[MINH HUỆ 21-11-2019]

Tiếp theo Phần 2

Tác động của chủ nghĩa nhân văn

Nói đến giai đoạn lịch sử Văn nghệ Phục hưng thì không thể không nói đến chủ nghĩa nhân văn. Trên thực tế, “chủ nghĩa nhân văn” mà con người ngày nay nói đến thì không có định nghĩa thống nhất, bởi vì ở các thời đại khác nhau với bối cảnh văn hóa khác nhau đã xuất hiện những lý luận chủ nghĩa nhân văn khác nhau, trong đó có không ít quan điểm và lập trường xung đột lẫn nhau, thậm chí đối lập nhau. Khởi nguồn từ tiếng La-tinh cổ điển “Humanitas” hơn 2000 năm trước, đến thế kỷ 18 xuất hiện từ “Humanism”, trong quá trình đó đã trải qua rất nhiều những nhân tố các loại làm phong phú nội hàm của nó. Từ này truyền đến phương Đông, được người Nhật dịch thành “chủ nghĩa nhân văn”, sau đó người Trung Quốc áp dụng cách dùng của tiếng Nhật. Còn giới sử học thì quen với việc coi một loại trào lưu tư tưởng chú trọng quan niệm tự thân, trong thời kỳ thế kỷ 14 đến 16, khác với trào lưu tư tưởng thời Trung cổ, gọi là “chủ nghĩa nhân văn” trong lịch sử, có thể coi là trào lưu tư tưởng bao phủ trong thời kỳ Văn nghệ Phục hưng.

Thực tế, trong bài viết trước khi nói về “Bảy môn học nhân văn” thì đã bắt đầu nói đến những nhân tố của chủ nghĩa nhân văn rồi. Cũng có nghĩa là, chủ nghĩa nhân văn không phải vào thời kỳ Văn nghệ Phục hưng mới bắt đầu xuất hiện, mà cùng với sự phát triển lâu dài của lịch sử, trong quá trình các tôn giáo nguyên thủy từng bước đi đến mạt pháp, thì trường vật chất thuần chính thời kỳ đầu của nó dần dần bị trộn lẫn những dị chất nên bất tri bất giác bị phá hoại. Trong thời kỳ thành trụ của tôn giáo, do tác dụng năng lượng chính cường đại của tôn giáo nguyên thủy, các học thuyết, lý luận hỗn tạp khác trong xã hội tự nhiên sẽ không có năng lượng dao động chính niệm kiên định sau khi nhân tâm đã quy chính. Do càng ngày càng thiếu hoàn cảnh vật chất mà mọi người đàm luận, giao lưu, các học thuyết khác cũng tự nhiên im hơi lặng tiếng. Nhưng khi tôn giáo dần dần bị dị hóa, dần dần suy bại, sức ước thúc của tín ngưỡng, đạo đức đối với con người sẽ suy yếu, mọi người sẽ vì “tự do” mà hướng ngoại tìm, càng ngày càng tìm cầu những vật ngoại thân.

Nhưng đối với người có nền tảng tư tưởng yếu nhược mà nói, sự tiến bộ về vật chất luôn có nghĩa là mất đi về tinh thần, bởi vì nhân tâm sẽ bị những chấp trước đối với vật chất kiềm chế. Phát triển tiếp, sau khi hình thành quan niệm chủ nghĩa duy vật thì đối diện với sự hủy diệt tâm linh. Từ việc Giáo hội vì huy động vốn đã bán giấy chuộc tội để kiếm tiền, khiến cho tín ngưỡng bắt đầu bị thương mại hóa, sự suy bại của tôn giáo đã không thể tránh khỏi.

Dùng lời thông tục để hình dung, khi văn hóa tôn giáo nguyên thủy bị các nhân tố dần dần làm loãng đi, suy yếu, đến mức không che phủ được cả trường nữa, thì thế lực của các nhân tố khác sẽ tự nhiên xuất hiện, tấn công đại não con người, tạo thành một thời kỳ mới sôi nổi tự do tư tưởng văn hóa. Mà sự sôi nổi và tự do tư tưởng cũng sẽ dẫn đến hiện tượng tầng diện đạo đức dần sần suy bại. Đây cũng có thể nói là một sự tất nhiên của an bài lịch sử. Văn nghệ Phục hưng chính diện huy hoàng tráng lệ từng bước mất đi cùng với sự bại hoại của luân lý đạo đức phụ diện, thậm chí ngay cả Giáo hội cũng bị thế tục hóa về chính trị, kinh tế.

Ngày nay không ít người lầm tưởng chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Văn nghệ Phục hưng là chủ trương lấy con người làm gốc để đối kháng với Thần quyền và quyền giáo hội, thực tế không phải vậy. Ngược lại, do thời đó vẫn còn hoàn cảnh toàn dân tín Thần, mặc dù phong khí đạo đức đã bại hoại, nhưng không ảnh hưởng đến mọi người tin vào sự tồn tại của Thần. Do đó những học giả chủ nghĩa nhân văn đương thời về cơ bản đều là người theo Thuyết hữu Thần, hơn nữa đại đa số đều là tín đồ Thiên Chúa chính thức, không ai phản đối sự tồn tại của Thượng Đế, cũng không phản đối địa vị thống trị của Giáo hội La Mã. Do những người này có rất nhiều liên hệ mật thiết với Giáo hội Thiên Chúa, tuyệt đại đa số căn bản không tách ra khỏi Giáo hội, chí ít về hình thức cũng vẫn giữ sự trung thành đối với Giáo hội. Còn Giáo hội La Mã cũng có thái độ bảo vệ đối với chủ nghĩa nhân văn, bởi vì rất nhiều những học giả chủ nghĩa nhân văn đều ưa chuộng sự xa hoa và hưởng lạc, việc này cũng rất hợp khẩu vị những người thống trị Giáo hội đương thời.

Thời đó, Giáo hoàng và giáo sỹ cao cấp có rất nhiều tài sản đều thích sưu tầm cổ vật và tác phẩm nghệ thuật có giá trị, cũng rất sùng chuộng văn hóa cổ điển Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại. Các Giáo hoàng Nicolaus PP. V, Sixtus PP. IV, Leo PP. X đều là người tài trợ về kinh tế cho phong trào chủ nghĩa nhân văn. Rất nhiều văn nhân, nghệ thuật gia đều tiến hành các hoạt động sáng tác trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật dưới sự bảo trợ của Giáo hội. Ngay cả Francesco Petrarca mà giới học thuật ngày nay gọi là “Cha đẻ Chủ nghĩa Nhân văn” cũng được Giáo hoàng Avignon rất sủng tín, được thụ hưởng thu nhập mà Giáo hội cấp cho.

Có thể thấy, tín ngưỡng tôn giáo phương Tây từng bước đi đến suy yếu cũng là tự thân nó tạo thành. Hiển nhiên, những thứ mà tôn giáo Cơ Đốc nguyên thủy truyền là chính, mà những phương thức tu luyện Hy Lạp cổ đại lưu truyền lại cũng là chính, chỉ là con đường đi khác nhau, nhưng kết quả của việc để cả hai thứ đó cùng với nhau thì chính là lịch sử mà chúng ta đã thấy. Tu tâm vốn ban đầu đơn giản và thuần chính đã nhường vị trí cho thuật ngữ triết học rắc rối khó hiểu, và biện chứng kinh viện khiến nhân tâm mệt mỏi, những mong mỏi và sùng kính thành kính đối với Thần đã nhường chỗ cho lý luận Thần học rắc rối phức tạp, và những lễ nghi tôn giáo càng ngày càng hình thức bề mặt. Đến hôm nay, chân ngôn Thần Thánh của Thần Phật đã bị rất nhiều người coi là học vấn phong nhã, còn với những người theo Thuyết vô Thần thì coi đó là chuyện cười được lưu truyền lâu nay. Đây chính là giáo huấn sâu sắc của lịch sử dành cho nhân loại.

Lấy sử làm gương, trên con đường trở về với truyền thống, nhìn rõ hết thảy những điều này, dùng trí huệ lớn hơn để xem xét lịch sử và các trào lưu tư tưởng, thì mới có thể khiến chúng ta thực sự làm được phục hưng văn hóa truyền thống, quy chính bản thân.

Do hạn chế nội dung bài viết, không thể viết nhiều. Bài viết này cố gắng dùng ngôn ngữ thông tục luận thuật một chút mấy điểm có nhân tố tiêu biểu trong quá trình chuyển ngoặt lịch sử của văn hóa tư tưởng nhân loại, và một phần lý giải rất hữu hạn của người viết. Trên thực tế, các loại tình huống, các nhân tố các loại quá nhiều, sự thực vượt xa những điều nông cạn và bề mặt mà bài viết này luận thuật, vẫn còn rất nhiều những nhân tố quan trọng vô cùng phức tạp và những nội hàm to lớn khác chưa được viết ra. Do không muốn viết lịch sử mỹ thuật hoặc chuyên luận triết học đầy những thuật ngữ chuyên môn, ảnh hưởng đến những độc giả không chuyên môn, nên khi chỉnh sửa bài viết đã lược bỏ nội dung chuyên môn khá nhiều; đồng thời cũng có ý tránh những nội dung Thần học cụ thể như cải cách tôn giáo trong lịch sử.

Người trong thời đại trước đây, vì thân ở trong hoàn cảnh đó, nên trong một thời gian khó mà nhìn thấy sự ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc của những nhân tố như “bất nhị pháp môn”, “không cầu bên ngoài”… đối với sự tu hành, tín ngưỡng của con người và cả xã hội. Chỉ sau khi lịch sử đi qua, nhìn suốt cổ kim, thì mới có thể cảm khái sâu sắc tầm quan trọng của những điều các Giác Giả khi truyền Pháp, giảng Đạo đối với lịch sử và nhân loại như thế nào. Rất may ngày nay, bằng sự nỗ lực của rất nhiều người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chung vai gánh vác, văn hóa, nghệ thuật truyền thống, lại bắt đầu phục sinh, nhân tâm cũng theo đó mà đang được quy chính, tương lai cũng sẽ được quy chính đến một trạng thái thuần tịnh hơn, triển hiện sự huy hoàng của văn hóa Thần truyền chân chính.

(Hết)

Tài liệu tham khảo:

Arnaud Hu, 《 L’art et l’esprit de la Renaissance française 》, 2017

Claude Soret, 《 156 curiosités de Venise 》, 2006

Colin Jones, 《 The Cambridge Illustrated History of France 》, 1999

École du Louvre, 《 Histoire Générale de l’Art 》, 2006

Eric Dursteler, 《 A Companion to Venetian History, 1400-1797 》, 2014

Horst Waldemar Janson, 《 Histoire de l’art de la préhistoire à nos jours 》, 1962

Jacob Burckhardt, 《 La Civilisation en Italie au temps de la Renaissance 》, 1860

Jacques Barzun, 《 From Dawn to Decadence: 500 Years of Western Cultural Life, 1500 to the Present 》, 2000

Léonard de Vinci, 《 Traité de la peinture 》, 1651

Marc Venard & Anne Bonzon, 《 La religion dans la France moderne XVIe-XVIIIe siècle 》, 1998

Martin Kemp, 《 The Oxford History of Western Art 》, 2000

William Fleming, 《 Arts and Ideas 》, 1955

William Shakespeare, 《 Venus and Adonis 》, 1593


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/11/21/從一段藝術史看人類思想的變遷(3)-395750.html

Đăng ngày 04-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share