Bài viết của một học viên Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-04-2019] Gia đình tôi sống ở nông thôn nhưng chúng tôi vẫn mua một căn hộ chung cư trong thành phố. Chúng tôi đã để trống căn hộ đó trong hai năm vì chồng tôi không muốn chuyển đến sống ở đô thị. Một phần vì anh ấy cảm thấy không khí ở nông thôn trong lành hơn và còn phải trông coi đất đai hương hỏa của gia đình, phần nữa vì ở làng anh ấy quen biết hết mọi người trong khi lại không quen biết ai ở thành phố. Vì thế, cuối cùng tôi đã chuyển lên thành phố một mình. Một thời gian sau, chồng tôi cũng chuyển đến sống cùng tôi vào mùa đông.

Con cái chúng tôi đã kết hôn và dọn ra ở riêng. Với sự giúp đỡ của các đồng tu, tôi đã thành lập một điểm sản xuất tài liệu Đại Pháp. Buổi sáng, tôi ra ngoài cùng đồng tu giảng chân tướng, buổi chiều, chúng tôi học Pháp cùng nhau. Khi chồng tôi ở nhà, anh ấy không phản đối các học viên đang ở đó. Đôi lúc tôi quá bận rộn không còn thời gian làm việc nhà và nhờ chồng tôi giúp. Thông thường thì anh ấy sẽ đồng ý phụ giúp tôi một ít việc nhà.

Vào mùa đông, khi chồng tôi lên thành phố ở cùng tôi, tôi rất vui và nghĩ rằng bây giờ tôi đã có chồng phụ giúp việc nhà khi tôi ra ngoài giảng chân tướng. Nhưng mọi việc không như tôi nghĩ, anh ấy không phụ giúp tôi việc gì mà chỉ suốt ngày nằm dài trên ghế sofa xem tivi.

Chúng tôi ít khi nói chuyện với nhau, nhưng khi nói chuyện thì anh ấy thường mắng mỏ và tỏ thái độ không tốt với tôi. Dần dần, tâm tôi ngày càng cảm thấy nặng nề hơn. Thỉnh thoảng tôi cũng hướng nội để tìm ra vấn đề thiếu sót của mình nhưng không có hiệu quả.

Có lần, tôi nhờ anh ấy lau sàn nhà, nhưng khi anh ấy vừa lau xong thì tôi bảo rằng sàn nhà vẫn chưa sạch. Anh ấy liền mắng tôi: “Cô đừng có mà chê này chê nọ, nếu không tôi sẽ về quê không ở đây nữa.” Tôi liền đấu dịu và không để ý đến lời nói của anh ấy nhưng trong tâm vẫn tự hỏi tôi đã làm gì sai và tại sao anh ấy lại có thái độ như vậy? Thỉnh thoảng tôi không nhịn được nên cũng cự lại anh ấy vài câu.

Khi chia sẻ cùng đồng tu, tôi nói rằng chồng tôi không chịu giúp tôi làm bất kỳ công việc gì trong nhà. Một đồng tu nói: “Chúng ta là người tu luyện. Chẳng phải đó là cơ hội để chị đề cao hay sao?” Đúng thế, nếu người tu luyện không gặp mâu thuẫn, mọi người ai với ai cũng tốt, thì làm sao chúng ta có thể tu luyện? Làm sao chúng ta có thể đề cao? Chồng tôi đang giúp tôi đề cao, tôi đã không cảm ơn mà còn đỗ lỗi cho anh ấy.

Sau đó, tôi học Pháp nhiều hơn và hướng nội. Tôi đã tu luyện nhiều năm, nhưng vẫn còn các chấp trước như tâm tật đố, oán hận, xem thường người khác, căm phẫn bất bình và vị tư. Nhưng mỗi khi xuất hiện vấn đề thì tâm tôi lại bị các quan niệm người thường dẫn động. Rất nhiều quan niệm được hình thành là do tôi không nghiêm khắc chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp. Tôi muốn tu chính bản thân dựa trên các nguyên lý của Đại Pháp. Những chấp trước này không phải là tôi, và tôi không muốn có chúng.

Sư phụ giảng:

“[Nếu] thông thường toàn tâm của chư vị luôn hoà ái từ bi như thế, [thì] khi đột nhiên xuất hiện vấn đề, chư vị sẽ có thêm một khoảng hoà hoãn, [để] cân nhắc thêm.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Sau khi học Pháp và tu sửa tâm tính, tôi đã có cải biến rất nhiều. Tôi thể hiện thái độ tốt đối với chồng, thậm chí mỗi ngày còn chuẩn bị cả nước rửa chân cho anh ấy. Bầu không khí ở nhà không còn căng thẳng nữa. Thỉnh thoảng anh ấy hát nghêu ngao và đã chủ động làm một số việc nhà như nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa. Anh ấy còn khuyên tôi: “Trời đang lạnh dần rồi, em nên mặc thêm áo ấm.”

Sức khỏe của chồng tôi không được tốt và anh ấy mắc các bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Tôi luôn muốn anh ấy tu luyện Đại Pháp. Một lần, khi đang học Pháp, tôi nói với anh ấy: “Chúng ta cùng nhau học Pháp nhé.” Anh ấy nói: “Một mình em học thôi.” Tôi nói: “Học một mình thì em dễ buồn ngủ, nếu anh học cùng thì em sẽ không buồn ngủ nữa.” Anh ấy nói: “Vậy thì anh sẽ học cùng em.”

Vậy là hàng ngày chồng tôi đều học Pháp cùng với tôi nhưng anh ấy không chịu luyện công. Tôi nói với anh ấy: “Nếu anh luyện công vào sáng sớm, thì ban ngày không cần phải ra ngoài tập thể dục nữa.” Anh ấy đồng ý và bắt đầu luyện các bài công pháp cùng tôi. Cảm tạ Sư phụ đã cho chồng con bước vào con đường tu luyện Đại Pháp.

Một buổi sáng sau khi luyện xong bài bài tĩnh công, tôi hỏi anh ấy: “Sao anh không ngồi song bàn? Anh bị đau hay sao?” Anh ấy nói: “Không đau, nhưng tâm của anh không tĩnh lại được, anh suy nghĩ đủ thứ.” Tôi nói: “Nếu nó lại xảy ra nữa, anh hãy tự nói với mình rằng: Ngươi không phải là ta, ta không muốn nghĩ về ngươi, ngươi không phải là ta.” Khi tôi vừa nói xong, anh ấy liền quát lên: “Em im đi!” Tôi nhìn anh ấy và tự hỏi tại sao anh ấy lại nổi đóa lên với tôi như thế? Trong tâm tôi rất giận anh ấy.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì nghiệp lực rơi vào ai thì người đó thấy khó chịu; đảm bảo là như vậy.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Chồng tôi đang giúp tôi đề cao tâm tính. Tôi ngộ ra rằng mình nên hướng nội, tu bản thân, và không nên đổ lỗi cho anh ấy. Tôi nên cảm ơn anh ấy.

Một lần, chúng tôi chung nhau một cuốn sách để học Pháp. Khi đến lượt tôi đọc, thì tâm trí anh ấy trở nên lơ đãng và cầm lấy chiếc ghế đẩu lên và nhìn nó. Tôi nói: “Chúng ta đang học Pháp mà, anh đang không tập trung đó.” Ngay lập tức anh ấy xoay qua tôi và nói: “Chẳng lẽ vì thế mà anh không nghe được sao? Thôi, anh không học nữa, em tự học đi.” Nói xong anh ấy bỏ đi để tôi ngồi lại một mình.

Trong tâm tôi cảm thấy vô cùng khó chịu và tự hỏi đã xảy ra chuyện gì. Tôi hướng nội. Chẳng phải thỉnh thoảng tôi cũng làm điều tương tự khi đang học Pháp hay sao? Tôi nhận ra rằng mình cần phải học Pháp nhiều hơn. Tôi cố hướng nội sâu hơn để tìm ra các chấp trước và loại bỏ chúng.

Một hôm chồng tôi bảo rằng, khi luyện công, anh ấy cảm thấy tim mình chuyển động từng chút từng chút một và Sư phụ đã ban cho anh ấy một trái tim mới. Anh ấy từng có sức khỏe kém. Vì lần đột quỵ trước đó mà anh ấy phải nhập viện vào mỗi mùa xuân. Bây giờ anh ấy có sức khỏe tốt, huyết áp bình thường mà không cần phải uống thuốc, anh ấy trông rất khỏe mạnh và đã tìm được việc làm trong thành phố.

Chồng tôi đã thay đổi và gương mặt luôn nở nụ cười. Anh thường kể về những chuyện xảy ra ở nơi làm việc và giúp tôi nấu ăn. Khi có thời gian, anh ấy giúp tôi tập hợp các cuốn sách “Mục đích cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản” bằng cách cắt giấy, đóng sách, xếp sách vào các thùng giấy, hoặc mài lưỡi cắt giấy. Anh ấy cũng sửa máy cắt giấy mỗi khi nó bị hư. Vậy là anh ấy đã tự nguyện tham gia vào hạng mục làm sách của chúng tôi.

Tôi nói với chồng tôi rằng: “Anh đã thay đổi.” Anh ấy nói: “Vì em đã thay đổi nên anh cũng thay đổi.” Cảm tạ Sư tôn. Chính Đại Pháp đã cải biến tôi và chồng tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/4/372977.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/5/179192.html

Đăng ngày 20-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share