Bài viết của Trịnh Ngữ Yên

[MINH  HUỆ 25-2-2010] “Trước khi tập luyện Pháp Luân Công, tính tôi rất nóng nảy và thường tranh luận với người khác” bà Vương Huệ Trinh nhớ lại. “Sau khi tập luyện Pháp Luân Công, tôi trở nên ân cần với người khác và thực hành theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn”. Bây giờ tôi thường xuyên xem xét lại những hành động và suy nghĩ của mình để chỉnh sửa lại bất kỳ thiếu sót nào”.

2010-2-24-falungong-wanghz--ss.jpg

Bà Vương Huệ Trinh và con trai giới thiệu sự thật về Pháp Luân Công cho khách du lịch trong kì nghỉ tại một điểm khu lịch

Bà Vương làm việc trong chính phủ huyện Đài Bắc trong 23 năm. Bà phụ trách mảng đăng kí công dân, hồ sơ về việc nhập và rút hộ khẩu, đăng kí kết hôn v.v. Gặp gỡ với các khách hàng hàng ngày, bà rất bận rộn trong công việc.

Tìm kiếm mục đích của cuộc sống và điềm tĩnh trong tâm

Khi còn trẻ, bà Vương rất tôn kính Thần và Phật, nhưng cũng không hiểu được: Mục đích của con người là gì? Chúng ta sẽ đi đâu? Tại sao? Bà không có câu trả lời cho những thắc mắc này trong một thời gian dài.

Bà Vương tìm thấy mục đích của cuộc sống vào tháng 5 năm 2003, khi bà thấy các học viên Pháp Luân Công đang tập các bài công Pháp tại một công viên ở thành phố Đài Bắc. Bà bắt đầu tập Pháp Luân Công và trở nên thanh thản trong tâm. Những thắc mắc của bà được giải đáp.

Bà nói: “Vào ngày hôm đó, chồng tôi và tôi nhìn thấy một nhóm người đang tập luyện Pháp Luân Công trong công viên. Một học viên giới thiệu sách Chuyển Pháp Luân cho chúng tôi. Chúng tôi rất vui mừng sau khi đọc nó. Thật khó để diễn tả niềm vui sướng và hào hứng của chúng tôi bằng lời”. Hai vợ chồng bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công sau ngày hôm đó.

Tán dương thắng lợi về chuyển biến tâm thái

Sau khi tập luyện Pháp Luân Công, bà Vương trở nên khiêm tốn và lịch sự hơn khi giao thiệp với khách hàng. Bà bỏ bớt tinh nóng nảy và trở nên ân cần với người khác. Bà xem bản thân mình như là một học viên trong mọi lúc và nhìn vào trong khi đối mặt với những mâu thuẫn hay khó khăn.

Một ngày khoảng ba tuần trước tết, một phụ nữ đến đăng kí làm giấy CMND thay cho cái cũ đã bị mất của bà. Theo luật, các văn bản khác được yêu cầu, bao gồm bằng lái xe, một hồ sơ đăng kí công dân có kèm theo ảnh để đăng kí giấy CMND mới. Nhưng bà ấy không mang ảnh và các tài liệu cần thiết khác. Bà Vương giải thích các thủ tục cho bà nhưng người phụ nữ không hiểu.

Bà Vương tích cực tìm ảnh của người phụ nữ trong các hồ sơ được lưu lại tại phòng hồ sơ công dân và bảo bà ấy có thể dùng bức ảnh trong hồ sơ để đăng kí cho giấy CMND mới. Bà Vương cũng xử lý một báo cáo mất giấy CMND cho ngượi phụ nữ và đưa những thông tin về việc mất CMND lên trang web của Bộ nội vụ để bảo vệ bà ấy khỏi bị ai đó dùng CMND đã bị mất của bà.

Thật không may, người phụ nữ hiểu nhầm bà, cáo buộc bà là không nhất quán và nói rằng bà ta cảm thấy văn phòng thật quan liêu. Người phụ nữ không chấp nhận lời giải thích của bà Vương và tiếp tục buộc tội bà. Bà Vương kiên nhẫn giải thích thêm và nhìn vào trong để xác định điều gì đã làm người phụ nữ nổi giận. Bà Vương nhượng bộ xin lỗi “Tôi thành thật xin lỗi. Tôi hy vọng bà không cảm thấy tệ sau khi ra khỏi đây. Tôi hy vọng bà sẽ vui khi gặp tôi vào lần tới.”

Bà Vương nhớ lại “Trước khi tôi tập luyện Pháp Luân Công, tôi không thể nhượng bộ và xin lỗi khách hàng, không hề đề cập đến khi điều đó không phải là lỗi của tôi. Lần này tôi thành thật xin lỗi và nhượng bộ bà ấy sau khi đã cung cấp cho bà ấy các dịch vụ bổ sung”.

Các đồng nghiệp của bà Vương, quản lý và thư kí cũng nhìn thấy tình huống này, một lúc sau, quản lý của bà nói: “Huệ Trinh, bà thật kiên nhẫn với khách hàng khi giải thích các tình huống. Không còn gì phải thắc mắc về điều đó cả, vì bà tập luyện Pháp Luân Công”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/25/218811.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/26/114960.html
Đăng ngày 13-3-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share