[MINH HUỆ 04-08-2019]

Tiếp theo Phần 2

Nhà Thương suy vong, nhà Chu hưng thịnh. Tín ngưỡng đối với “Thượng Đế” của người nhà Thương cũng theo đó chuyển biến thành tín ngưỡng đối với “Trời” của người nhà Chu. Cho dù cách nhìn của người nhà Chu và người nhà Thương không giống nhau, nhưng về thực chất đều là chỉ đến vị Thần tối cao toàn năng.

Bởi vì là vị Thần tối cao nên trong tâm mắt của người nhà Chu, địa vị của “Trời” đương nhiên là chí cao vô thượng. Tập tục tế trời của người nhà Chu càng minh chứng đầy đủ về điểm này.

Những ai đã từng ghé thăm Thiên Đàn ở Bắc Kinh đều biết rằng nó chính là nơi Hoàng đế nhà Thanh tế trời. “Tế trời” là một nghi thức tế tự long trọng và trang nghiêm nhất của dân tộc Hoa Hạ, là một hình thức giao tiếp giữa trời với con người, có thể một mạch truy ngược về lịch sử bao quát cả thời kì thượng cổ ở đời nhà Chu.

Thời nhà Chu, mỗi năm vào ngày Đông Chí, thiên tử phải cử hành chính lễ tế trời ở vùng phía Nam kinh đô. Bởi vì “đàn tế trời của thiên tử vào ngày Đông Chí” và “nơi tế địa” đều nằm ở ngoại ô nên cũng gọi là “giao tự”.

Rốt cuộc, vì sao người nhà Chu phải tế trời? Mục đích là thông qua nghi lễ này để biểu đạt lòng cảm ân đối với “Trời” đã dưỡng dục vạn vật, nguyện cầu sự bảo hộ của Hoàng Thiên Thượng Đế. Điều này nói rõ trong mắt họ, không chỉ vạn vật thế gian là do “Trời” dưỡng dục mà “Trời” còn có năng lực bảo hộ cho họ. Nếu như không phải vậy, họ cũng không cần phải cảm ân và cầu nguyện với trời cao!

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/4/390463.html

Đăng ngày 09-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share