Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-09-2019] Con đường tu luyện của tôi đã gặp phải bế tắc trong một thời gian dài. Tôi bị đầu độc thâm sâu bởi văn hoá tranh đấu vô thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và sinh hoạt cùng một quần thể những người thân cận của ĐCSTQ. Nếu không nhờ sự từ bi vô lượng của Sư phụ và sự hỗ trợ của các đồng tu, tôi có thể đã lỡ mất cơ duyên tiền định vô cùng trân quý mà chỉ đến một lần duy nhất trong hàng ức kiếp này.

Một bước đột phá

Sau khi có thể phá trừ quan niệm vô thần của Đảng cộng sản, tôi đã có thể hiểu được những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, tín tâm vào Sư phụ, và toàn tâm toàn ý tập trung vào tu luyện. Tuy nhiên, những quan niệm hậu thiên đã hình thành của tôi vẫn can nhiễu việc tôi học Pháp. Tôi có những suy nghĩ kiểu như: “Nếu hai từ này được bỏ ra khỏi câu, thì nghe sẽ trôi chảy hơn”. Tôi biết những tư tưởng này thể hiện sự bất kính đối với Sư phụ, nhưng tôi không thể ức chế chúng lại. Tôi cảm thấy bất lực và chán nản!

Sau đó, tôi nghĩ rằng có thể tôi đang chịu can nhiễu của “nghiệp tư tưởng”, nhưng tôi không chắc lắm. Tôi thực sự cảm nhận được những tư tưởng này phát ra từ nội tâm, vì chúng dường như là tư tưởng của chính bản thân tôi. Tôi cảm thấy thất vọng vì bản thân không thể hoàn toàn đồng hoá và trở thành một lạp tử của Đại Pháp. Tôi hoài nghi về việc tôi có thể tu luyện viên mãn hay không.

Sư phụ giảng:

“Tất nhiên, tu tại tự kỷ, công tại sư phụ”. (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Cuối cùng tôi đã ngộ ra: “Đây không phải là chân ngã của tôi!” Làm sao tôi có thể đãng trí như vậy? Trước khi đi ngủ, tôi thường gọi to Sư phụ với sự thành tâm kính ngưỡng. Tôi chưa bao giờ có thái độ bất kính, vậy làm sao những tư tưởng đó lại là bản thân tôi được? Chỉ sau đó, tôi mới nhận ra đó chính là nghiệp tư tưởng.

Sư phụ giảng:

“Còn có một loại nghiệp lực lớn mạnh nữa, ảnh hưởng rất lớn đến người tu luyện, gọi là ‘nghiệp tư tưởng’”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

“Bởi vì ở không gian khác hết thảy đều có sinh mệnh, nghiệp cũng như thế. Khi một người muốn tu luyện chính Pháp, thì cần phải tiêu nghiệp. Tiêu nghiệp chính là tiêu diệt, chuyển hoá nghiệp ấy. Tất nhiên nghiệp lực không chịu, nên người ta sẽ có nạn, có trở lực”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Nghiệp tư tưởng là một con ma vô cùng ngoan cố ẩn sau mỗi con người và tranh đấu để tồn tại. Mục đích của nó là ngăn không cho họ tu luyện. Tôi khắc sâu những lời giảng của Sư phụ trong tâm:

“Nhưng đại đa số người ta có thể lấy tư tưởng chủ quan rất mạnh (chủ ý thức mạnh) để bài trừ nó, phản đối nó”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Mỗi khi nghiệp tư tưởng xuất hiện, tôi phủ định nó và biết rằng nó không phải là bản thân tôi. Những tư tưởng này ngày càng ít dần, và chúng hiếm khi xuất hiện lại. Trong quá trình thanh lý chúng, tôi cuối cùng đã ngộ ra rằng Sư phụ đã cố ý sử dụng ngôn ngữ không theo quy phạm kết cấu văn chương hiện đại để biểu đạt được nội hàm thâm sâu hơn.

Sư phụ giảng:

“Đứng tại tầng, từ góc độ, trong cảnh giới tư tưởng của người thường, [thì] lý giải không được những điều chân chính [trong ấy]”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Điều này quả là đúng! Tôi cũng ngộ ra rằng miễn là chúng ta chân tu, tầng thứ của chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở bề mặt. Mỗi khi chúng ta đề cao, Sư phụ sẽ ban cho chúng ta những gì đáng thuộc về chúng ta.

Giờ tôi đã nhận thức rõ ràng rằng tín Sư tín Pháp là bảo chứng căn bản duy nhất cho tu luyện của chúng ta. Nếu chúng ta không tín Sư tín Pháp, vậy chúng ta đang tu luyện cái gì? Và chúng ta tu luyện như thế nào? Nếu chúng ta dùng nhân tâm để đối đãi với Sư phụ và Đại Pháp, chúng ta sẽ không bao giờ vượt ra khỏi thế giới người thường được.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/14/393294.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/12/180294.html

Đăng ngày 07-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share