Bài viết của Kim Na, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ

[MINH HUỆ 02-08-2019] Trên con đường tu luyện, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đều có các nhận thức và chấp trước khác nhau. Thông qua bài chia sẻ này, tôi muốn chia sẻ nhận thức của bản thân về “Trân quý.”

Sư phụ đã giảng:

Hy vọng mọi người trân quý chính mình, trân quý người khác, trân quý hoàn cảnh này của chư vị. Trân quý con đường mà chư vị đi, đó chính là trân quý bản thân chư vị. (Thế nào là đệ tử Đại Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011)

Về đoạn Pháp trên, tôi ngộ rằng, đối với Sư phụ, sự đề cao và viên mãn trên con đường tu luyện của các đệ tử là quan trọng bậc nhất. Với các đệ tử, trong quá trình chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh và hoàn thành sứ mệnh là ở vị trí số một. Mặc dù những kẻ hành ác này không còn hung hăng như thời đầu của cuộc bức hại, nhưng các đệ tử Đại Pháp vẫn có nhiệm vụ phải hoàn thành trong khi tu luyện, cứu độ chúng sinh và hoàn thành sứ mệnh của mình. Do đó, tất cả chúng ta càng phải trân quý mỗi cơ hội được trao.

Trân quý mỗi chúng sinh mà chúng ta gặp

Qua các bài giảng của Sư phụ, chúng ta biết người trên trái đất hiện nay đều là những sinh mệnh đến từ cao tầng. Họ đã trải qua rất nhiều khó khăn trong khi chờ đợi Đại Pháp khai truyền, chờ đợi được Sáng Thế Chủ cứu độ. Tuy nhiên, qua thời gian quá lâu dài, một số đã mất phương hướng, tại nơi người thường cũng không còn ra dáng người nữa. Tuy nhiên, tất cả họ đều có lai lịch và đều đáng trân quý.

Năm nay, tôi đã làm việc tại một siêu thị nơi hầu hết nhân viên là người La Tinh, họ chỉ nói tiếng Tây Ban Nha. Do ngôn ngữ bất đồng, tôi cố gắng không nói chuyện với họ. Một buổi tối, sau khi hầu hết các nhân viên đã ra về, tôi đang làm việc một mình ở phía sau siêu thị, thì có một thanh niên trẻ tay cầm một con dao nhọn tiến đến chỗ tôi. Cậu ta đột nhiên quay sang và chĩa con dao về phía tôi. Tôi nghĩ rằng cậu ta đùa, nhưng khi nhìn thấy vẻ mặt sa sầm của cậu ta, tôi xuất niệm rằng cậu ta sẽ không dám động đến tôi. Tôi nhìn cậu ta và nói: “Không! Không!” Cậu ta từ từ rút tay lại, rồi quay người bỏ đi.

Ngẫm lại thấy sợ, tại sao tôi lại gặp phải sự tình này? Tôi hướng nội và nhận ra mình đã coi thường những người đồng nghiệp La Tinh, cảm thấy họ có nhiều thói quen xấu, như nói chuyện quá nhiều và quá to, v.v. Tôi không nghĩ tới việc họ từng là Vương từ những tầng thứ cao, cùng các đệ tử Đại Pháp đến thế gian này để kết duyên. Tôi không những không trân quý họ, mà còn bài xích họ, coi thường họ, nên tà ác mới tìm được sơ hở để tấn công!

Sau này, tôi đã chủ động giúp đỡ một đồng nghiệp trong công việc một chút. Thỉnh thoảng anh ấy lại đến nói chuyện với tôi với sự trợ giúp phiên dịch của một chiếc điện thoại thông minh. Tôi lo các đồng nghiệp không thể hiểu những gì tôi muốn nói, nên tôi vẫn chưa giảng chân tướng cho họ. Một ngày, khi tôi đang nghe nhạc của học viên Đại Pháp bằng tai nghe, người đồng nghiệp đó đã hỏi tôi nghe gì. Tôi cho anh ấy mượn tai nghe, khi anh ấy nghe, anh ấy mỉm cười và đưa ngón tay cái lên. Tôi nói với anh rằng đây là nhạc do các học viên Pháp Luân Đại Pháp sáng tác, anh ấy đã làm tư thế hợp thập, rồi hỏi tôi các câu hỏi như Đại Pháp và Cơ đốc giáo quan hệ thế nào, v.v.

Tôi tặng cho anh ấy một móc khóa hoa sen, và dạy anh ấy nói câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bằng tiếng Trung và tiếng Anh được viết trên móc khóa. Anh ấy nhớ rất rõ và đã nói lại với các bạn của mình. Không lâu sau, một vài nhân viên trẻ đã có thể nói câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bằng tiếng Trung. Thỉnh thoảng, khi họ gặp tôi, họ hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Đó có lẽ là câu tiếng Trung duy nhất mà họ biết, nhưng họ đã nói với niềm hạnh phúc chân thành của một sinh mệnh được đắc cứu. Giờ đây mỗi khi nhìn những bạn đồng nghiệp, tôi thấy họ thật hoạt bát và đáng yêu.

Trân quý duyên phận giữa các đồng tu

Các đệ tử Đại Pháp đã theo Sư phụ tầng tầng hạ xuống tam giới. Qua quá trình lịch sử lâu dài, trải qua các vai diễn khác nhau mà chúng ta kết được thánh duyên, điều đó vô cùng trân quý.

Tuy nhiên, do nhân tâm can nhiễu mà sẽ xuất hiện những xung đột. Khi mâu thuẫn đến, nếu chúng ta đối đãi với bản thân như là người tu luyện, hướng nội tìm, trân quý người khác và cũng trân quý duyên phận giữa các đồng tu, thì chúng ta có thể hoá giải mâu thuẫn, tiêu trừ gián cách, từ đó hình thành chỉnh thể.

Trong hơn 10 năm tu luyện, giữa tôi và các đồng tu không có mâu thuẫn lớn, do đó về phương diện này có lẽ còn chưa được ma luyện. Tuy nhiên, tu luyện là nghiêm túc. Chúng ta sẽ có khảo nghiệm, một quan cũng không thể thiếu.

Sư phụ đã giảng:

Tất nhiên, những khó khăn và mâu thuẫn sẽ không được báo trước cho chư vị; [nếu] nói cho chư vị biết hết, thì chư vị còn tu gì nữa? Chúng sẽ không có tác dụng. Thông thường chúng đột nhiên xuất hiện, [như thế] mới có thể khảo nghiệm tâm tính con người, mới có thể làm cho tâm tính con người thật sự đề cao lên, coi xem có thể giữ vững tâm tính hay không, vậy mới có thể xem rõ được; do đó những mâu thuẫn xảy đến không hề tồn tại ngẫu nhiên. (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Cách đây không lâu, vì chuyện nhỏ mà một học viên tức giận với tôi. Cô ấy thậm chí còn phớt lờ khi tôi chào. Tôi muốn tìm cơ hội nói chuyện, nhưng cô ấy không cho tôi cơ hội. Giai đoạn Thần Vận diễn xuất, khi gặp nhau tại phòng ăn, tôi nhiệt tình gọi nhưng cô ấy chỉ quay mặt bỏ đi. Tôi gửi lời chúc mừng năm mới qua điện thoại cho cô ấy, cô ấy trả lời bằng tin nhắn “Xin đừng làm phiền” và thông báo sẽ xoá số điện thoại của tôi. Lần sau gặp lại cô ấy, tôi nói: “Là lỗi của tôi, mong cô tha thứ.” Tuy nhiên cũng không tác dụng.

Tôi biết đây là quan phải vượt qua, nhưng không biết mình đã sai ở đâu. Tôi liền hướng nội tìm chấp trước. Thông qua học Pháp và chia sẻ với các học viên khác, tôi nhận ra tôi có tâm ỷ lại vào cô ấy khi làm các việc chứng thực Pháp. Tôi cũng nhận ra tôi không đủ từ bi. Năm ngoái khi học viên địa phương mang theo một học viên hơn 80 tuổi đi lại không linh hoạt tới Pháp hội, tôi đã nói: “Về sau đừng đưa bà ấy tới đây.”

Như vậy là không thiện. Học viên đó rất cao tuổi và đã phải nỗ lực rất nhiều để tham gia Pháp hội. Tôi nên giúp đỡ thay vì ngăn cản bà ấy. Mặc dù sự việc này đã xảy ra nhiều tháng trước, tôi vẫn không nhận ra bản thân có chấp trước này. Vì tôi coi thường người khác, nên giờ đây người khác coi thường tôi. Đó là để tôi nhận ra sự ích kỷ của bản thân. Khi ngộ ra được đạo lý này, tôi ngay lập tức chính lại bản thân và trừ bỏ tất cả những vật chất bất hảo trong tư tưởng. Hiện tại tôi đã khôi phục lại quan hệ bình thường với người học viên kia.

Trân quý môi trường tu luyện trên hệ thống gọi điện thoại giảng chân tướng

Hệ thống gọi điện thoại giảng chân tướng toàn cầu là một môi trường tốt cho chúng ta học Pháp, tu luyện và cứu độ chúng sinh. Tôi tham gia nhóm gọi điện thoại được năm năm, và rất trân quý môi trường học Pháp và chia sẻ tu luyện này. Trong suốt hai năm đầu, tôi chỉ nghe người khác gọi điện thoại và chia sẻ kinh nghiệm của họ. Tôi hiếm khi nói vì cảm thấy như thế thì ít bị áp lực hơn. Tuy nhiên, tu luyện là vấn đề nghiêm túc. Nếu mọi thứ đều thoải mái, không có áp lực gì thì đó không phải là tu luyện, cũng không thể đề cao.

Ba năm trước, tôi bắt đầu tự gọi điện thoại bên ngoài hệ thống. Tôi không dám gọi các cuộc gọi trên hệ thống. Sau này, khi phòng gọi điện thoại trực tiếp thứ hai được thiết lập, tôi bắt đầu gọi các cuộc gọi có phạm vi nhỏ trong phòng đó. Không lâu sau, người điều phối nói rằng phòng thứ nhất đang thiếu học viên. Cô ấy đã quyết định xếp lịch cho tôi trong phòng thứ nhất. Thời điểm đó, mặc dù không được tự tin lắm, nhưng vì nhu cầu hoạt động của hệ thống, tôi vẫn đồng ý không chút do dự, mỗi tuần trực một lần, gắng gượng hoàn thành tốt công việc.

Không lâu sau, một điều phối khác nói với tôi rằng anh ấy cần người trực ca đêm cùng ngày, và hỏi tôi có thể làm không. Một lần nữa, để hệ thống có thể vận hành bình thường, tôi đã đồng ý.

Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm. Tôi bắt đầu các cuộc gọi vào lúc 5 giờ 30 sáng, kết thúc vào 8 giờ 30 sáng. Sau đó, tôi vội vội vàng vàng đi làm, nhưng phải rời khỏi nơi làm sớm để đến ca trực đêm đúng giờ, việc học Pháp và luyện công vì thế mà cũng không được đảm bảo.

Vài lần tôi muốn nói với người điều phối để bỏ bớt ca trực, nhưng khi nghĩ tới những trách nhiệm của mình, lại không mở miệng ra được. Cứ như vậy, mà kiên trì làm việc được hơn một năm cho tới nay.

Sau đó, người điều phối nói với tôi rằng còn hai vị trí đang thiếu người, hy vọng rằng tôi có thể giúp. Tôi cũng đồng ý. Vậy là cuối cùng, tôi trực bốn ca một tuần. Tuy rằng vất vả, nhưng khi nghĩ về tất cả những sinh mệnh đáng quý đã được cứu độ trong suốt những năm qua, tôi cảm thấy hạnh phúc và nó xứng đáng với công sức mà tôi đã bỏ ra.

Có lần tôi nghĩ đến việc chuyển sang một hệ thống khác. Đêm đó, khi tôi quyết định lên hệ thống đó để nghe một chút, mọi thứ trên màn hình máy tính của tôi đều ngừng hoạt động. Tôi cảm thấy lạ là tại sao chúng đột nhiên bất động. Đột nhiên tôi hiểu ra, tôi không nên rời khỏi hệ thống gọi điện thoại hiện có. Tôi vội vàng nhận lỗi với Sư phụ: con đã sai, con sẽ không rời khỏi hệ thống này. Rất nhanh, máy tính của tôi lại khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường.

Trải nghiệm này đã tác động sâu sắc tới tôi. Vào thời điểm mấu chốt trong Chính Pháp này, vị trí của mỗi học viên đã được xác định. Chúng ta không thể tùy ý thay đổi, tùy ý lựa chọn. Rời khỏi sẽ khiến vị trí này bị trống, điều đó sẽ gây xáo trộn. Do đó, tôi an tâm ở lại hệ thống hiện tại.

Vượt qua khảo nghiệm này, các khảo nghiệm khác lại theo nhau tới. Một thời gian trước, có một số nâng cấp trên hệ thống và tôi được giao nhiệm vụ đứng đầu một trong các khung thời gian. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc đảm nhận vị trí này, và cảm thấy đây sẽ là một thử thách.

Dù không có kinh nghiệm nhưng tôi vẫn quyết định sẽ thử. Trong tuần đầu tiên, các học viên phối hợp với nhau rất tốt. Tuy nhiên sang tuần thứ hai, một học viên đã thay đổi lịch làm việc và không có người làm vào khung giờ của anh ấy. Một học viên nữa cũng xin nghỉ không thể tới. Do vậy chúng tôi chỉ còn lại ba học viên thay vì năm người như đã yêu cầu.

Khi chúng tôi thực hiện những cuộc gọi đầu tiên, máy tính của một học viên bị trục trặc, chỉ còn lại tôi và một học viên mới. Tôi nghĩ, thậm chí nếu hôm nay chỉ còn lại mình tôi, tôi sẽ tiếp tục và hoàn thành công việc của khung thời gian này. Tôi sẽ không để tà ác có cơ hội can nhiễu tới khung thời gian này.

Sư phụ đã giảng:

Tà ác không dám phản đối việc giảng rõ chân tướng và cứu độ chúng sinh, điểm then chốt là ở chỗ tâm thái khi làm công tác không có sơ hở cho chúng dùi vào. (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002)

Nhanh chóng lại có các học viên bổ sung vào các khung thời gian, và mọi việc lại hoạt động bình thường.

Trên đây là những thể ngộ cá nhân của tôi. Xin hãy từ bi chỉ ra nếu có gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/2/390918.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/22/179007.html

Đăng ngày 31-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share