Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 15-09-2019] Cô Nhan Đình Trân, 44 tuổi, ở thành phố Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang, là một học viên cao học của trường Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc, và cũng là người có điểm thi đầu vào cao nhất trong lớp thực vật học của trường vào năm 1998. Nhưng thật không may, khi mới 23 tuổi, cô đã bị thiếu máu nghiêm trọng cùng với bệnh tim mạch vành. Sức khỏe cô suy giảm và dễ bị mệt mỏi.

Năm 2001, cô Nhan tình cờ biết đến Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Cô bước vào tu luyện và đã khỏe mạnh trở lại.

Tuy vậy, chỉ vì từ chối từ bỏ đức tin của mình, cô đã liên tục bị bắt và bị tra tấn dã man. Dưới đây là lời kể của cô về những bức hại mà cô đã chịu đựng.

Lần bắt giữ đầu tiên

Ngày 23 tháng 1 năm 2001, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát sóng trên truyền hình vụ tự thiêu được dàn dựng trên Quảng trường Thiên An Môn, cô Nhan đã quyết định tới Bắc Kinh để kháng nghị. Cô bị bắt và sau đó bị nhốt trong lồng sắt tại Đồn Công an Thiên An Môn. Hòng khiến cô và những học viên bị bắt khác lạnh cóng, cảnh sát đã mở toang tất cả cửa sổ để họ bị phơi mình trong giá rét.

Tối hôm đó, cô Nhan và một số học viên đã bị đưa đến Trại tạm giam Quận Tây Thành của Bắc Kinh. Khi đến nơi, họ bị bắt phải ngồi xổm với hai tay đưa ra sau và ôm lấy đầu. Khi cô Nhan di chuyển chậm hơn một chút, một cảnh sát đã hai lần đánh vào đầu cô, khiến cô bất tỉnh ngay tại chỗ.

Sáng hôm sau, cô Nhan bị đưa tới Đồn Cảnh sát Quận Cảnh Sơn, Bắc Kinh.

Sau khi bị bắt, cô Nhan tuyệt thực và từ chối khai báo danh tính và địa chỉ nơi cư trú. Vào ngày tuyệt thực thứ năm, cảnh sát trưởng đã nói dối rằng họ sẽ thả cô nếu nói ra danh tính của mình.

Cô Nhan đã tin lời viên cảnh sát trưởng đó. Tuy nhiên, khi vừa mới nói tên ra của mình, cô liền bị đưa đến Văn phòng Cáp Nhĩ Tân ở Bắc Kinh. Tại đây, các giáo viên của trường Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc và Trương Quốc Phương, Đội trưởng của Đội An ninh Nội địa của quận Động Lực (Cáp Nhĩ Tân) đã hộ tống cô về thành phố Cáp Nhĩ Tân.

Sau đó, cô Nhan đã bị giam giữ 37 ngày trong trại tạm giam Số 2 Cáp Nhĩ Tân và bị phạt 2.500 Nhân dân tệ.

Bắt giữ lần hai và bức thực

Ngày 30 tháng 6 năm 2005, cô Nhan bị Trương bắt lần thứ hai. Trương đã chỉ đạo ba cảnh sát lục soát nhà của cô Nhan, và tịch thu 25 cuốn tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.

Sau đó cô Nhan bị bắt đến phân cục công an rồi sau đó bị chuyển tới trại tạm giam Số 2 Cáp Nhĩ Tân. Tại đây, cô đã quyết định tuyệt thực để phản đối việc bị giam giữ bất hợp pháp.

Giám đốc trại tạm giam đã cố gắng thuyết phục cô Nhan ngừng tuyệt thực. Khi cô Nhan từ chối, giám đốc đã sai tù nhân bức thực cô.

Bác sỹ nhà tù đã sử dụng một chiếc kìm để cạy miệng cô trong khi bốn tù nhân giữ tay chân của cô và nhét một ống dẫn thực vào bụng cô. Bởi chiếc ống dày, nên khi nhét vào, cô Nhan không thể thở được và cảm thấy gần ngạt thở.

Bị chuyển tới trại lao động cưỡng bức

Ngày 21 tháng 7, cô Nhan bị chuyển tới Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia. Ở đây, cô Nhan còn bị tra tấn nhiều hơn.

Ngồi xổm

Lúc đó cô Nhan rất yếu và dường như cô đang bị choáng váng vì vừa mới trải qua những lần bức thực. Bất chấp tình trạng bất ổn của cô, cảnh sát vẫn dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để thuyết phục trại lao động nhận cô.

Sau khi trại lao động nhận cô Nhan, cô được xếp vào đội tập huấn (một đội giam giữ các học viên từ chối ‘chuyển hóa’). Điều đầu tiên cô Nhan bị ép làm là viết cam kết [từ bỏ Pháp Luân Công] nhưng cô đã từ chối.

Sau đó, cảnh sát bắt đầu tra tấn cô Nhan. Trước hết, họ bắt cô ngồi xổm theo kiểu quân đội trong khi lại mang giày cao gót. Chân cô nhanh chóng bị tê, nhưng cô lại bị ép giữ nguyên tư thế này dưới sự giám sát của các tù nhân.

Trong bốn ngày, cô Nhan phải làm tư thế này từ 4 giờ sáng đến nửa đêm. Sức bền của cô Nhan khiến cảnh sát Lý Xuân Hà kinh ngạc. Lý nói chỉ từng thấy có một học viên chịu đựng kiểu này trong hơn ba ngày mà thôi.

Lý hỏi cô Nhan cảm thấy thế nào, cô Nhan trả lời: “Bà có biết sự tra tấn này đau đớn như thế nào không? Bà đã thử chưa? Đối với tôi, mỗi giây dài tựa một năm đấy. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể còn sống mà ra khỏi đây. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, tôi đều cảm thấy may mắn vì mình còn sống, dù là chỉ sống thêm được một ngày. Chỉ có một điều tôi không thể hiểu là tại sao các vị khoác trên người bộ cảnh phục này mà lại vô nhân tính như vậy?”

Sau đó, Lý luôn cố gắng thuyết phục cô Nhan từ bỏ đức tin mỗi khi tới phiên trực mình, và cô Nhan sẽ xóa tan những hoài nghi của Lý về Pháp Luân Công. Sau đó, Lý bảo cô Nhan rằng vào ngày làm việc của mình, bà ấy sẽ chủ động gặp cô Nhan để nói chuyện, vì làm như vậy thì ít nhất cô Nhan cũng bớt được một ngày không phải ngồi xổm.

Khi thấy cô Nhan sắp bất tỉnh, viên cảnh sát này đã xin đội trưởng cho cô Nhan được phép nghỉ 20 phút sau hai tiếng ngồi xổm.

Vào ngày ngồi xổm thứ 10, cô Nhan đột nhiên mất cảm giác bên chân trái nên phải kéo lê chân khi đi lại.

Ngày 1 tháng 8, để tra tấn cô Nhan thêm nữa, họ đã còng tay cô vào một chiếc ghế sắt.

Sau khi ngồi trên ghế trong 24 giờ, hình thức tra tấn này sẽ khiến nạn nhân mất cảm giác ở chân và cơ thể người đó sẽ trở nên lạnh cóng vì chiếc ghế bằng kim loại sẽ hút nhiệt cơ thể của họ. Sau ba ngày ngồi như vậy, chân của người đó sẽ bị sưng tấy.

Ba ngày sau, vào ngày 4 tháng 8, sau khi chân cô bị sưng tấy và chân trái bị mất cảm giác, cô Nhan đã được thả khỏi ghế. Tuy nhiên, cô lại bị ép ngồi trên một chiếc ghế nhỏ từ 4 giờ sáng đến nửa đêm, khiến chân cô phồng rộp và chai sạn. Sự tra tấn này kéo dài đến ngày 30 tháng 10.

Bị sốc điện bằng dùi cui

Ngày 27 tháng 8, phó đội trưởng của đội tập huấn đã trói tay cô Nhan và treo cô lên lơ lửng trên thành cửa sổ và sau đó dùng một chiếc dùi cui điện để sốc [điện] vào các bộ phận nhạy cảm của cơ thể cô Nhan, như đầu, ngón tay, cổ và nách, khiến cô bất tỉnh hai lần.

Dù bị tra tấn suốt buổi sáng như vậy, cô Nhan vẫn không khuất phục {từ bỏ đức tin}.

Bị còng tay và treo lên

Từ ngày 21 tháng 7 đến hết tháng 10, cô Nhan đã viết khoảng bốn đến năm bài viết nói rõ Pháp Luân Công là gì cho các nhà chức trách của trại lao động, và giám đốc trại là Lô Chấn Sơn đã đọc nó.

Sau đó, ngày 31 tháng 10, Lô đã chỉ thị cho đội trưởng và phó đội trưởng ngược đãi cô Nhan.

Khi họ biết cô Nhan bị bệnh tim nặng, sáng nào họ cũng ép cô uống thuốc trị bệnh tim trước khi treo cô lên. Hình thức tra tấn này sẽ khiến cả hai tay trở nên tê và nạn nhân sẽ cảm thấy ngạt thở.

2004-11-10-kuxin3_ehcswyt.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Bị còng tay và treo lên

Cô nhan bị tra tấn như vậy vào ban ngày và bị còng tay vào ghế sắt vào ban đêm. Họ hăm dọa sẽ tiếp tục hình thức tra tấn này cho đến khi cô Nhan chịu viết cam kết {từ bỏ tu luyện}.

Để che giấu việc bức hại cô Nhan, đội tập huấn sắp xếp các học viên khác làm việc ở bên ngoài để họ có thể tra tấn cô Nhan trong phòng.

Tẩy não

Để ép các học viên từ bỏ đức tin, chức trách trại đã ra các văn bản và quy định nhằm lăng mạ Sư phụ Lý và ép các học viên ghi nhớ và nhẩm chúng hàng ngày. Nhiều học viên từ chối và bị tra tấn.

Ngày 24 tháng 10 năm 2006, khi các học viên cố gắng phản kháng việc nhẩm các quy định lăng mạ Đại sư Lý, cảnh sát đã bắt từng học viên lần lượt nhẩm các quy định. Cô Nhan từ chối và bị phạt đứng.

Mười phút sau, Phó đội trưởng, Diêu Phúc Xương, tới chỗ cô Nhan và bắt cô ngồi xổm. Cô từ chối. Sau đó, Diêu túm tóc cô Nhan và giật ngược về phía sau, khiến cô bị bong gân ở lưng. Sau một tuần, cô mới có thể phục hồi.

Để bức hại cô Nhan thêm nữa, mỗi khi chiếu video lăng mạ Sư phụ Lý, chức trách trại xếp cô ngồi hàng đầu. Dù bác sỹ nhà tù đã căn dặn lính canh sau 30 phút nên để cô đứng dậy và duỗi lưng một lần, nhưng cô Nhan không được phép cử động. Sau đó, cô Nhan bị đau lưng nên không thể khom lưng hay quét sàn được. Mãi đến khi được trả tự do và luyện các bài công pháp Pháp Luân Công tại nhà, cô mới hồi phục.

Bị còng tay vào ghế sắt

Ngày 25 tháng 2 năm 2007, khi từ chối ghi nhớ các quy định của trại, cô Nhan bị ép ngồi trên một chiếc ghế sắt trong 40 ngày. Các học viên khác cố gắng xin đội trưởng thả cô ra cũng bị còng tay vào ghế sắt.

Dù thời tiết cực kỳ lạnh giá, nhưng các học viên vẫn không được phép mặc quần áo ấm.

Ngày 12 tháng 4 năm 2017, các học viên bị giam tại đội tập huấn cố gắng phản bức hại. Sau đó, chức trách trại đã lệnh cho hai cảnh sát nam tới chỗ các học viên để tra tấn họ bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, khiến cho một số học viên bị tàn tật. Tay cô Nhan bị sốc bằng dùi cui điện. Cô còn bị ép phỉ báng Sư phụ Lý trước mặt mọi người.

Bị kết án lao động cưỡng bức lần nữa

Ngày 13 tháng 11 năm 2011, cô Nhan bị bắt một lần nữa và bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Thiên Tân để giam giữ một năm rưỡi.

Ở đó, cô bị đánh đập, lăng mạ, dội nước lạnh và bị ép lao động khổ sai.

Tuần nào cảnh sát cũng ép các học viên viết một bản báo cáo thừa nhận rằng họ đã phạm tội. Cô Nhan vẫn luôn từ chối viết các báo cáo như vậy.

Vào đêm 29 tháng 1 năm 2013, đội trưởng Vương Mẫn gọi cô Nhan đến văn phòng của bà ta và ép cô phải ngồi xổm qua đêm giữa hai cái bàn.

Ngày hôm sau, Vương đã chuẩn bị dùng dui cui điện để sốc cô Nhan sau khi cô không bị khuất phục. Tuy nhiên, khi Vương nhận ra chiếc dùi cui đã hết điện, cô ta đã bắt đầu tát vào mặt cô Nhan, khiến khuôn mặt cô sưng lên, mũi và miệng của cô chảy máu. Ngay lúc đó, cô Nhan bị đột quỵ.

Mặc dù cô Nhan đã bị ngất, song Vương lại không tìm cách cứu giúp, mà thay vào đó còn cầm chân cô Nhan kéo lê cô vào phòng tắm, lột đồ và sốc cô bằng dùi cui điện trong một giờ. Vương thậm chí còn đổ nước lên người cô Nhan khi sốc điện, đá và đánh đập cô. Cô ta còn giẫm lên tay cô Nhan.

Chỉ đến khi Vương thấy cô Nhan không tỉnh lại thì cô ta mới gọi bác sỹ. Bác sỹ nói với cô ta rằng cô Nhan bị bệnh tim nặng.

Bất chấp tình trạng của mình, cô Nhan lại bị buộc đến xưởng vào ngày hôm sau. Bình thường cô đi bộ đến đó vốn chỉ mất 5 phút, nhưng nay lại mất đến 30 phút vì cô Nhan gặp khó khăn khi đi lại.

Cuối cùng, khi cô Nhan đến được xưởng, cô đã ngất xỉu.

Vì đã đến giờ ăn sáng, nhiều học viên thấy cô Nhan ngất xỉu nên muốn giúp đỡ. Tuy nhiên, một lính canh đã không để họ giúp cô và quát tháo một cách chế giễu: “Cắc ngươi chưa từng thấy người bị đau tim à?”

Kể từ đó, hễ cô Nhan ăn vào liền nôn ra.

Bài viết liên quan bằng tiếng Anh:

https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/21/138584.html

https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/29/140187.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/15/392998.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/3/180169.html

Đăng ngày 21-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share