầy đủ) phát biểu “Những con người vô tội đang là mục tiêu tàn ác của chế độ Cộng sản Trung Quốc với chiến thuật ghê tởm bao gồm việc thu hoạch tạng của các học viên Pháp Luân Công và quấy nhiễu thô bạo thậm chí với cả các học viên đang sinh sống tại Mỹ

Tính thực tế mạnh mẽ của nghị quyết này đã đưa ra ý nghĩa mới cho cụm từ ‘Những tên đồ tể của Bắc Kinh’

Trích dẫn các báo cáo của báo chí Tây phương cũng như quỹ Ân xá Quốc tế, Liên Hợp Quốc, và Ủy ban điều hành Quốc Hội riêng của Washington về Trung Quốc, nội dung của Nghị quyết cung cấp những mốc thời gian chi tiết gắn liền với các sự kiện, từ nguồn gốc của cuộc đàn áp bạo lực đến sự bắt bớ rộng rãi và những cái chết của các học viên Pháp Luân Công xung quanh dịp Thế vận hội Olympic 2008.

Theo lời ông Levi Browde, giám đốc điều hành của Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp, thì “Các đoạn văn và ngôn từ cụ thể của nghị quyết này đặc biệt quan trọng vì nó chứng minh rằng cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc hiện giờ rất khẩn cấp và khẩn cấp hơn bao giờ hết. Thực tế vẫn có hàng triệu người dân vô tội tại Trung Quốc đang tập luyện Pháp Luân Công có nguy cơ hiển nhiên bị bắt giam tùy tiện, tra tấn và giết chết.

Nội dung của nghị quyết cũng nhấn mạnh rằng việc đạt được tự do thật sự và bảo vệ nhân quyền cho tất cả người dân Trung Quốc là khẳng định sự chấm dứt bức hại Pháp Luân Công. Làm sao mà một xã hội dân chủ lành mạnh có thể phát triển khi mười triệu người dân đang là mục tiêu của một sự đàn áp như vậy?

Nghị quyết cũng trích dẫn ước tính rằng hàng chục triệu người tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công bên trong Trung Quốc, bất chấp tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản, đặc biệt việc gắn cho họ cái nhãn “tà giáo” để bôi xấu môn tập luyện tại trong và ngoài nước.

Nghị quyết kêu gọi “Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngay lập tức chấm dứt và từ bỏ chiến dịch đàn áp, đe dọa, bỏ tù, và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, ngay lập tức bãi bỏ phòng 6-10, một bộ máy an ninh vượt trên pháp luật được ủy nhiệm để ‘diệt trừ tận gốc’ Pháp Luân Công, và ngay lập tức phóng thích các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ tại các nhà tù và bị chuyển hóa tại các trại lao động cưỡng bức, chỉ vì đức tin của họ.

Nghị quyết cũng kêu gọi Tổng thống và các thành viên Quốc hội đánh dấu 11 năm ngày cuộc đàn áp bắt đầu mà sẽ diễn ra vào tháng 07-2010 tới.

Ông Browde phát biểu: “Điều quan trọng là không nên đánh giá thấp những tác động mà Nghị quyết này sẽ có đến thế giới thực tế. Đầu tiên, bằng việc xác định vị trí chính thức của Quốc hội Mỹ, như một lãnh đạo trong thế giới tự do, nó đã đưa ra một ví dụ về hoạch định chính sách trên toàn cầu để tuân theo.

Thứ hai, vì văn bản của Nghị quyết đã được dịch sang tiếng Trung và được lưu hành trong các mạng lưới cơ sở khắp Trung Quốc, nó sẽ mang đến một hy vọng đầy ý nghĩa cho hàng triệu người đang chịu đựng bức hại và động viên hơn nữa những nỗ lực yên hòa để chấm dứt bức hại. Hơn nữa, nó đã phơi bày sự giả tạo của Đảng Cộng sản và khẳng định sự đoàn kết với những nạn nhân sẽ dừng tay những kẻ khủng bố

Nghị quyết 605 Hạ viện là nghị quyết thứ tư được Quốc hội thông qua kể từ năm 1999, đặc biệt nhấn mạnh về hoàn cảnh của những học viên Pháp Luân Công (ba nghị quyết trước đó là Nghị quyết 218 / Nghị quyết 188 /Nghị quyết 304)

Sự hỗ trợ từ phía hai Đảng

Ngoài nghị sỹ Ros-Lehtinen, những khởi xướng của hai Đảng đã thu hút 81 đồng tài trợ, với tỉ lệ chia gần như đồng đều giữa Đảng Dân chủ (40) và Đảng Cộng hòa (41). Tỉ lệ bỏ phiếu thông qua Nghị quyết là 412-1. Người duy nhất phản đối là nghị sỹ Ron Paul đến từ bang Texas, ông vốn nổi tiếng vì phản đối việc phê bình vi phạm quyền lợi tại những nước khác.

Nghị quyết đã được bỏ phiếu sau một cuộc tranh luận dài 13 phút. Bên cạnh các ý kiến đã được trích dẫn như trên của nghị sỹ Ros-Lehtinen (Đảng Dân chủ – bang Florida), Nghị sỹ Diane Watson (phần phát biểu đầy đủ) và Lynn Woolsey (đều thuộc Đảng Cộng hòa – bang California) đã phát biểu ý kiến nhằm hỗ trợ bản tuyên bố.

Trong phần lưu ý của mình, nghị sỹ Woolsey đã tham chiếu tới một nghị quyết mà bà đã giúp đỡ khởi xướng vào năm 2002 liên quan đến sự đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại Mỹ và Trung Quốc (Nghị quyết 304), và phát biểu thêm “Thật đáng buồn, tám năm đã trôi qua, và cuộc đàn áp vấn tiếp diễn. Người dân đang bị bỏ tù, lao động cưỡng bức và đang bị tấn công chỉ vì họ tập luyện Pháp Luân Công. Chính phủ Trung Quốc phải chấm dứt ngay cuộc đàn áp vô nhân đạo này.

Nghị sỹ Chris Smith (Đảng Dân chủ – bang New Jersey) và Gus Bilirakis (Đảng Dân chủ – bang Florida), không trực tiếp tham gia tranh luận, mà đã gửi băng thu âm những phát biểu của mình.

Nghị sỹ Smith phát biểu “Các học viên Pháp Luân Công là những chứng nhân vĩ đại về sự dũng cảm và yên hòa. Tôi dã ở Trung Quốc vào tháng bảy năm ngoái. Tôi nhớ mình đã tới một quán cà phê internet và cố gắng tìm kiếm thông tin về Pháp Luân Công. Nhưng như bạn biết rồi đấy, chẳng có gì cả. Tôi đề cập đến điều này vì có rắt nhiều học viên Pháp Luân Công là những anh hùng vĩ đại về tự do Internet. Một số họ đã đến văn phòng của tôi và đã chứng minh cách họ giúp hàng triệu người Trung Quốc có thể đột phá được cái gọi là ‘Tường lửa vĩ đại của Trung Quốc’

Ông Bilirakis phát biểu “Nghị quyết này là một bản di chúc cho hàng triệu nạn nhân của ĐCSTQ, rằng chính phủ Trung Quốc không thể che dấu sự thật, và các nạn nhân của nó sẽ không bị quên lãng.

Với những người phải chịu đựng giống như các học viên Pháp Luân Công và những nhóm người khác vốn là mục tiêu của ĐCSTQ, đó là một sự đại bất công, là một điều không thể chấp nhận được trong một thế giới văn minh và phải chấm dứt ngay hôm nay.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/17/115412.html
Đăng ngày 23-3-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share