[MINH HUỆ 19-6-2005] Ngày 16 tháng Sáu 2005, sau khi chịu đựng sự bức hại tàn bạo, Cô Cao Dung Dung (Gao Rongrong), 37 tuổi, qua đời trong phòng cứu cấp của Bệnh viện Đại học Y khoa Trung quốc, tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liễu Ninh. Theo thống kê của mạn lưới Minh Huệ Net (www.minghui.org), Cô Cao Dung Dung là học viên Pháp luân Đại Pháp thứ 54 bị tra tấn đến chết tại thành phố Thẩm Dương. Thể xác cô Cao hiện đang tại nhà quàng Wenguantun tại thành phố Thẩm Dương. Các kẻ khủng bố đang áp lực gia đình cô để thiêu lẹ cơ thể của cô hầu tiêu hủy mọi chứng cớ tội lỗi của chúng.

Những người đào nhiệm khỏi ĐCSTQ đã minh chứng sách lược ‘Học viên mà bị chết trong khi bị cầm tù sẽ được kể như là tự vẫn’

Trong sáu năm qua, mạn lưới Clearwisdom đã phơi bày sách lược khủng bố của chế độ Giang “Huỷ hoại danh tiếng của họ, cắt đứt nguồn tài chánh của họ, và tiêu hủy thân thể họ” và nhiều những trường hợp chết và bị thương là kết quả của sách lược đó.

Một viên chức cao cấp trước đây của Văn phòng Công An ĐCSTQ, sống tại Canberra, Úc châu, đang lẩn trốn, lo sợ cho sự an ninh của các thân nhân ông tại Trung quốc, sau khi ông quyết định từ bỏ hàng ngủ. Ngày 9 tháng Sáu, 2005, ông ta yêu cầu luật sư, Ô. Collaery, tiết lộ những sự tra tấn mà chính mắt ông được chứng kiến trong hệ thống Công an của Trung quốc. Thể theo báo cáo của Úc châu Hiệp Hội Báo chí ngày 9 tháng Sáu, vị viên chức trước đây của ĐCSTQ chứng minh rằng ông đã nhìn thấy học viên Pháp Luân Đại Pháp bị tra tấn đến chết bên trong sở cảnh sát nơi mà ông ta thường làm việc. “Ông ta nghe những tiếng đánh đập tàn bạo không ngừng, chạy đến để ngưng nó, nhưng được bảo rời đi. Ông ta phải đi lùi trở lên lầu. Lương tâm của ông ta bị ảnh hưởng trầm trọng bỡi vụ này và ông ta không thể ngưng không nghĩ về nó. Ông đi xuống lầu và nói, ‘Hãy ngừng tay!’ Sau này, ông ta nhìn thấy người học viên Pháp Luân Đại Pháp này bị đánh đến chết. “Ông ta nhìn thấy cái đầu trọc của người đàn ông rơi xuống từ cái ghế. Hai chân gian ra, và rõ ràng là người này đã bị chết. Ông ta rất kinh hoàng sau khi chứng kiến vụ này.”

Viên chức Chánh trị của Lãnh sứ quán Trung quốc trước đây, Chen Yonglin, mà gần đây bỏ hàng ngủ Lãnh sứ quán Trung quốc tại Sydney, Úc châu, nói, “Tin tức các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị tra tấn đến chết tại Trung quốc được giữ bí mật, vì thông thường các học viên bị tra tấn đến chết này bị gọi tên là ‘tự tử’. Loại tin tức này được giữ tuyệt đối bí mật.

Gương mặt của cô Cao Dung Dung bị phá hủy bỡi những cây điện giựt


Photo 1. – Học viên Pháp luân Công Cô Cao Dung Dung, một kế toán viên tại Luxun Đại học Mỹ thuật thành phố Thẩm Dương


Photo 2 & 3. Ngày 7 tháng Năm 2004, gương mặt của Cao Dung Dung bị đầy những dấu cháy nám bỡi những cây giựt điện. Các hình ảnh này được chụp mười ngày sau cuộc tra tấn.

Học viên Pháp Luân Công cô Cao Dung Dung, một kế toán viên tại trường Đại học Mỹ nghệ Luxun tại thành phố Thẩm Dương, bị các viên chức vô pháp luật bắt cóc tháng bảy 2003, và mang đến Trại lao động cưỡng bách Longshan. Chiều ngày 7 tháng năm 2004 vào lúc 3:00 giờ chiều, Cô Cao Dung Dung bị gọi đến văn phòng bỡi tên cai tù trưởng Tang Yubao (đàn ông) và Jiang Zhaohua (đàn ông). Hai người này châm điện cô trong gần bảy tiếng đồng hồ với những cây điện. Mặt cô Cao bị phá hủy trầm trọng, và đầy những dấu phỏng. Làn da cháy của cô bị dín vào tóc và máu của cô, và mắt của cô gần như không thấy đường do gương mặt bị sưng húp. Miệng của cô bị sưng trầm trọng và các tù nhân trong cùng phòng giam khó nhìn ra cô khi cô bị gữi trả về đó. Bức hình thứ hai và thứ ba bên trên cho thấy cô ta sau khi các dấu phỏng khô mặt và dấu sưng sộp. Trên mặt cô ta một vài chỗ có các dấu thẹo rất dầy, cho thấy các dấu cháy rất trầm trọng. Nhiều dấu phỏng và chỗ bị cháy chồng lên nhau do vì những cú giựt điện lập đi lập lại cùng một chỗ.

Chiều ngày 7 tháng năm 2004, sau khi bị châm điện trong bảy giờ, Cô Cao nhảy từ tầng lầu thứ hai cữa sổ văn phòng cảnh sát, vì cô không còn chịu nỗi sự tra tấn tàn bạo. Từ cuộc nhảy lầu này cô bị gảy hai xương hông, một chân trái gảy, và xương gót chân mặt gảy. Trại lao động cưỡng bách gỡi cô đi Bệnh viện Quân đội Thẩm Dương, và sau này cô bị mang đến Bênh viện Cảnh sát thành phố Thẩm Dương. Ngày 18 tháng Năm 2005, gia đình cô yêu cầu cô được chuyển đến Bệnh viện số 1 Đại học Y khoa Trung quốc. Cô nằm tại phòng #0533 tầng lầu năm của bệnh viện nơi chỉnh sửa cơ thể (?orthopedics). Nhưng các bác sỹ không thể mổ cô lúc bấy giờ vì cô quá yếu.

Trước khi cô Cao Dung Dung bị tra tấn, có hai học viên Pháp Luân Đại Pháp khác, cô Wang Xiuyuan và cô Wang Hong, bị tra tấn trầm trọng tại trại lao động cưỡng bách, và cả hai đều bị chết trong một vài ngày sau khi được thả ra.

Cô Cao Dung Dung được cứu thoát sau khi bị theo dõi trong năm tháng tại nhà thương

Ngày 9 tháng Tám 2004, sau hơn ba tháng bị đau đớn cùng cực, cô Cao Dung Dung bị ra máu trong nước tiểu, không ăn hoặc uống được, không nhắm mắt được, và bị ốm yếu trầm trọng. Bác sỹ nói cô sắp chết, nhưng Sở Công lý thành phố Thẩm Dương (cơ quan điều khiển trại lao động cưỡng bách Thẩm Dương) từ chối không cho phép thả cô rời bệnh viện. Họ nói rằng mạng sống của cô đang nguy hiễm, các bác sỹ phải cứu cô, nhưng họ sẽ không để cô đi về nhà cho dù cô bị chết.

Trong năm tháng mà cô Cao Dung Dung nằm trong phòng 0533 tại nhà thương, cô luôn bị theo dõi. Cảnh sát không cho phép cô nhận điện thọai gọi, và họ kiểm sóat tất cả thư từ của cô. Ai muốn vào thăm cô phải được phép của trưởng Sở công lý thành phố Thẩm Dương. Không ai được phép gọi điện thoại từ phòng 0533. Các đồ đạt mà gia đình cô mang đến cho cô đều bị cảnh sát kiểm soát.

Ngày 5 tháng Mười 2004, một nhóm nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp cứu thóat được cô Cao Dung Dung ra khỏi được bệnh viện một cách mầu nhiệm, và tiết lộ hình ảnh của cô cho thế giới. Điều này khiến những kẻ làm ác kinh hoàng sợ hãi.

La Cán (Luo Gan) đích thân tổ chức chương trình khủng bố

Các viên chức cảnh sát bỏ lơ những kẻ tội phạm mà đã tra tấn cô Cao Dung Dung dưới sự thúc bách của lính canh. Họ gọi sự trốn thoát của Cô Cao là ‘Trường hợp số 26’, Tới lúc này trưởng hệ thống Phòng 610 Luo Gan đích thân điều khiển chương trình khủng bố tiếp tục. Dưới sự điều động của Luo Gan, Hội đồng công lý chính trị của ĐCSTQ tỉnh Liễu ninh, sở công tố viện, Sở Công lý, và sở Cảnh sát hợp cùng nhau để che đậy tin tức về trường hợp cô Cao Dung Dung. Các học viên mà bị cho rằng có dính liếu với cuộc giải cứu cô Cao đều bị đánh đập và tra tấn tàn nhẫn. Một người trong hệ thống công lý nói, “Luo Gan cho lệnh. Y nói rằng vụ này (cô Cao bị tra tấn tàn nhẫn bị tiết lộ) có quá nhiều liên quan quốc tế. Chúng ta cần phải giải quyết nó một cách cẩn thận từ giờ (cho thấy rằng sự khủng bố về sau này phải được thực hiện một cách bí mật).”

Kể từ đó, sở Cảnh sát thành phố Thẩm Dương, Đội Công An dùng tất cả tài nguyên của họ để nghe lóm những đường giây điện thọai, và theo dõi, điều tra, và đi theo các học viên Pháp Luân Đại Pháp địa phương. Ông Feng Gang và nhóm học viên Pháp Luân Đại Pháp mà giúp cứu cô Cao Dung Dung đều bị bắt và bị cầm tù tại một lớp tẩy não tổ chức tại trại lao động cưỡng bách Zhangshi tại thành phố Thẩm Dương. Được biết rằng ông Feng Gang bị gữi đi Bệnh viện Masanjia sau khi ông này tuyệt thực trong 13 ngày. Tình trạng của ông hiện tại là đang bị điều tra. Một học viên khác mà tham gia cuộc cứu thoát này, Ông Sun Shiyou, cũng bị bắt. Các viên chức tại Đội Cảnh sát Hình sự Tiexi đã đánh ông ta tàn bạo, và chích điện với cây điện những chỗ kín của ông. Họ la lớn, “Châm điện nó những chỗ khác để lại dấu tích có thể thấy (như là trên mặt cô Cao), vậy chúng ta châm điện giựt những nơi kín của mầy!” Họ cũng ghim những cây kim dài dưới móng tay của ông. Mẹ vợ của ông Sun, vợ ông, và chị vợ của ông cũng đang bị giữ trong lớp tẩy não tại Trại lao động cưỡng bách Zhangshi.

Cô Cao Dung Dung bị bắt lại và chết vì suy nhược

Từ ngày 6-9 tháng ba 2005, Cô Cao Dung Dung bị mất tích sau khi bị bắt lại. Chúng tôi biết rằng cô ta bị bắt ngày 6 tháng ba 2005. Cô Cao tuyệt thực từ đó để phản đối cuộc khủng bố. Ngày 6 tháng sáu, cô bị mang đi từ Trại lao động Cưỡng bách Masanjia đến Bệnh viện Đại học Y khoa.

Ngày 10 tháng sáu 2005, cha mẹ Cô Cao Dung Dung đi trại lao động cưỡng bách Masanjia để yêu cầu thả cô ra. Giám đốc Wang (nam, trước kia là trưởng của Văn phòng Giám đốc) không nói với cha mẹ cô biết rằng cô đã bị gữi đi bệnh viện, mà nói với họ, “Chúng tôi từ đầu không muốn nhận cô ta. Các chức trách cao cấp buộc chúng tôi. Đó là tùy nơi các cấp trên quyết định rằng chư vị có được phép đi viếng thăm cô ta hay không hoặc nếu cô ta có phải được thả ra hay không.”

Ngày 12 tháng sáu 2005, cha mẹ cô Cao Dung Dung cuối cùng nhận được thông cáo rằng họ có thể đi thăm cô trong bệnh viện. Họ chạy đến bệnh viện nhưng khi họ đến nơi thì cô Cao đã qua đời, nôi tạng của cô đều bị cắt mổ, và cô thở qua một cái máy. Cô chỉ còn da và xương lúc bấy giờ. Các bác sỹ nói với họ, “Tình trạng của cô đã đến lúc nghiêm trọng.” Một tên lính của trại lao động cưỡng bách Masanjia nói rằng, “Cô ấy còn có thể nói chuyện khi mới đến nơi này.”

Những người chứng kiến nói rằng có nhiều người lạ mặt trông chừng mỗi cữa phòng và cữa vô ra của bệnh viện. Nhiều công an chìm và nổi thường hỏi nhau, “Chừng nào nó sẽ chết?” Các viên chức Trại lao động cưỡng bách Masanjia cũng từ chối cho cô thuốc men đúng đắn. Chỉ dưới sự yêu cầu của gia đình cô mà người bác sỹ gia tăng phần ăn cấp dưỡng cho cô.

Ngày 16 tháng sáu 2005, Cô Cao Dung Dung chết trong phòng cấp cứu của Bệnh viện Đại học Y khoa, vào tuổi chỉ mới 37. Cái chết của cô là một món nợ máu khác mà Giang trạch Dân và chế độ của y mắc với học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tất cả những kẻ đã tham gia vào cuộc khủng bố này sẽ cuối cùng phải gặp quả báo vì những việc làm xấu của họ.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/6/19/104419.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/6/20/62065.html.

Đăng ngày 30-6-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share