Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-08-2019] Một cựu thanh tra cảnh sát ở huyện Hoa Nam, tỉnh Hắc Long Giang, tin rằng Pháp Luân Công đã phục hồi sức khỏe cho ông và khiến ông có thể trở thành một người tốt hơn. Tuy vậy, ông lại bị bức hại khủng khiếp đến mức không thể tưởng tượng nổi suốt 14 năm bị giam giữ phi pháp vì từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Ông Thương Tích Bình, 54 tuổi, trở thành mục tiêu bức hại ngay từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cải biến cả tâm lẫn thân, vào tháng 7 năm 1999. Ông đã bị giam sáu lần trong suốt 20 năm qua và từng bị dùng làm ‘đối tượng thí nghiệm con người’ trong một tháng sau khi bị bắt ở Bắc Kinh vào năm 2001.

Trong thời gian thụ án tù 10 năm (2005-2015), xương bánh chè của ông bị gãy vì bị đánh đập, ông bị bức thực đến suýt chết, và bị tẩy não và cấm ngủ, tất cả đều vì ông từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Khi được trả tự do vào năm 2015, ông đối mặt với khó khăn về tài chính, vì ông không được phép đi làm vì cuộc bức hại.

2006-9-7-hunan2police-02--ss.jpg

Ông Thương Tích Bình

Vợ ông Thương, bà Trình Thục Kiệt, cũng tu luyện Pháp Luân Công. Trong 20 của cuộc bức hại, thì cặp vợ chồng này ở trong cảnh chia ly 16 năm bởi cả hai đều bị giam giữ vì kiên định đức tin của mình.

Năm 2015, khi ông Thương được trả tự do, bà Trình vẫn đang phải thụ án oan sai bốn năm tù ở trong Nhà tù nữ Hắc Long Giang sau khi bị bắt vào ngày 19 tháng 3 năm 2014 vì phân phát tài liệu thông tin về việc chồng bà bị bức hại. Mỗi tháng ông đều tới thăm vợ mình cho đến khi bà mãn hạn tù vào năm 2017.

2014-6-11-minghui-chengshujie--ss.jpg

Bà Trình Thục Kiệt, vợ của ông Thương Tích Bình, cũng là một học viên Pháp Luân Công

Liên tục bị bắt và bị dùng làm ‘đối tượng thí nghiệm con người’

Ông Thương và bà Trịnh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào khoảng năm 1996. Từ tháng 11 năm 1999 đến tháng 1 năm 2000, ông Thương bị bắt ba lần và bị giam giữ tổng cộng 84 ngày.

Ông Thương bị Đồn Công an Đức Ngoại bắt giữ vào tháng 11 năm 2001, và bị giam trong Trại tạm giam Tây Thành ở Bắc Kinh. Ông bị đưa tới tầng hầm của Bệnh viện Công an Bắc Kinh và bị trói vào giường. Thời điểm đó, còn có ba người khác cũng đang bị dùng làm thí nghiệm.

Hàng ngày nhân viên y tế quan sát ông một cách kỹ lưỡng. Họ cho ông uống/tiêm thuốc, những chất không rõ nguồn gốc, và tiêm tĩnh mạch. Họ nghi lại các phản ứng của những người bị dùng làm thí nghiệm, nhưng ông Thương và những nạn nhân khác không biết mình đã bị uống hay tiêm thuốc gì, chất gì, hỏi cũng không được trả lời và thậm chí là không được phép hỏi.

Ông Thương cho rằng ông đã bị dùng như một đối tượng thí nghiệm để thử những loại thuốc mới. Cảnh sát đã bí mật cung cấp tù nhân để phục vụ các thử nghiệm lâm sàng bất hợp pháp này. Nhân viên y tế đã cố gắng làm thí nghiệm đâm chọc vào ông Thương bởi họ hiếu kỳ về tình trạng của ông sau ba tuần tuyệt thực.

Tháng 12 năm 2001, một tháng sau đó, ông Thương được thả bởi tình trạng sức khỏe kém.

Tra tấn trong trại lao động cưỡng bức

Cục Lâm nghiệp Hoa Nam đã tiếp nhận ông Thương từ Bệnh viện Công an Bắc Kinh và tra tấn ông ở trong một bệnh viện địa phương. Ông bị còng tay, xích chân và bị bức thực cũng như tiêm vào người những chất không rõ nguồn gốc.

Thỉnh thoảng, ông bị tẩy não ngay khi vừa mới lấy tỉnh lại sau khi bị choáng vì bị sốc điện hoặc ngất xỉu.

Ông Thương bắt đầu ăn trở lại sau 32 ngày tuyệt thực và bị đưa tới một trại lao động cưỡng bức trong 18 tháng. Ban đầu trại này từ chối tiếp nhận ông bởi tình trạng sức khỏe yếu kém cực độ của ông, nhưng cảnh sát đã tống tiền vợ ông 2.000 tệ để họ có thể đút lót lãnh đạo trại lao động phớt lờ tình trạng sức khỏe của ông và tiếp nhận ông.

Ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Giai Mộc Tư, ông Thương bị biệt giam và cưỡng chế ngồi trên một chiếc ghế nhựa tròn có đường kính và chiều cao 20 cm.

Ngồi trên chiếc ghế như vậy trong nhiều giờ đồng hồ khiến phần mông của ông bị áp-xe. Ông từ chối hợp tác và bị nhốt trong một nhà kho đầy sâu bọ trong năm ngày.

Ông bị còng tay vào ống dẫn nhiệt của hệ thống sưởi ấm trên sàn trong 23 ngày sau khi bị phát hiện luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công.

Sau đó ông bị hạn chế trên ghế sắt và không được phép nhắm mắt 24/24. Ông phải xem các video phỉ báng Pháp Luân Công và sẽ bị hành hung nếu ông nhắm mắt. Sau 12 ngày bị tra tấn như vậy, ông đã bị đãng trí và lên cơ sốc.

Ông Thương thường bị lính canh vây lại và đánh đập tàn bạo vì những lý do vô cùng nhỏ nhặt.

Vào ngày ông rời trại lao động cưỡng bức, cảnh sát của Cục Công an khu Lâm nghiệp Hoa Nam liền bắt giữ ông và giam ông trong trại tạm giam một tháng.

Kết án 10 năm tù và tra tấn

Cảnh sát bắt giữ ông Thương cùng vợ ông tại cửa hàng của họ vào ngày 30 tháng 9 năm 2004. Cảnh sát tịch thu tiền mặt cùng một số sách Pháp Luân Công của họ.

Ông Thương bị kết án bốn năm tù vào tháng 3 năm 2005, và vợ ông bị kết án một năm tù. Hai tháng sau ông đã trốn thoát, nhưng lại bị bắt lại vào tháng 9 năm 2005.

Ông bị giam trong trại tạm giam Số 2 Thành phố Hạc Cương và liên tục bị tra tấn.

Ông bị trói chặt vào ghế, và cảnh sát liên tục dùng một chiếc túi nhựa chụp lên đầu ông, chỉ khi ông sắp ngạt thở và ngất xỉu họ mới tháo chiếc túi ra.

Một người đàn ông còn giẫm lên hai chân ông Trương nhằm khiến ông không thể cử động, một người khác dùng ván gỗ đập vào chân ông cho tới khi chiếc ván bị vỡ. Hay ác cảnh này còn dùng xẻng đánh vào lưng và các khớp xương của ông. Vài tấm ván đã bị gãy trong ba ngày tra tấn như vậy. Xương sườn bên phải của ông Thương bị đánh nát, và ông không thể đi lại trong ba tháng sau đó.

Ông Thương bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Hướng Dương và thành phố Hạc Cương và bị kết án 10 năm tù vào năm 2006. Ông đã bị giam trong Nhà tù Hương Lan một tuần trước khi bị chuyển tới Nhà tù Liên Giang Khẩu ở thành phố Giai Mộc Tư.

Bị ngược đãi ở trong Nhà tù Liên Giang Khẩu

Khi ông Thương từ chối đeo thẻ tên tù nhân, một đội trưởng đã đánh ông cho đến khi ông bị chảy máu.

Ngày 21 tháng 2 năm 2011, lính canh đã chọn ra năm học viên, trong đó có ông Thương, để tra tấn tăng cường hòng khiến họ phải từ bỏ đức tin của mình.

Năm học viên này đã tuyệt thực để phản bức hại. Chín ngày sau, ngày 1 tháng 3, gia đình ông Thương tới thăm ông và hai lính canh đã khiêng ông ra. Ông đã bị biến dạng bởi liên tục bị bức thực tàn bạo.

Trong vòng 15 ngày, ba trong số năm học viên đã qua đời bị bị tra tấn. Họ gồm: ông Tần Nguyệt Minh, 47 tuổi, qua đời vào ngày 26 tháng 2; ông Vu Vân Cương, 48 tuổi, qua đời vào ngày 5 tháng 3; và ông Lưu Truyền Giang, qua đời vào ngày 8 tháng 3.

70 ngày bị biệt giam

Tháng 10 năm 2013, ông Thương bị chuyển tới Nhà tù Hô Lan và gia đình không được phép vào thăm.

Ông bị biệt giam ngay khi vừa đến và bị ngược đãi tàn bạo không thể tả trong 70 ngày kế tiếp.

Lúc đó là mùa đông và phòng giam không có hệ thống sưởi ấm. Ông chỉ được mọc một lớp quần áo mỏng, và không qua 10 phút là ông lại thức giấc và phải hoạt động để làm ấm cơ thể.

Năm chiếc vòng kim loại được neo xuống sàn. Ông phải nằm trong tư thế dang rộng hai tay hai chân với tứ chi bị xích vào bốn chiếc vòng, còn chiếc vòng thứ năm chọc vào lưng ông.

Ông phải uống nước lấy từ bồn cầu, và không được cung cấp bất kỳ thứ gì để vệ sinh cơ thể. Ông ăn hai bữa một ngày mà không được dùng bát hay đũa.

Trong 70 ngày này lãnh đạo của Phòng 610 đã nói chuyện với ông bốn lần, họ nói rằng chỉ cần từ bỏ Pháp Luân Công thì ông sẽ được thả. Ông Thương từ chối hợp tác.

Ông Thương đã được thả vào tháng 9 năm 2015.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/20/391678.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/15/179893.html

Đăng ngày 29-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share