[MINH HUỆ 09-08-2019]

Tiếp theo Phần 6

Mặc dù ”thiên mệnh quan” thời đại thượng cổ nhấn mạnh Trời và chí cao vô thượng của thiên mệnh, nhưng người xưa nhận thức về mối quan hệ giữa thiên mệnh và vương quyền không phải lúc nào cũng như nhau. Đặc biệt là thuận theo việc nhà Thương suy vong nhà Chu hưng thịnh, “thiên mệnh quan” truyền thống lại càng phát sinh biến hóa rõ ràng.

Vào thời nhà Thương, “thiên mệnh quan” của đế vương lấy sự thường hằng làm chủ, cơ bản cho rằng thiên mệnh không thể cải biến. Tuy nhiên đến cuối thời nhà Thương, tư tưởng truyền thống này đã có dấu hiệu phát sinh biến hóa.

Theo ghi chép của “Thượng thư, Tây Bá kham lê”:

Thời kỳ cuối nhà Thương, Thương Trụ Vương hoang dâm vô đạo, dân chúng lầm than. Các bộ lạc ở phía Tây dưới sự trị vì của Chu Văn Vương ngày càng lớn mạnh, thế lực thâm nhập vào lãnh thổ Trung Nguyên, đe dọa nghiêm trọng đến an nguy của chính quyền nhà Thương.

Quan đại thần Tổ Y vì thế mà vô cùng lo lắng, hướng đến Trụ Vương khuyên can: “Thiên tử, ông Trời đã đoạn tuyệt Ân mệnh … Không phải là tiên vương không bảo hộ hậu duệ chúng ta, chỉ là vua tôi bị mê hoặc mà tự mình tuyệt diệt cho nên ông Trời mới buông bỏ chúng ta …” (ý tứ là thượng thiên đã không còn giao phó thiên mệnh cho người Ân, đây không phải là tiên vương không bảo hộ nữa, chỉ là đại vương Ngài trầm mê tửu sắc, buông lơi mà tự đoạn tuyệt với Trời; vậy nên ông Trời mới buông bỏ chúng ta.)

Đối với lời nhắc nhở của Tổ Y, Trụ Vương tuyệt nhiên không nghe thấy, ngược lại ông ta còn cuồng vọng tuyên bố: “Ô hay! Ta sinh ra không có mệnh ở trên trời!”

Từ lời tuyên bố này có thể thấy, cho dù vua và thần tử cả hai người đều nhận ra sự thống trị vương triều là quyết định đến từ thiên mệnh, nhưng Trụ Vương tin rằng thiên mệnh sẽ luôn ở bên cạnh mình, không thay đổi; còn Tổ Y thì cho rằng ông Trời sẽ căn cứ vào biểu hiện của thiên tử mà quyết định có trợ giúp sự trị vì quốc gia hay không. Điều này nói rõ rằng bộ phận người Ân thời đó đã sinh ra hoài nghi đối với những thần thoại được lưu truyền về sự bảo hộ vĩnh viễn của thiên mệnh.

Đầu năm 1046 TCN, Chu Vũ Vương thống lĩnh quân đội đi viễn chinh, thảo phạt Thương Trụ Vương. Chỉ cần dùng thời gian một tháng, khởi phát ở vùng biên giới phía Tây, một nước Chu bé nhỏ đã nhanh chóng tiêu hủy vương triều Ân Thương đồ sộ, trở thành chủ công của thiên hạ. Thắng lợi đến nhanh hơn cả mong đợi nhưng Chu Vũ Vương và Chu Công không vì thế mà ngủ mê trên chiến thắng.

Trong “Sử Ký” có ghi chép rằng:

Sau khi Vũ Vương diệt nhà Thương, quay về Hạo Kinh (phía tây bắc Trường An), đêm không thể ngủ ngon. Em trai Chu Công đến thăm và hỏi ông vì sao không thể chợp mắt.

Vũ Vương nói: “Ta chưa thể an định Trời cao bảo hộ, làm sao có thể chợp mắt đây! Vốn dĩ, nhà Thương là chủ của thiên hạ, là vương triều thống trị vạn nước chư hầu, trong mắt người Chu là “thiên ấp Thương”, “đại bang Ân”, “đại quốc Ân”, còn chúng ta chỉ là “tiểu quốc”, “tiểu bang”. Nhìn theo cách này thì không thể chiến thắng “đại bang Ân”, “thiên ấp Thương”, nhưng chỉ trong một trận Mục Dã nhà Thương đã bị tiêu hủy, làm thế nào mà không kinh động một tiểu quốc như chúng ta? Nếu như nói rằng việc thống trị thiên hạ là thể hiện của thiên mệnh thì sự hoán chuyển Ân Chu không thể nói rõ ràng hết được. Đương sơ phải chăng là thiên mệnh phía bên nhà Thương lúc đó chuyển sang bên phía nhà Chu sao? Thiên mệnh chẳng phải là có thể chuyển dịch sao? Nếu như nói được thông đạo lý này thì có lẽ một ngày nào đó nhà Chu cũng sẽ đối diện với việc mất đi thiên mệnh, từ đó bỏ mất sự an nguy của thiên hạ. Làm thế nào mới tránh được vận rủi này? Làm thế nào mới có thể vĩnh viễn bảo trì thiên mệnh? Nghĩ đến đây, là một người trị vì nhà Chu đương nhiên sẽ không thể ngủ ngon được.”

Như vậy, sau khi nhà Thương tiêu vong nhà Chu hưng thịnh, sẽ có hay không có sự chuyển dịch xoay quanh thiên mệnh. Nếu như có thể thay đổi chuyển dịch thì gốc rễ là ở đâu? Vì sao có vương triều mất đi thiên mệnh, có vương triều đắc được thiên mệnh? Cho đến làm thế nào để bảo trì thiên mệnh? Một chuỗi vấn đề được nêu ra ở đây. Trên cơ sở phản tỉnh sâu sắc và tổng kết bài học về sự suy bại tiêu vong của hai nhà Hạ và Thương; Vũ Vương và Chu Công, đặc biệt là Chu Công đã tiến hành giải thích và suy xét một cách mới mẻ về mối quan hệ giữa vương quyền và thiên mệnh. Từ đó đưa vào nội hàm mới cho “thiên mệnh quan” thời thượng cổ.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/8/9/390467.html

Đăng ngày 16-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share