[MINH HUỆ 13-08-2019]

Tiếp theo Phần 8

Điều gọi là “thiên mệnh mỹ thường” ý nói rằng Trời cao ở bên trên, không gì không làm được. Trời có thể giao phó thiên mệnh cho một vương triều, cũng có thể thu hồi lại nó và giao phó cho một vương triều khác. Vậy nên thiên mệnh không phải là vĩnh hằng, mà có thể thay đổi chuyển dịch.

Người nhà Chu xem sự thay đổi chuyển dịch của thiên mệnh là không ngẫu nhiên mà là tùy ý, hoặc là có nguyên nhân và gốc rễ. Vậy nguyên nhân và gốc rễ dẫn đến, quyết định thay đổi chuyển dịch thiên mệnh rốt cuộc là gì? Mặc dù quyền lực thay đổi chuyển dịch thiên mệnh thuộc về thượng thiên chứ không phải nằm trong tay quân vương; nhưng thái độ của quân vương đối với Trời, hoặc nói quân vương có kính trọng Trời hay không, những điều này không tránh khỏi trở thành nguyên nhân và gốc rễ dẫn khởi và quyết định sự thay đổi chuyển dịch thiên mệnh. Kính Trời thì quân vương có thể được thiên thượng bảo hộ, nhận được và bảo tồn thiên mệnh, vương triều sẽ kéo dài. Không kính Trời thì quân vương sẽ chịu sự trừng phạt của thượng thiên, mất đi thiên mệnh, vương triều sẽ tiêu vong.

Trong “Thượng Thư, Cam Thệ” có ghi chép:

Trước khi thảo phạt Hỗ thị, Hạ Khải đã triệu tập các vị tướng lĩnh của lục quân phát lệnh động viên chiến tranh.

Ông ta nói: “Các vị tướng sĩ lục quân, ta tuyên bố rằng: Hỗ thị đi ngược với thiên ý, xem nhẹ ngũ hành Kim mộc thủy hỏa thổ, dám buông bỏ lịch pháp mà chúng ta ban bố. Vì thế mà thượng thiên phải đoạn tuyệt vận mệnh của họ. Hiện nay ta chỉ chấp hành theo thiên ý mà trừng phạt họ.”

Có thể thấy, vốn dĩ thượng thiên phải trừng phạt Hỗ thị bởi vì họ phạm thiên ý, không biết kính Trời.

Trong “Thượng Thư, Trọng Hôi Chi Cáo” có ghi chép:

Sau khi Thương Thang thay thế Hạ Kiệt, lúc giải thích nguyên nhân nhà Hạ diệt vong đại thần Trọng Hôi đã nói rằng: “Vua Hạ có tội, lừa dối thượng thiên, xem thường thiên mệnh mà sát hại bách tính, không biết kính Trời, phạm vào đại tội.”

Như vậy, vì sao nhà Thương tiêu vong? Trong “Thượng thư, Thái Thệ” có ghi chép:

Lúc Võ Vương phạt Trụ nói với các lộ chư hầu rằng: “Nay Ân Trụ Vương nghe theo lời của nữ nhân, tự tuyệt mệnh trời, vậy nên Cơ Phát ta phải cung kính chấp hành theo thiên ý trừng phạt ông ta.”

“Dật Chu Thư” cũng viết rằng: Lúc Võ Vương thảo phạt quy tội cho Trụ Vương có ý là, vua Thương Đế Tân không tế Thượng Đế, nhục mạ thần linh nghiêm trọng, Võ Vương phạt trụ là vì để tôn trọng thiên mệnh. Có thể thấy rằng điều dẫn đến sự tiêu vong của nhà Thương chính là không kính Trời.

Chính vì vậy, bậc hiền tướng Trọng Hôi của Thương Thang đã nói ra đạo lí: “Khâm sùng Thiên Đạo, vĩnh bảo thiên mệnh” (trích “Thượng Thư, Trọng Hôi Chi Cáo”)

Ý tứ là chỉ có cung kính hướng về Trời thì mới có thể vĩnh viễn bảo tồn được mệnh. Đây cũng là một nội dung mới mẻ của “thiên mệnh quan” thời nhà Chu so với tiền nhân.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/8/13/390469.html

Đăng ngày 18-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share