Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hà Lan

[MINH HUỆ 26-10-2019] Tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm đã giúp tôi đề cao trong quá trình tu luyện với vai trò là điều phối viên của Thiên Quốc Nhạc đoàn.

Dụng tâm học Pháp

Trong vài năm đầu tiên, tôi đã chia sẻ công việc với một bạn đồng tu, và tôi cảm thấy rằng chúng tôi phối hợp với nhau rất tốt. Sau khi cô ấy phải gánh vác nhiều việc, tôi đã tìm thêm đồng tu để giúp đảm nhận một số việc cùng cô ấy, nhưng không một ai bước ra và tôi đã phải tự mình đảm đương hết các công việc đó.

Sau một vài năm phụ trách hạng mục này, tôi đã chịu rất nhiều áp lực, rất nhiều việc cần phải phân chia sao cho hợp lý, chẳng hạn như việc sắp xếp các buổi diễu hành, đảm bảo các học viên trong đoàn phối hợp với nhau được tốt, đặt các thành viên trong đoàn nhạc lên trước bản thân tôi, bảo đảm các buổi diễn diễn ra suôn sẻ, rồi công việc quản lý tài chính, v.v. Khi tôi nhận thức rõ rằng tôi cần có trách nhiệm hơn nữa, tôi quyết định tăng thời gian học Pháp.

Trong vài năm, tôi bắt đầu tạo thói quen dậy sớm. Tôi tận dụng thời gian buổi sáng để học Pháp nhiều hơn. Vào cuối tuần và những ngày nghỉ, tôi học các bài giảng Pháp của Sư phụ ở các nơi và lấy Chuyển Pháp Luân làm chủ đạo. Tôi hiểu rằng tôi cần phải thật sự tập trung học Pháp thay vì chỉ đơn thuần đọc lướt qua, điều đó thật bất kính với Sư phụ và Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Do vậy khi học Pháp mọi người không được nhắm vào hình thức; tuy nhiên cần nhất định vứt bỏ các tâm để học, học Pháp một cách chân chính, tư tưởng không được dấy động; hễ [tinh] thần nhãng đi thì cũng như là phí công học Pháp. Về phương diện khác mà giảng, thì nếu như khi học Pháp mà tư tưởng không đặt tại Pháp, thì không chỉ là vấn đề hình thức, trên thực tế nó tương đương với việc người học Pháp không thật sự tôn kính đối với Pháp; như vậy Pháp có thể hiển lộ xuất lai hay không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida Mỹ quốc năm 2001)

Sau khi có được thể hội về đoạn Pháp này, tôi bắt đầu dụng tâm học Pháp thay vì chỉ đọc lướt qua bề mặt.

Loại bỏ tâm sợ hãi và trở nên từ bi hơn

Tôi có cảm giác rằng tôi sẽ có khảo nghiệm về việc tôi có đưa ra các quyết định đúng hay không và tự phỏng đoán bản thân mình. Thời gian trôi qua, tôi hiểu được rằng kết quả không quan trọng. Đó chính là quá trình hướng nội tìm ra những thiếu sót của bản thân. Tôi nhận ra rằng điều này xảy ra là do tôi có tâm sợ hãi. Tôi lo rằng kết quả không được tốt và tôi sẽ bị chỉ trích. Tôi hướng nội và tự hỏi bản thân rằng có điều gì có thể khiến tôi sợ hãi đây? Tôi không làm gì xấu và chúng tôi là đệ tử Đại Pháp. Nghĩ về điều này, tôi có cảm giác rằng Sư phụ sẽ giúp chúng tôi. Một khi tôi hiểu ra điều này, tâm chấp trước vào sợ hãi của tôi liền biến mất.

Sư phụ giảng:

“Nhĩ hữu phạ

Tha tựu trảo

Niệm nhất chính

Ác tựu khoa”. (Phạ Xá, Hồng Ngâm 2)

Tạm diễn nghĩa:

“Các vị mà sợ, nó sẽ bắt bớ

Niệm hễ chính, tà ác sẽ sụp

Người tu luyện, chứa đựng Pháp

Phát chính niệm, lạn quỷ nổ tung

Thần tại thế gian, chứng thực Pháp”. (Phạ Xá, Hồng Ngâm 2)

Sau khi đoàn nhạc được thành lập vài năm, chúng tôi đã chia thành những nhóm nhỏ. Một vài điều cần phối hợp đã được giao cho các nhóm trưởng. Bằng cách đó, chúng tôi đã thực thi các việc dựa trên sự phối hợp chỉnh thể. Ngoài việc lập kế hoạch hàng năm cho đoàn nhạc, tôi còn có thể tập trung vào việc cải thiện kỹ năng chơi nhạc ở một số phương diện. Tôi đã khuyến khích các thành viên tìm học thêm từ các giáo viên âm nhạc, thành lập các nhóm nhỏ để giúp nhau vượt qua bài kiểm tra hàng năm của đoàn nhạc. Bởi vì các thành viên trong đoàn nhạc thường xuyên đến nhà tôi để luyện tập, nên nhà tôi giống như trường âm nhạc vào cuối tuần vậy. Chúng tôi cùng làm việc chăm chỉ để chuẩn bị cho các buổi diễu hành. Thậm chí, chúng tôi còn mời các chuyên gia về hoạt động diễu hành hướng dẫn them cho chúng tôi. Mặc dù vậy, kỹ năng và nền tảng chung về âm nhạc của chúng tôi không được tốt lắm. Theo thể ngộ của tôi, nếu màn trình diễn của chúng tôi không đạt tiêu chuẩn, nó sẽ để lại ấn tượng tiêu cực cho khán giả. Do vậy, dùng âm nhạc để cứu người là không hề dễ dàng.

Tôi cần sự giúp đỡ của các đồng tu và không biết bắt đầu giải quyết như thế nào. Tại thời điểm đó, tôi không biết cách hỗ trợ mọi người để họ có thể nâng cao khả năng chơi nhạc. Thỉnh thoảng, chính niệm của tôi không đủ mạnh, nên tôi đã xử sự thiếu từ bi với mọi người; hơn nữa, tôi còn đòi hỏi những yêu cầu vô lý từ họ. Tôi cảm thấy điều này thật tệ. Do vậy, bất cứ khi nào phát hiện ra chấp trước này, tôi sẽ phát chính niệm thanh trừ nó. Khi tôi có thể chỉ ra những thiếu sót của đồng tu bằng tâm thái hòa ái, họ sẽ dễ dàng tiếp nhận và đề cao theo đề xuất của tôi. Vì thế mà mọi việc cũng trở nên tốt hơn.

Thật đúng như Sư phụ giảng:

“Có chính niệm mạnh bao nhiêu, thì có uy lực lớn bấy nhiêu”. (Cũng một đôi lời, Tinh tấn yếu chỉ II)

Tôi có mâu thuẫn với một đồng tu trong đoàn nhạc. Sau khi trao đổi qua thư, không ai trong chúng tôi chịu thay đổi. Tôi cảm thấy chán nản và tức giận vị đồng tu đó vì đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi mâu thuẫn với nhau. Tôi nghĩ: “Tôi là người điều phối chính, tại sao người này lại gây bất hòa với tôi?”

Ban đầu, tôi có ý định viết một bức thư điện tử cho vị ấy để nói ra những suy nghĩ của mình, nhưng sau đó, tôi đã không làm vậy. Tôi ngồi xuống và phát chính niệm. Tôi nhận ra mình cần phải thay đổi tình trạng này, tôi tự nói với bản thân: “Mình là đệ tử Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp là tốt”. Sau khi hướng nội tìm, tôi nhận ra bản thân mình cũng tham gia vào cuộc tranh luận này với nhiều chấp trước vào tình và tôi chỉ mong muốn mọi người làm theo ý mình. Đó không phải là thái độ đúng đắn và nó cho thấy tôi đang chấp trước vào cái tình của người thường.

Tôi nhận ra rằng mình cần từ bi và nghĩ cho người khác nhiều hơn, rằng tôi không nên mất bình tĩnh, bởi vì mọi người trong ban nhạc đều là đồng tu của nhau. Mỗi người đều có sở trường của riêng mình, làm sao tôi có thể cư xử như vậy được? Giờ đây, khi thảo luận một điều gì đó với đồng tu, tôi đã trở nên lý trí hơn và suy xét mọi việc từ góc độ chỉnh thể để mang lại lợi ích cho toàn bộ đoàn nhạc. Nếu sự tình tương tự này lại xảy đến, tôi sẽ cư xử từ bi hơn với họ.

Sư phụ giảng:

“Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà là tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng”. (Giảng Pháp tại Manhattan[2006], Giảng Pháp tại các nơi X).

Gần đây, tôi đã bắt đầu trợ giúp đồng tu bằng cách hướng dẫn trực tuyến và tăng cường luyện tập theo nhóm nhỏ tại địa phương, đồng thời tìm kiếm các phương pháp phù hợp để giúp mọi người cải thiện kĩ năng chơi nhạc. Tôi đã thấy những nỗ lực hết mình của rất nhiều thành viên trong đoàn nhạc, một số họ thậm chí tập luyện đến nửa đêm. Họ đề cao rất nhanh và đã vượt qua được bài kiểm tra của đoàn nhạc chỉ trong một thời gian ngắn và trở thành thành viên thực thụ trong đoàn nhạc. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã trở nên thành thục hơn ở nhiều phương diện.

Tôi rất vui mừng khi trở thành một phần của Thiên Quốc nhạc đoàn. Chúng tôi đã có nhiều trải nghiệm kỳ diệu khi tham gia các buổi diễu hành, chẳng hạn như cơn dông bão đã biến mất thay vào đó là bầu trời trong xanh hiện ra. Tôi cũng cảm nhận được trường năng lượng lớn mạnh khi tôi chơi bản nhạc Đại Pháp đầu tiên. Khi hòa tấu cùng đoàn nhạc, tôi cảm nhận rõ trường năng lượng tràn đầy từ bi, sự kiên định và chính niệm mạnh mẽ của các học viên.

Con xin cảm tạ Sư phụ đã ban cho con chính niệm và trí huệ để làm tốt ba việc mà đệ tử Đại Pháp cần làm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/26/394943.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/10/181031.html

Đăng ngày 26-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share